Luật Đất đai 2024

Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết của Quốc hội "Về việc thi hành Bộ luật Hình sự" do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu 229/2000/NQ-UBTVQH10
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Ngày ban hành 28/01/2000
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng
Loại văn bản Nghị quyết
Người ký Nông Đức Mạnh
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 229/2000/NQ-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2000

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỤC 3 NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI "VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ"

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Để triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội "về việc thi hành Bộ luật Hình sự" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 32);
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

QUYẾT NGHỊ:

1. Đối với những người bị xử phạt tử hình trước ngày công bố Bộ luật Hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 1999) về những tội mà Bộ luật Hình sự này đã bỏ hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao áp dụng điểm b Mục 3 Nghị quyết số 32 chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt cao nhất mà Bộ luật Hình sự này quy định đối với hành vi phạm tội đó.

2. Đối với phụ nữ bị xử phạt tử hình trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về những tội mà Bộ luật Hình sự này vẫn giữ hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao áp dụng điểm b Mục 3 Nghị quyết số 32 chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong trường hợp họ đang có con (con đẻ, con nuôi) dưới 36 tháng tuổi hoặc đang có thai.

3. Tuỳ từng giai đoạn tố tụng mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải áp dụng điểm c hoặc điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32 và các điều tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự để quyết định đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ vụ án đối với những người sau đây:

a. Người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm;

b. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù đối với tội phạm mà người đó đã thực hiện.

4. Việc miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm và đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội bị kết án trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về những tội mà Bộ luật Hình sự này quy định mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù, được thực hiện như sau:

a. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, thì cơ quan thi hành án phạt tù hoặc cơ quan thi hành hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại;

b. Đối với người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, thì cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại;

c. Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế, thì chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc thời hạn quản chế còn lại;

d. Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, thời hạn tước một số quyền công dân còn lại;

đ. Đối với người bị xử phạt tù, xử phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

e. Đối với người bị xử phạt bằng các hình phạt khác đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

5. Người được nêu tại Mục 4 Nghị quyết này đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt, thì đương nhiên được xoá án tích; nếu họ có yêu cầu, thì Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án đối với họ cấp giấy chứng nhận xoá án tích cho họ.

6. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

7. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2000.

Nghị quyết này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 01 năm 2000.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

31
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết của Quốc hội "Về việc thi hành Bộ luật Hình sự" do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Tải văn bản gốc Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết của Quốc hội "Về việc thi hành Bộ luật Hình sự" do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Chưa có văn bản song ngữ
Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết của Quốc hội "Về việc thi hành Bộ luật Hình sự" do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Số hiệu: 229/2000/NQ-UBTVQH10
Loại văn bản: Nghị quyết
Lĩnh vực, ngành: Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 28/01/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
Ngày 21-12-1999, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X đã thông qua Bộ luật Hình sự mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 1999). Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 32/1999/QH10 về việc thi hành Bộ luật Hình sự (từ đây gọi tắt là Nghị quyết số 32). Tại Mục 1 của Nghị quyết đã quy định là Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01-7-2000, nhưng tại Mục 3 của Nghị quyết đã quy định đường lối, chính sách xử lý đối với một số trường hợp cụ thể được áp dụng kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố (ngày 4-1-2000). Ngày 28-1-2000, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Mục 3 Nghị quyết của Quốc hội "về việc thi hành Bộ luật Hình sự" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 229).

Để thi hành đúng các quy định tại Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội và các quy định tại Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây, kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố (ngày 4-1-2000):

1. Trong mọi trường hợp khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cũng không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm một trong những tội mà Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội đó; cụ thể là các tội sau đây:

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Trong các trường hợp trên đây, nếu khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm mà xét thấy hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng và theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 phải xử phạt người phạm tội với mức hình phạt cao nhất là tử hình, thì nay áp dụng điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử phạt người phạm tội với mức hình phạt cao nhất mà điều luật đó quy định.

Xem nội dung VB
1. Đối với những người bị xử phạt tử hình trước ngày công bố Bộ luật Hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 1999) về những tội mà Bộ luật Hình sự này đã bỏ hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao áp dụng điểm b Mục 3 Nghị quyết số 32 chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt cao nhất mà Bộ luật Hình sự này quy định đối với hành vi phạm tội đó.
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
Để thi hành đúng các quy định tại Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội và các quy định tại Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây, kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố (ngày 4-1-2000):
...
2. Khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang có con (con đẻ, con nuôi) dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử về tội phạm mà Bộ luật Hình sự năm 1999 vẫn quy định hình phạt tử hình.

