HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2020/NQ-HĐND
|
Điện Biên,
ngày 08 tháng 12 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN VÀ
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHOÁ XIV - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống mua
bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số
09/2013/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;
Căn cứ Nghị định số
163/2016/NĐ-CP, ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số
84/2019/TT-BTC, ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân,
nội dung và mức chi chế độ hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số
09/2013/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 4510/TTr-UBND
ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị quy định nội
dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân và chế độ hỗ trợ nạn nhân của tội phạm
mua bán người trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội
đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ
họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định nội
dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân và chế độ hỗ trợ nạn nhân theo theo quy định của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013
của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua
bán người trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Nạn nhân là công dân Việt Nam,
người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, người nước ngoài bị mua bán tại Việt
Nam.
b) Người trong thời gian chờ xác
minh là nạn nhân theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Phòng, chống mua bán
người.
c) Người chưa thành niên đi cùng nạn
nhân.
d) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức
(công lập và ngoài công lập), cá nhân sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để
thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân và chi các chế độ hỗ trợ nạn nhân.
e) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác có liên quan.
Điều 2. Nội
dung và mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân
1. Chi công tác phí cho cán bộ phục
vụ hoạt động xác minh, tiếp nhận, giải cứu, bảo vệ, vận chuyển nạn nhân; tổ chức
hội nghị, hội thảo tập huấn nghiệp vụ; kiểm tra công tác hỗ trợ nạn nhân: Nội
dung và mức chi thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 83/2017/NQ-HĐND ngày
09 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Điện
Biên.
2. Chi chế độ làm đêm, làm thêm giờ:
Thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về chế độ trả lương làm việc
vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Chi xây dựng cơ sở dữ liệu và cập
nhật thông tin về nạn nhân: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định của
Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm
2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí
thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước và Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của
Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Chi thông tin liên lạc, in ấn
tài liệu, văn phòng phẩm, chi khác có liên quan đến công tác hỗ trợ nạn nhân. Mức
chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được
cấp có thẩm quyền giao.
5. Chi lập hồ sơ nạn nhân, mức
chi 100.000 đồng/01 hồ sơ (bao gồm cả ảnh, biên bản xác minh, biên bản bàn giao
nạn nhân).
6. Chi hỗ trợ người không hưởng
lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp tham gia quản lý, bảo vệ nạn nhân:
200.000 đồng/người/ngày.
7. Chi hỗ trợ cho cán bộ được
giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho nạn nhân. Mức chi thù lao là 10.000 đồng/người
được tư vấn/lần tư vấn nhưng không quá 500.000 đồng/cán bộ/tháng.
8. Chi thuê, mua sắm trang thiết
bị đặc thù phục vụ xác minh, tiếp nhận, giải cứu, bảo vệ nạn nhân thực hiện
theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu.
Điều 3. Nội
dung và mức chi chế độ hỗ trợ trực tiếp cho nạn nhân
1. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và
chi phí đi lại.
a) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian nạn nhân tạm trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Trung tâm bảo trợ xã hội
(gọi chung là cơ sở): 40.000 đồng/người/ngày; thời gian hỗ trợ không quá 03
tháng.
b) Trong thời gian lưu trú tại
cơ sở nạn nhân được hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết. Mức
chi được tính trên cơ sở giá mua thực tế tại địa phương nhưng không quá 400.000
đồng/người.
c) Chi tiền tàu xe cho nạn
nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú nhưng không có khả năng chi trả:
Tiền tàu xe: Mức chi theo giá
phương tiện công cộng phổ thông. Trường hợp nạn nhân là
người chưa thành niên, cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân
bố trí cán bộ đưa nạn nhân về nơi cư trú bằng phương
tiện của cơ quan, đơn vị, chi phí tính theo số km và tiêu hao nhiên liệu thực tế; trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá
thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận và phù hợp với giá cả trên địa bàn cùng thời
điểm.
Tiền ăn trong những ngày đi đường:
70.000 đồng/người/ngày.
2. Chi hỗ
trợ y tế
a) Đối với nạn nhân chưa có thẻ bảo hiểm y tế: trong thời gian lưu trú tại
cơ sở được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định
tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
b) Hỗ trợ tiền thuốc thông thường: Trong thời gian nạn nhân lưu trú tại cơ
sở không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được hỗ trợ tiền thuốc
thông thường theo thực tế phát sinh.
c) Trường hợp nạn
nhân bị ốm nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị thì việc thanh toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế thực hiện theo quy định của pháp luật bảo
hiểm y tế.
d) Trường hợp nạn
nhân chết trong thời gian lưu trú tại Cơ sở hỗ trợ, Trung tâm Bảo trợ xã hội,
sau 24 giờ (hai mươi bốn giờ), kể từ khi có kết luận của các cơ quan có thẩm
quyền mà thân nhân không đến kịp hoặc không có điều kiện mai táng thì Cơ sở có
trách nhiệm tổ chức mai táng. Chi phí giám định pháp y, chi phí mai táng thực
hiện theo quy định đối với các đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định
của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ.
3. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề,
trợ cấp khó khăn ban đầu.
a) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề:
- Được miễn, giảm học phí và hỗ trợ
chi phí học tập theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10
năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021; Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 10
năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
86/2015/NĐ-CP và Nghị quyết số
20/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên
quy định về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2016-2017 đến năm
học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Nạn nhân có nhu cầu học nghề
trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng được hỗ trợ một lần chi phí học
nghề. Mức hỗ trợ theo chi phí đào tạo nghề ngắn hạn
tương ứng tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương nhưng tối đa không vượt quá mức
quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC
ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí
hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
b) Hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó
khăn ban đầu đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo khi trở về
nơi cư trú (áp dụng đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập):
1.000.000 đồng/người.
c) Trường hợp nạn nhân có người
chưa thành niên đi cùng, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ cho
từng trường hợp cụ thể. Mức chi không vượt quá mức chi quy định tại Điều này.
Điều 4. Nguồn
kinh phí thực hiện
1. Kinh phí: Từ ngân sách địa
phương, bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm cho các Sở, ban, ngành
và các đơn vị liên quan theo phân cấp hiện hành.
2. Nguồn tài trợ của các tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
Điều 5. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,
tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân,
các ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 6. Hiệu
lực thi hành
1. Thời điểm áp dụng: Từ ngày
01 tháng 01 năm 2021.
2. Khi các văn bản dẫn chiếu
tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực
hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 14
tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân; chế độ
hỗ trợ nạn nhân của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Điện
Biên.
Nghị quyết được Hội đồng nhân dân
tỉnh Điện Biên khóa XIV, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2020./.