Luật Đất đai 2024

Nghị quyết số 24/2003/QH11 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự do Quốc Hội ban hành

Số hiệu 24/2003/QH11
Cơ quan ban hành Quốc hội
Ngày ban hành 26/11/2003
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng
Loại văn bản Nghị quyết
Người ký Nguyễn Văn An
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 24/2003/QH11

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

QUỐC HỘI

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

QUYẾT NGHỊ

1. Bộ luật Tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Bộ luật Tố tụng hình sự này thay thế Bộ luật Tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 1988 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990, ngày 22 tháng 12 năm 1992 và ngày 9 tháng 6 năm 2000.

2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức việc rà soát những văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới; đề nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hủy bỏ, bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm hiệu lực của Bộ luật này từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

3. Kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực, những Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực có đủ điều kiện thực hiện thì được giao thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật này. Những Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực chưa đủ điều kiện thì thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 170 của Bộ luật này, nhưng chậm nhất đến ngày 01 tháng 7 năm 2009, tất cả Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chính phủ đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định những Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực được thực hiện thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trương củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự dưới cấp quân khu, Viện kiểm sát quan sự khu vực, Tòa án quân sự khu vực chưa đủ điều kiện thực hiện để bảo đảm cho Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

4. Kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố cho đến ngày Bộ luật này có hiệu lực:

a. Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trước ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố nhưng chưa xét xử thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại Điều 254 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988.

b. Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại các điểm 1, 2 và 3 Điều 254 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988.

5. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ luật Tố tụng hình sự này trong cán bộ và nhân dân phát huy tác dụng của Bộ luật Tố tụng hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên mọi lĩnh vực quản lý nhà nước và trong đời sống xã hội.

6. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

41
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Nghị quyết số 24/2003/QH11 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự do Quốc Hội ban hành
Tải văn bản gốc Nghị quyết số 24/2003/QH11 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự do Quốc Hội ban hành

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 24/2003/QH11

Hanoi, November 26, 2003

 

RESOLUTION

ON THE IMPLEMENTATION OF THE CRIMINAL PROCEDURE CODE

THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session,

RESOLVES:

1. The Criminal Procedure Code was passed on November 26, 2003 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at the 4th session and shall take effect as from July 1, 2004.

This Criminal Procedure Code shall replace the Criminal Procedure Code passed on June 29, 1988 by the National Assembly and the laws amending and supplementing a number of articles of the Criminal Procedure Code, which were passed on June 30, 1990, December 22, 1992 and June 9, 2000 by the National Assembly.

2. The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their respective functions and tasks, organize by themselves, or coordinate with the concerned agencies in organizing, the screening of current documents guiding the implementation of the Criminal Procedure Code in order to cancel, supplement, supplement them or promulgate new ones; propose the National Assembly and the National Assembly Standing Committee to cancel, amend, supplement them or promulgate new ones in accordance with the Criminal Procedure Code, ensuring the effect of this Code as from July 1, 2004.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Within the ambit of its tasks and powers, the Supreme People's Court shall coordinate with the Supreme People's Procuracy and the Government in proposing the National Assembly Standing Committee to decide which people's courts of rural districts, urban districts, provincial towns or cities and regional military courts may perform the new adjudicating jurisdiction defined in Clause 1, Article 170 of the Criminal Procedure Code.

The Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy and the Government shall, within the ambit of their respective functions and tasks, expeditiously consolidate the material bases and the contingent of officials of the investigating bodies, the procuracies and the courts of rural districts, urban districts, provincial towns and cities, the military investigating bodies of the levels lower than the military-zone level, the regional military procuracies and regional military courts which are not yet eligible for implementation so as to ensure that the people's courts of rural districts, urban districts, provincial towns and cities and the regional military courts perform uniformly their new adjudicating jurisdiction defined in Clause 1, Article 170 of the Criminal Procedure Code.

4. From the date the Criminal Procedure Code is promulgated to the date it becomes effective:

a/ For legally valid criminal judgments and decisions which were protested against according to the cassation procedures before the date the Criminal Procedure Code is promulgated but the review thereof has not yet been conducted, the cassation panels shall have the right to make decisions according to the provisions of Article 254 of the 1998 Criminal Procedure Code.

b/ For legally valid criminal judgments and decisions which were protested against according to the cassation procedures after the date the Criminal Procedure Code is promulgated, the cassation panels shall have the right to make decisions according to the provisions at Points 1, 2 and 3, Article 254 of the 1988 Criminal Procedure Code.

5. The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their respective functions and tasks, have to coordinate with the Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Front's member organizations in disseminating and popularizing widely this Criminal Procedure Code among officials and people in order to promote the effect of the Criminal Procedure Code in preventing and combating crimes in all State management domains and social life.