Chỉ được coi là con nuôi, nếu việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch quy định.

Xem nội dung VB
2. Đối với phụ nữ bị xử phạt tử hình trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về những tội mà Bộ luật Hình sự này vẫn giữ hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án, thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao áp dụng điểm b Mục 3 Nghị quyết số 32 chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong trường hợp họ đang có con (con đẻ, con nuôi) dưới 36 tháng tuổi hoặc đang có thai.
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 3, 5, 8 và 10 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
Để thi hành đúng các quy định tại Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội và các quy định tại Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây, kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố (ngày 4-1-2000):
...
3. Điểm c Mục 3 Nghị quyết số 32 quy định: "Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự này không quy định là tội phạm...." Hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997) quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm bao gồm:

a. Hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định thành một tội danh cụ thể trong một điều luật cụ thể nay Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm nữa và đã bỏ tội danh này; cụ thể là:

(Xem nội duing chi tiết tại văn bản)

b. Hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định là tội phạm trong một điều luật cụ thể về một tội danh cụ thể, nay Bộ luật Hình sự năm 1999 tuy vẫn có điều luật cụ thể về tội danh đó, nhưng trong điều luật đó đã bỏ hành vi phạm tội này.

Ví dụ 1: Hành vi chuyển nhượng trái phép nhà do Nhà nước hoặc tổ chức xã hội quản lý thu lợi bất chính lớn, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vi phạm các quy định về quản lý nhà" theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự năm 1985, nay trong Bộ luật Hình sự năm 1999 tuy vẫn có Điều 270 quy định về tội "vi phạm các quy định về quản lý nhà ở", nhưng trong điều luật đó đã bỏ hành vi này.

Ví dụ 2: hành vi của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không tố giác các tội phạm không phải là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm khác không phải là tội đặc biệt nghiêm trọng, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "không tố giác tội phạm" theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1985, nay trong Bộ luật Hình sự năm 1999 tuy vẫn có Điều 314 quy định về tội không tố giác tội phạm, nhưng trong điều luật đó đã bỏ hành vi này;

c. Hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định là tội phạm, nay theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì hành vi này không phải là tội phạm vì không có một hoặc một số dấu hiệu cấu thành bắt buộc mới được bổ sung.

Ví dụ 1: Các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng theo Bộ luật Hình sự năm 1985 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng mà không cần phải kèm theo bất kỳ một điều kiện nào, nay theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ coi là tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng, nếu thuộc một trong các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; do đó, các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới năm trăm nghìn đồng mà không thuộc một trong các trường họp này, thì theo Bộ luật Hình sự năm 1999 không phải là tội phạm.

Ví dụ 2: Các hành vi như cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, tổ chức tảo hôn hoặc tảo hôn theo Bộ luật Hình sự năm 1985 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng, nay theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ coi là tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng, nếu họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Trong trường hợp chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này, thì không phải là tội phạm.

Ví dụ 3: Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính theo Bộ luật Hình sự năm 1985 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai", (Điều 180); nay theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì chỉ coi là tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai" (Điều 174) nếu đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Trong trường hợp chưa bị xử lý kỷ luật (kể cả xử phạt vi phạm hành chính) về hành vi này, dù thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì vẫn không phải là tội phạm. (Nếu vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, thì tuỳ từng thời điểm, từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 1985 hoặc Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999).
...
5. Việc đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án đối với các trường hợp nêu tại Mục 3 và Mục 4 Thông tư này được thực hiện như sau:

a. Nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và điểm a khoản 1 Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án;

b. Nếu hồ sơ vụ án đã được chuyển đến Viện kiểm sát để quyết định việc truy tố, thì Viện kiểm sát áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và khoản 1 Điều 143 b Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

c. Nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, thì cần phân biệt như sau:

