HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2016/NQ-HĐND
|
Quảng Ngãi,
ngày 30 tháng 9 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN TUYỂN CHỌN HỌC SINH,
SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI CỬ ĐI ĐÀO TẠO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 –
2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học
ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định 143/2013/NĐ-CP
ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi
phí đào tạo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế
độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ
sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm
2007 của liên bộ Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp
phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn
vốn Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số
10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học
bổng và chi phí đào tạo;
Xét Tờ trình số 113/TTr-UBND
ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc đề nghị
thông qua Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo
trong và ngoài nước giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo; Báo cáo thẩm
tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nội
dung Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong
và ngoài nước giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo
Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất
thông qua Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo
trong và ngoài nước giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo (sau đây gọi tắt
là Đề án) với những nội dung chính sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu
chung
Tuyển chọn học
sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo đại học, sau đại học trong và
ngoài nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý
thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.
b) Mục tiêu cụ
thể
Giai đoạn 2016
– 2020 chọn cử 250 người đi đào tạo đại học, sau đại học trong và ngoài nước. Định
hướng từ năm 2020 đến những năm tiếp theo chọn cử 400 người đi đào tạo đại học,
sau đại học trong và ngoài nước.
2. Đối tượng được tuyển chọn cử đi đào tạo
a) Học sinh
trung học phổ thông đạt thành tích xuất sắc trong học tập;
b) Người tốt
nghiệp đại học hệ chính quy công lập trong nước và đại học ngoài nước xếp loại
giỏi, xuất sắc.
3. Điều kiện: người được tuyển chọn cử đi đào tạo bậc đại học trong
và ngoài nước là học sinh trung học phổ thông đạt thành tích xuất sắc trong học
tập và phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có độ tuổi không quá 20 tuổi
tính đến ngày được xét tuyển đi đào tạo;
b) Có hộ khẩu thường trú hoặc
cha, mẹ đẻ có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ngãi; có lý lịch bản thân và
gia đình rõ ràng; đã tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Đạt được một trong các thành
tích sau: Đạt giải ba trở lên trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học
phổ thông các môn văn hóa hoặc là thành viên tham dự kỳ thi chọn đội tuyển
Olympic khu vực và quốc tế; Đạt giải ba chung cuộc trở lên trong Cuộc thi khoa
học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (bậc trung học phổ thông)
hoặc là thành viên tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Bộ Giáo dục và
Đào tạo tổ chức; Đạt tổng số điểm (không nhân hệ số) từ 27 điểm trở lên đối với
03 môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội,
25 điểm trở lên đối với 03 môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội trong tổ hợp xét
tuyển vào đại học cùng năm đăng ký dự tuyển;
d) Có trình độ
tiếng Anh IELTS 6.0 hoặc tương đương trở lên, đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo;
đ) Trúng tuyển
vào đúng ngành đào tạo trình độ đại học của các cơ sở đào tạo công lập trong nước
hoặc các cơ sở đào tạo ở nước ngoài có uy tín trong khu vực và quốc tế theo
danh mục ngành đào tạo được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công bố trong năm
tuyển chọn;
e) Có đầy đủ hồ
sơ dự tuyển nộp trước ngày 20/8 hằng năm (năm đăng ký dự tuyển);
f) Việc cử đi
đào tạo nước ngoài chỉ thực hiện đối với người học có đăng ký tham gia Đề án
này trước khi nhập học năm thứ nhất của bậc đại học.
4. Điều kiện:
người được tuyển chọn cử đi đào tạo bậc sau đại học trong và ngoài nước là người
tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy trong nước và đại học ngoài nước xếp
loại giỏi, xuất sắc và phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có độ tuổi không quá 26 tuổi
tính đến ngày được xét tuyển đi đào tạo; có hộ khẩu thường trú hoặc cha, mẹ đẻ
có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ngãi; có lý lịch bản thân và gia đình rõ
ràng;
b) Có trình độ
tiếng Anh IELTS 6.5 hoặc tương đương trở lên, đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo;
c) Trúng tuyển
vào ngành đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ của các cơ sở đào tạo công lập
trong nước hoặc các cơ sở đào tạo ở nước ngoài có uy tín trong khu vực và quốc
tế theo danh mục ngành đào tạo được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công bố
trong năm tuyển chọn;
d) Có đầy đủ hồ
sơ dự tuyển nộp trước ngày 20/8 hằng năm (năm đăng ký dự tuyển);
đ) Việc cử đi đào
tạo nước ngoài chỉ thực hiện đối với người học có đăng ký tham gia Đề án này
trước khi nhập học năm thứ nhất của bậc sau đại học.
