HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
28/2003/NQ-HĐNDK14
|
Thanh
Hoá, ngày 12 tháng 01 năm 2003
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG
- AN NINH NĂM 2002; NHIỆM VỤ NĂM 2003.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 8
(Từ
ngày 10 đến ngày 12 tháng 01 năm 2003)
- Căn cứ Điểm 1, Điều 11, Mục
I - Chương 2, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) công
bố ngày 5- 7- 1994.
- Sau khi nghe báo cáo của Uỷ
ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu năm 2002 và phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2003; Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị
của cử tri và của MTTQ tỉnh tại kỳ họp thứ 7; Báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh
về hoạt động của HĐND tỉnh năm 2002, chương trình hoạt động năm 2003 và tổng hợp
ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 8; Báo cáo của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh về tình hình tội phạm và hoạt động kiểm sát năm 2002; Báo cáo của Toà
án nhân dân tỉnh về công tác xét xử và thi hành án hình sự năm 2002; Thông báo
của UBMTTQ tỉnh tham gia xây dựng chính quyền và những kiến nghị của MTTQ tỉnh;
các báo cáo thuyết trình và thẩm định của các ban HĐND tỉnh và các ý kiến của đại
biểu HĐND tỉnh.
QUYẾT NGHỊ
Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành
các báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của Thường trực HĐND tỉnh, của Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh, của Toà án nhân dân tỉnh và nhấn mạnh một số vấn đề sau
đây:
I - Về đánh
giá tình hình năm 2002.
Năm 2002, kinh tế của tỉnh
tăng trưởng khá và tương đối toàn diện; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tích cực.
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)
tăng 9,25%; GDP bình quân đầu người đạt 342 USD.
- Sản lượng lương thực có hạt đạt
1,408 triệu tấn, tăng 5,8% so cùng kỳ.
- Diện tích, năng suất, sản lượng
một số cây trồng như: ngô, lạc, đậu tương, mía, cói... đều tăng.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm
tăng về số lượng, chuyển biến về chất lượng.
- Sản lượng nuôi trồng, đánh bắt
thuỷ sản tăng 11,2%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tăng 18,1% so cùng kỳ.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt
3.654 tỷ đồng, tăng 21,8% so cùng kỳ.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước
trên địa bàn đạt 652,5tỷ đồng, trong đó thu nội địa 632,5 tỷ đồng, bằng 105,2%
dự toán Trung ương giao. Chi ngân sách địa phương đạt 1.821,35 tỷ đồng, bằng
98,8% dự toán năm.
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu
đạt 57,50 triệu USD, bằng 95,85% KH, tăng 27,8% CK.
- Các ngành dịch vụ, thương mại,
du lịch, vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, tài chính, tín dụng có bước
phát triển khá.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
được tăng cường, một số dự án lớn đang được triển khai thực hiện.
2- Văn hoá - xã hội có chuyển
biến tích cực theo hướng xã hội hoá. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện:
- Giáo dục - đào tạo phát triển
cả về số lượng và chất lượng.
- Công tác y tế, kế hoạch hoá
gia đình, bảo vệ sức khoẻ có nhiều tiến bộ.
- Hoạt động khoa học, công nghệ
và môi trường tiếp tục được đổi mới theo hướng gắn với sản xuất - kinh doanh và
đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống.
- Hoạt động văn hoá - thông tin
có bước phát triển; cơ sở vật chất được tăng cường. Phong trào "toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" được đẩy mạnh.
- Hoạt động thể dục- thể thao có
nhiều chuyển biến, tiến bộ.
- Công tác xoá đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm, thực hiện chính sách xã hội, hoạt động BHXH, Bảo hiểm y tế
thu được kết quả tốt. Số hộ đói nghèo giảm từ 19,94% (năm 2001) xuống còn 18%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,31% (năm 2001) xuống còn 1,2% năm 2002.
3- Quốc phòng - an ninh được
giữ vững và củng cố. Hoạt động của các ngành nội chính có nhiều tiến bộ.
4- Thực hiện tốt Quy chế dân
chủ ở cơ sở và tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước.