- Trong trường hợp Viện kiểm sát có Công văn rút lại hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ trách nhiệm hình sự của bị can mà Toà án xét thấy có căn cứ, thì Toà án áp dụng điểm b khoản 2 Điều 151 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát; nếu qua điều tra bổ sung thấy vẫn thuộc một trong các trường hợp nêu tại các mục 3 và 4 Thông tư này, thì Viện kiểm sát áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Điều 143 b Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Toà án biết theo quy định tại khoản 2 Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Trong trường hợp Viện kiểm sát có Công văn (hoặc Quyết định ) rút quyết định truy tố và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà xét xử vụ án đó áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

- Trong trường hợp Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà (nếu trong thời hạn chuẩn bị xét xử) hoặc Hội đồng xét xử (nếu tại phiên toà sơ thẩm) áp dụng điểm c Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và điểm 2 Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án (đối với trường hợp được nêu tại mục 3 Thông tư này) hoặc áp dụng điểm d mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, điểm 3 Điều 89 và Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án (đối với trường hợp được nêu tại Mục 4 Thông tư này);

d. Nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà và tuỳ từng trường hợp việc quyết định đình chỉ vụ án được thực hiện như sau:

- Đối với trường hợp được nêu tại Mục 3 Thông tư này, thì Hội đồng xét xử áp dụng điểm c Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, điểm 2 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự quyết định huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phải chịu trách nhiệm hình sự và đình chỉ vụ án.

- Đối với trường hợp được nêu tại Mục 4 Thông tư này, thì Hội đồng xét xử áp dụng điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, điểm 3 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

đ. Cần chú ý rằng việc đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án được hướng dẫn tại các điểm a, b, c và d mục này chỉ là đình chỉ đối với các trường hợp được nêu tại các Mục 3 và 4 Thông tư này về mặt hình sự, còn các vấn đề khác như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng... (kể cả việc xử lý hành chính, xử lý kỷ luật) và việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị can, bị cáo khác trong vụ án (nếu có), thì vẫn được giải quyết theo thủ tục chung.
...
8. Khi đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án cũng như miễn chấp hành hình phạt, thì cơ quan ra quyết định đình chỉ hay quyết định miễn chấp hành hình phạt cần giải thích cho người được đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án hoặc được miễn chấp hành hình phạt biết là việc đình chỉ hoặc miễn chấp hành hình phạt này là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước ta, chứ không phải về oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; do đó, họ không có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự.
...
10. Đối với các đối tượng được nêu tại các mục 3 và 4 Thông tư này cũng như các đối tượng thuộc diện được miễn chấp hành phạt theo quy định tại mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà đang bị truy nã, thì cơ quan ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án hoặc miễn chấp hành hình phạt đồng thời phải thông báo cho cơ quan đã ra quyết định (hoặc lệnh) truy nã biết để cơ quan này ra ngay quyết định (hoặc lệnh) đình nã, nếu họ không bị truy nã về hành vi phạm tội khác.

Xem nội dung VB
3. Tuỳ từng giai đoạn tố tụng mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải áp dụng điểm c hoặc điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32 và các điều tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự để quyết định đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ vụ án đối với những người sau đây:

a. Người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm;
Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 3, 5, 8 và 10 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
ĐIểm này được hướng dẫn bởi Khoản 4, 5, 8 và 10 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
Để thi hành đúng các quy định tại Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội và các quy định tại Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây, kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố (ngày 4-1-2000):
...
4. Điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội quy định: "không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năn tù..."; do đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự mà có bị can, bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án cần kiểm tra xem về tội phạm mà người chưa thành niên đó bị khởi tố, truy tố hoặc xét xử, thì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu năm tù; nếu Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đó là 7 năm tù trở xuống, thì đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

5. Việc đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án đối với các trường hợp nêu tại Mục 3 và Mục 4 Thông tư này được thực hiện như sau:

a. Nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và điểm a khoản 1 Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án;

b. Nếu hồ sơ vụ án đã được chuyển đến Viện kiểm sát để quyết định việc truy tố, thì Viện kiểm sát áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và khoản 1 Điều 143 b Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

c. Nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, thì cần phân biệt như sau:

- Trong trường hợp Viện kiểm sát có Công văn rút lại hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ trách nhiệm hình sự của bị can mà Toà án xét thấy có căn cứ, thì Toà án áp dụng điểm b khoản 2 Điều 151 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát; nếu qua điều tra bổ sung thấy vẫn thuộc một trong các trường hợp nêu tại các mục 3 và 4 Thông tư này, thì Viện kiểm sát áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Điều 143 b Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Toà án biết theo quy định tại khoản 2 Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Trong trường hợp Viện kiểm sát có Công văn (hoặc Quyết định ) rút quyết định truy tố và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà xét xử vụ án đó áp dụng điểm c (hoặc điểm d) Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án;