5. Thứ tự ưu tiên xét tuyển:
Trường hợp số lượng đăng ký vượt
quá chỉ tiêu định hướng thì sẽ căn cứ vào thứ tự các tiêu chí sau đây để xét
tuyển:
a) Giải thưởng quốc gia (theo
thứ tự giải nhất, nhì, ba);
b) Tổng số điểm trong tổ hợp
xét tuyển vào đại học cùng năm đăng ký dự tuyển theo Đề án này của học sinh
(theo thứ tự từ cao xuống thấp trong từng lĩnh vực);
c) Trình độ ngoại ngữ;
d) Người dân tộc thiểu số;
đ) Đối tượng thuộc gia đình người
có công;
e) Đối tượng thuộc gia đình hộ
nghèo hoặc cận nghèo;
f) Đối tượng đi học là nữ.
6. Chế độ hỗ trợ đối với người
được cử đi đào tạo trong nước
Hỗ trợ 70% các khoản chi phí đào tạo gồm:
a) Học phí
(Trường hợp người học được nhận học bổng thì vẫn được tỉnh hỗ trợ);
b) Các chi phí
bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo;
c) Bảo hiểm y
tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo;
d) Tiền sinh
hoạt phí hằng tháng bằng mức lương cơ sở của cán
bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân hệ số lương bậc 1 của ngạch
công chức loại A1.
7. Chế độ hỗ trợ đối với người được cử đi đào tạo ở nước
ngoài
a) 100% học
phí (trường hợp người học được nhận học bổng thì vẫn được tỉnh hỗ trợ) và
các chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo; bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc
trong thời gian đào tạo ở nước ngoài; tiền vé máy bay (hoặc vé tàu) đi và về 01
lần, chi phí đi đường, phí thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa); phí chuyển
và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có); dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch
vụ du học có liên quan (nếu có);
b) Hỗ trợ sinh hoạt phí hằng
tháng: 100% năm học đầu tiên, 85% năm học thứ 2 và 70% cho các năm học còn lại.
Trường hợp người
được cử đi đào tạo theo phương thức đào tạo ở nước ngoài kết hợp một phần thời
gian đào tạo tập trung ở trong nước, thì thời gian học trong nước được hỗ trợ
theo khoản 6 Điều này, thời gian học ở nước ngoài được hỗ trợ theo khoản 7 Điều
này.
8. Thời gian
tính hưởng các mức hỗ trợ
a) Là thời gian
thực tế người học tập trung tại cơ sở đào tạo, tính theo năm học (10 tháng đối
với người học trong nước và 12 tháng đối với người học ở nước ngoài).
b) Nếu cơ sở
đào tạo trong nước có yêu cầu người học tập trung hơn 10 tháng/năm học để thực
hiện chương trình chung (giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất,...) trong khóa
đào tạo thì người học phải có văn bản chính thức của cơ sở đào tạo để chứng
minh cho việc tăng thêm mức hỗ trợ theo mức tính làm tròn nêu tại điểm c của
Khoản này.
c) Với người học
học năm cuối khóa, thời gian học không tròn 10 tháng hay 12 tháng tính theo năm
học như đã nêu tại điểm a Khoản này thì tháng học cuối cùng được làm tròn theo
nguyên tắc: từ 16 ngày trở lên tính tròn một (01) tháng, từ 15 ngày trở xuống
tính tròn nửa (1/2) tháng.
9. Quyền lợi của
người được cử đi đào tạo
a) Được hưởng
các chế độ theo quy định tại Nghị quyết này.
b) Sau khi hoàn thành khoá học, được các cấp có thẩm quyền của tỉnh
phân công, bố trí công tác.
c) Được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho người học tiếp tục đi học bậc
học cao hơn nếu tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi, xuất sắc có nhu cầu thi tuyển
vào bậc sau đại học và được cơ sở đào tạo sau đại học có uy tín ở trong nước hoặc
nước ngoài tiếp nhận để học tiếp chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ theo
ngành đào tạo ở bậc học đã đăng ký tham gia Đề án.
d) Sau 12
tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và kết quả học tập, nếu người học không được bố trí,
phân công công tác thì có quyền xin rút hồ sơ, tự đi xin việc tại các cơ sở
khác không thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Ngãi và không phải đền bù kinh phí
đào tạo.
