Nghị quyết 273/2024/NQ-HĐND bãi bỏ, bổ sung quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 273/2024/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/04/2024
Ngày có hiệu lực 29/04/2024
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký K’ Mák
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 273/2024/NQ-HĐND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 4 năm 2024

 

 NGHỊ QUYẾT

BÃI BỎ, BỔ SUNG QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Xét Tờ trình số 1905/TTr-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị quyết số 84/2022/NQ- HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Nghị quyết số 164/2023/NQ-HĐND ngày 07 tháng 3 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Bãi bỏ toàn bộ Nghị quyết số 164/2023/NQ-HĐND ngày 07 tháng 3 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Nghị quyết số 84/2022/NQ- HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Bổ sung Điều 6 vào sau Điều 5 của Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

“Điều 6. Tiêu chí, định mức phân bổ vốn sự nghiệp

1. Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch: Phân bổ bằng 3% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

2. Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền: Phân bổ bằng 8% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn: Phân bổ bằng 57% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

4. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân nông thôn: Phân bổ bằng 5% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

5. Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn: Phân bổ bằng 5% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

6. Nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống nông thôn: Phân bổ bằng 8% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

7. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy chuyển đổi số trong nông thôn mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới: Phân bổ bằng 5% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

8. Hỗ trợ nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội trong xây dựng nông thôn mới: Phân bổ bằng 1,5% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

9. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn: Phân bổ bằng 1,5% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

10. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; nâng cao năng lực, truyền thông xây dựng nông thôn mới; thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới:

a) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá; nhân rộng mô hình giám sát an ninh hiện đại và giám sát của cộng đồng: Phân bổ bằng 3% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

b) Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, nâng cao nhận thức và chuyển đổi tư duy của người dân và cộng đồng: Phân bổ bằng 2% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.

c) Đẩy mạnh, đa dạng hình thức thông tin, truyền thông; triển khai phong trào “cả nước thi đua xây dựng nông thôn mới”: Phân bổ bằng 1% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.”.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

[...]