6. The National Assembly Standing Committee, the Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy have the responsibility to implement and guide the implementation of this Resolution.

This Resolution was passed on November 26, 2003 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 4th session.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Van An

 

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 24/2003/QH11 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự do Quốc Hội ban hành
Số hiệu: 24/2003/QH11
Loại văn bản: Nghị quyết
Lĩnh vực, ngành: Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 26/11/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Mục này được hướng dẫn bởi Công văn 04/2004/KHXX có hiệu lực từ ngày 15/01/2004
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ tư đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự mới và Nghị quyết số 24/2003/QH11 "Về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự". Mục 4 của Nghị quyết quy định:

"Kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố cho đến ngày Bộ luật này có hiệu lực:

a. Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trước ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố nhưng chưa xét xử thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại Điều 254 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988.

b. Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại các điểm 1, 2 và 3 Điều 254 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988".

Ngày 10/12/2003 Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 29/2003/L-CTN về việc công bố Bộ luật Tố tụng hình sự và Lệnh số 30/2003/L-CTN về việc công bố Nghị quyết số 24/2003/QH11 của Quốc hội. Như vậy để thi hành đúng quy định tại mục 4 trên đây, Tòa án nhân dân tối cao lưu ý một số điểm sau:

1. Đối với những bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trước 0 giờ 00 ngày 10/12/2003 nhưng chưa xét xử thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988; cụ thể là:

"1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

2. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;

3. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại;

4. Sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật".

2. Đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau 0 giờ 00 ngày 10/12/2003 đến trước ngày Bộ luật Tố tụng hình sự mới có hiệu lực (0 giờ 00 ngày 1/7/2004), thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ có quyền quyết định theo quy định tại các điểm 1, 2 và 3 Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988.

Xem nội dung VB
4. Kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố cho đến ngày Bộ luật này có hiệu lực:

a. Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trước ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố nhưng chưa xét xử thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại Điều 254 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988.

b. Đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau ngày Bộ luật Tố tụng hình sự được công bố thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền quyết định theo quy định tại các điểm 1, 2 và 3 Điều 254 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988.
Mục này được hướng dẫn bởi Công văn 04/2004/KHXX có hiệu lực từ ngày 15/01/2004
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQH11 có hiệu lực từ ngày 13/5/2004
Căn cứ vào Nghị quyết số 24/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự;
...
Điều 2. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, việc điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ án hình sự cụ thể được quy định như sau:

1. Ở những nơi mà Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực được giao thực hiện thẩm quyền xét xử quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp điều tra, truy tố những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của những Toà án này;

2. Ở những nơi mà Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực chưa được giao thực hiện thẩm quyền xét xử quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cùng cấp điều tra, truy tố, xét xử những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cấp trên trực tiếp điều tra, truy tố, xét xử;

3. Đối với những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực ở nhưng nơi các toà án này đã được giao thực hiện thẩm quyền xét xử quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nhưng trước ngày giao thẩm quyền cho các Toà án đó mà các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), quân khu và tương đương ( sau đây gọi là cấp quân khu) đã thụ lý thì:

a) Trong trường hợp cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu đã thụ lý thì tiếp tục điều tra cho đến khi kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết;

b) Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu đã thụ lý tiếp tục giải quyết, nếu quyết định truy tố thì gửi hồ sơ vụ án và uỷ quyền cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền thực hành quyền công tố tại phiên toà của Toà án cùng cấp;

c) Trong trường hợp Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu đã thụ lý thì tiếp tục giải quyết xong vụ án ở cấp sơ thẩm;

4. Đối với những vụ án hình sự đã xét xử sơ thẩm có bị cáo được tuyên không có tội, nhưng bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo hướng bị cáo đó có tội mà chưa bị xét xử thì xét xử toà án cấp phúc thẩm áp dụng Điều 250 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quyết định huỷ bản án sơ thẩm và giao cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại nếu có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;

5. Đối với những bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa xét xử, thì khi xét xử Hội đồng giám đốc thẩm quyết định theo quy định tại Điều 285 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Xem nội dung VB
3. Kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực, những Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực có đủ điều kiện thực hiện thì được giao thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật này. Những Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực chưa đủ điều kiện thì thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 170 của Bộ luật này, nhưng chậm nhất đến ngày 01 tháng 7 năm 2009, tất cả Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chính phủ đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định những Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực được thực hiện thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trương củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự dưới cấp quân khu, Viện kiểm sát quan sự khu vực, Tòa án quân sự khu vực chưa đủ điều kiện thực hiện để bảo đảm cho Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực thực hiện thống nhất thẩm quyền xét xử mới quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQH11 có hiệu lực từ ngày 13/5/2004