10. Nghĩa vụ của người được cử đi đào tạo
a) Thực hiện
đúng hợp đồng với Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân
dân tỉnh ủy quyền.
b) Nộp báo cáo
tiến độ học tập kèm theo kết quả học tập sau từng kỳ học, năm học.
c) Người được
cử đi đào tạo trong nước phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội quy
của nhà trường, các quy định của pháp luật và quy định của địa phương nơi cư
trú; chậm nhất là 01 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học, nộp hồ sơ toàn khóa học
do cơ sở đào tạo cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo việc phân công
công tác. Người được cử đi đào tạo ở nước ngoài phải có nghĩa vụ thực hiện đầy
đủ trách nhiệm của lưu học sinh theo quy định; sau khi hoàn thành khoá học phải
về nước đúng thời hạn theo quy định; chậm nhất là 03 tháng kể từ ngày kết thúc
khoá học, phải trình diện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, nộp hồ sơ toàn khóa
học do cơ sở đào tạo cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo việc phân
công công tác.
d) Chấp hành sự
phân công công tác của các cấp có thẩm quyền của tỉnh Quảng Ngãi sau khi kết
thúc khóa học.
đ) Chấp hành
thời gian phục vụ công tác tại tỉnh Quảng Ngãi: Người được cử đi đào tạo phải
phục vụ công tác tại tỉnh Quảng Ngãi ít nhất 10 năm kể từ khi có quyết định
phân công công tác.
11. Trách nhiệm
bồi hoàn chi phí đào tạo
Người học và
gia đình người học ở Việt Nam (hoặc người đại diện hợp pháp của người học) có
trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo theo các mức sau:
a) Bồi hoàn
100% chi phí đào tạo đối với một trong các các trường hợp sau đây: Không tham
gia khóa học khi đã làm đầy đủ thủ tục nhập học và đã được UBND tỉnh cấp chi
phí đào tạo; Tự ý bỏ học trong thời gian được cử đi đào tạo; Vi phạm nội quy học
tập, rèn luyện của cơ sở đào tạo hoặc vi phạm pháp luật của Việt Nam (trường hợp
đi học trong nước), nước sở tại (trường hợp đi học ở nước ngoài) đến mức phải
chấm dứt việc học tập; Đã hoàn thành khóa học đầy đủ thời gian theo quy định
nhưng không được cấp văn bằng tốt nghiệp (có xác nhận của cơ sở đào tạo) do
nguyên nhân chủ quan như học lực yếu, rèn luyện chưa đạt yêu cầu; Người học đã
hoàn thành khóa học và được cấp bằng tốt nghiệp nhưng không về công tác tại tỉnh
Quảng Ngãi hoặc không chấp hành quyết định phân công công tác của các cấp có thẩm
quyền của tỉnh; Tự ý bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý chuyển công
tác ra ngoài cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi khi chưa thực hiện đủ thời
gian cam kết phục vụ tại tỉnh Quảng Ngãi.
b) Bồi hoàn
10% chi phí đào tạo đối với người được cử đi đào tạo bậc đại học nhưng điểm tốt
nghiệp không đạt loại khá trở lên.
c) Trường hợp
người được cử đi đào tạo vì lý do sức khỏe, tai nạn... không thể tiếp tục tham
gia học tập cho đến khi kết thúc khóa học, nếu có hồ sơ hợp lệ hoặc có đơn
trình bày cụ thể, chính xác thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
12. Kinh phí
và nguồn kinh phí thực hiện Đề án
a) Dự kiến tổng
kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 là 195 tỷ đồng (trong đó, kinh phí
đào tạo ở trong nước là 29,6 tỷ đồng, kinh phí đào tạo ở nước ngoài là 163,4 tỷ
đồng và kinh phí triển khai thực hiện Đề án là 1,8 tỷ đồng); giai đoạn 2021-
2025 là 165 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 là 165 tỷ đồng.
b) Nguồn kinh
phí thực hiện Đề án: Bố trí từ ngân sách tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Quy định biểu mẫu hồ sơ, hợp
đồng; công khai danh mục ngành đào tạo vào tháng 01 hằng năm.
b) Tổ chức triển khai thực hiện
Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hiệu
lực thi hành
Nghị quyết này được Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 29 tháng 9 năm
2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2016./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Tài chính;
Ngoại giao; Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ
Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy;
- Đại biểu ĐBQH bầu ở tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở ban ngành, hội đoàn thể tỉnh;
- VP UBND tỉnh, VP Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- VP HĐND tỉnh: C-PVP, các Phòng, CV;
- Trung tâm Công báo và Tin học tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- Lưu: VT, BVHXH (1). tqth 180.
|
CHỦ TỊCH
Bùi Thị Quỳnh Vân
|