Những khuyết điểm và yếu
kém:
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
chưa đạt kế hoạch đề ra và chưa đồng đều giữa các vùng miền, các địa phương
trong tỉnh; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Công
tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước tiến độ còn rất chậm.
2. Công tác quản lý đầu tư và
xây dựng cơ bản còn nhiều yếu kém.
3. Việc triển khai thực hiện các
nghị quyết HĐND tỉnh còn chậm, kết quả chưa cao.
4. Các huyện miền núi và một số
vùng ở miền xuôi vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.
5. Chất lượng các làng văn hoá
chưa cao. Chất lượng dạy và học giữa các vùng miền còn chênh lệch lớn. Các tiêu
cực trong giáo dục và y tế khắc phục vẫn kéo dài. Kết quả dạy nghề và giải quyết
việc làm cho người lao động còn nhiều hạn chế.
6. Công tác tuyên truyền, phổ biến
và giáo dục pháp luật, phòng chống tai tệ nạn xã hội, đấu tranh chống tham
nhũng hiệu quả chưa cao. Tệ ma tuý và tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng.
7. Công tác cải cách hành chính
nhà nước chưa được các ngành, các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, hiệu quả
còn rất hạn chế.
II - Về nhiệm
vụ trọng tâm năm 2003.
Năm 2003, tập trung phát triển
kinh tế với tốc độ cao và bền vững; tạo bước chuyển mạnh về cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động và cơ cấu đầu tư để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế. Thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh xuất
khẩu. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đưa nhanh việc ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, phục vụ đời sống, phát triển kinh tế-
xã hội. Đẩy nhanh tiến độ xoá đói, giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân. Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Giữ
vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
1. Một số chỉ
tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) đạt 10% trở lên. GDP bình quân đầu người đạt 370 USD.
- Cơ cấu các ngành trong GDP:
+ Nông lâm ngư nghiệp: 35,5%
+ Công nghiệp xây dựng: 31,3%
+ Dịch vụ: 33,2%.
- Tổng sản lượng lương thực đạt
1,5 triệu tấn.
- Giá trị sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp tăng 5,9%
- Giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 19,7%
- Giá trị sản xuất các ngành dịch
vụ tăng 8,7%
- Tổng thu ngân sách trên địa
bàn tăng 5% so với dự toán TW giao.
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu
80 triệu USD, tăng 39,1% so CK.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội : 4.200 tỷ đồng.
- 100% các huyện miền xuôi, 70%
các huyện miền núi hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. 80% các huyện miền
xuôi, 20% các huyện miền núi đạt chuẩn phổ cập THCS. 75% số xã toàn tỉnh đạt
chuẩn phổ cập THCS.
- Mức giảm tỷ lệ sinh đạt 0,5%0,
tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 1,164%.
- 55% số trạm y tế có bác sỹ,
100% số thôn, bản miền núi có cán bộ y tế.
- Tạo việc làm cho 38.000 lao động.
- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống
còn dưới 16%
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
dưới 5 tuổi xuống còn 26%.
2- Những nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu:
a. Về kinh tế:
- Đầu tư, sắp xếp, củng cố các
cơ sở sản xuất giống cây trồng, con nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, đẩy mạnh thâm
canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây con, mùa vụ, chuyển diện tích cây trồng
năng suất, chất lượng thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, thực hiện
chính sách khuyến khích đưa giống lúa lai có năng suất cao vào gieo trồng; thực
hiện chương trình nạc hoá đàn lợn, sin hoá đàn bò, phát triển chăn nuôi bò sữa.
- Phát huy nội lực của các địa phương, kết hợp với chính sách kích cầu của
nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá kênh mương; xây dựng nâng
cấp đường giao thông liên thôn, liên xã; đường giao thông trong vùng nguyên liệu
phục vụ các nhà máy chế biến. Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi
phục vụ tưới tiêu chủ động nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư... nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có chính
sách thu hút cán bộ kỹ thuật về cơ sở hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ vào sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả các chương
trình khai thác hải sản; gắn việc thu mua, chế biến, tiêu thụ, dịch vụ hậu cần
và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ
nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ. Tập trung giải quyết thật tốt khâu giống và
triển khai nhanh các dự án nuôi tôm công nghiệp.
- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi
mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Kiên quyết xử
lý các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ kéo dài.
* Tờ trình của UBND tỉnh về
một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh tiếp thu ý kiến đại biểu và căn cứ vào các quy định
của pháp luật ban hành quy định tạm thời về một số chính sách khuyến khích phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Xúc tiến nhanh việc đầu tư các
dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản, hàng dệt may đã được duyệt. Khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại,
mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tỉnh ở Thành
phố Thanh Hoá, các cụm thương mại ở trung tâm đô thị. Tăng cường quản lý thị
trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
- Tiến hành quy hoạch và đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, gắn với đầu tư phát huy giá trị các di
tích văn hoá và danh thắng. Nâng cao chất lượng du lịch biển Sầm Sơn. Nâng cao
chất lượng các dịch vụ bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
- Tích cực khai thác các nguồn nội
lực và tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án, hạn chế
tiêu cực, thất thoát nguồn vốn và tài sản nhà nước. Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát các công trình xây dựng cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu
tư. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị và cá nhân vi phạm các
quy định về quản lý đầu tư dẫn đến không đảm bảo chất lượng các công trình.
- Triển khai thực hiện tốt dự
toán ngân sách nhà nước năm 2003; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng, ngân hàng.
b- Về Văn hoá - xã hội:
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá
và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất trường học, xoá bỏ lớp học 3 ca, kiên cố hoá 20% phòng học tranh tre trong
năm 2003. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục,
thực hiện nghiêm các quy định về dạy thêm, học thêm, tuyển sinh, tuyển dụng,
thuyên chuyển giáo viên, nhân viên hành chính trong ngành giáo dục- đào tạo.
- Tích cực thực hiện xã hội
hoá y tế, chủ động phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,
ngăn chặn có hiệu quả các biểu hiện tiêu cực, phiền hà trong khám chữa bệnh.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh cho tuyến
cơ sở. Thực hiện khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139/TTg. Thực
hiện tốt công tác dân số, gia đình và trẻ em. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh 0,5%0
trong năm 2003.
- Tăng cường quản lý nhà nước về
khoa học, công nghệ và môi trường, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất - kinh
doanh.
- Thực hiện xã hội hoá
các hoạt động văn hoá, TDTT. Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở,
các hoạt động thể thao quần chúng và các môn thể thao thành tích cao, các môn
tham dự SEAGAMES 22-Việt Nam. Tăng diện phủ sóng phát thanh và truyền hình.
- Tiếp tục đầu tư và nâng cao chất
lượng, hiệu quả sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội thuộc các
xã đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo. Thực hiện tốt chính sách xã hội. Có giải pháp kiên quyết, tích cực
trong việc phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi các tai tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ
ma tuý và tai nạn giao thông.
c- Về quốc phòng - an
ninh:
- Làm tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn
mọi âm mưu của các thế lực thù địch. Giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Tập trung xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân nhằm đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng- an ninh năm 2003.
- Thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ
Chính trị về công tác tư pháp. Quan tâm đúng mức công tác tuyên truyền, phổ biến
và giáo dục pháp luật; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,
tham ô và các biểu hiện tiêu cực khác.
d- Công tác quản lý điều
hành:
Đẩy mạnh cải cách hành chính,
tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành.
Kiên quyết xử lý những cán bộ nhiều lần không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm phẩm
chất đạo đức.
III. tổ chức
thực hiện.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho
UBND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định triển
khai thực hiện nghị quyết này.
Thường trực HĐND tỉnh, các ban của
HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh giám sát chặt chẽ và gương mẫu thực hiện nghị quyết
của HĐND tỉnh.
UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành
viên của MTTQ động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt nghị quyết của HĐND
tỉnh.
Toà án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan tăng cường trách nhiệm theo quy định của
pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi
nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh kêu gọi đồng
bào, chiến sĩ các lực lượng vũ trang trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết,
thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2003.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh
khoá XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 12 tháng 01 năm 2003./.
|
CHỦ
TỊCH HĐND TỈNH THANH HOÁ
Phạm Văn tích
|