- Trong trường hợp Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà (nếu trong thời hạn chuẩn bị xét xử) hoặc Hội đồng xét xử (nếu tại phiên toà sơ thẩm) áp dụng điểm c Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và điểm 2 Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án (đối với trường hợp được nêu tại mục 3 Thông tư này) hoặc áp dụng điểm d mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, điểm 3 Điều 89 và Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án (đối với trường hợp được nêu tại Mục 4 Thông tư này);

d. Nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà và tuỳ từng trường hợp việc quyết định đình chỉ vụ án được thực hiện như sau:

- Đối với trường hợp được nêu tại Mục 3 Thông tư này, thì Hội đồng xét xử áp dụng điểm c Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, điểm 2 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự quyết định huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phải chịu trách nhiệm hình sự và đình chỉ vụ án.

- Đối với trường hợp được nêu tại Mục 4 Thông tư này, thì Hội đồng xét xử áp dụng điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội, Mục 3 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, điểm 3 Điều 89 và Điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

đ. Cần chú ý rằng việc đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án được hướng dẫn tại các điểm a, b, c và d mục này chỉ là đình chỉ đối với các trường hợp được nêu tại các Mục 3 và 4 Thông tư này về mặt hình sự, còn các vấn đề khác như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng... (kể cả việc xử lý hành chính, xử lý kỷ luật) và việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị can, bị cáo khác trong vụ án (nếu có), thì vẫn được giải quyết theo thủ tục chung.
...
8. Khi đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án cũng như miễn chấp hành hình phạt, thì cơ quan ra quyết định đình chỉ hay quyết định miễn chấp hành hình phạt cần giải thích cho người được đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án hoặc được miễn chấp hành hình phạt biết là việc đình chỉ hoặc miễn chấp hành hình phạt này là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước ta, chứ không phải về oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; do đó, họ không có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự.
...
10. Đối với các đối tượng được nêu tại các mục 3 và 4 Thông tư này cũng như các đối tượng thuộc diện được miễn chấp hành phạt theo quy định tại mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà đang bị truy nã, thì cơ quan ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án hoặc miễn chấp hành hình phạt đồng thời phải thông báo cho cơ quan đã ra quyết định (hoặc lệnh) truy nã biết để cơ quan này ra ngay quyết định (hoặc lệnh) đình nã, nếu họ không bị truy nã về hành vi phạm tội khác.

Xem nội dung VB
3. Tuỳ từng giai đoạn tố tụng mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải áp dụng điểm c hoặc điểm d Mục 3 Nghị quyết số 32 và các điều tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự để quyết định đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ vụ án đối với những người sau đây:
...
b. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù đối với tội phạm mà người đó đã thực hiện.
ĐIểm này được hướng dẫn bởi Khoản 4, 5, 8 và 10 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 6, 7, 8, 9 và 10 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)
Để thi hành đúng các quy định tại Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội và các quy định tại Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây, kể từ ngày Bộ luật Hình sự được công bố (ngày 4-1-2000):
...
6. Việc miễn chấp hành hình phạt quy định tại mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được tiến hành theo các bước như sau:

a. Cơ quan được giao thẩm quyền đề nghị theo quy định tại Mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm rà soát các đối tượng thuộc diện được miễn chấp hành hình phạt và lập thành một danh sách. Danh sách này cần ghi rõ họ, tên người được đề nghị miễn chấp hành hình phạt; ngày, tháng, năm sinh và nơi cư trú của họ, tội danh và mức hình phạt đã bị Toà án xử phạt theo bản án số..., ngày, tháng, năm. Kèm theo danh sách này là bản sao bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật đối với mỗi một đối tượng cụ thể. Danh sách này và các bản sao bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật được gửi kèm theo Công văn đề nghị đến Chánh án Toà án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

b. Chánh án Toà án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm chấp hành hình phạt xem xét và nếu thấy các tài liệu đã đầy đủ rõ ràng, thì tuỳ từng trường hợp áp dụng điểm tương ứng Mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra quyết định miễn chấp hành hình phạt cho các đối tượng được đề nghị; nếu có tài liệu nào chưa đủ hoặc có vấn đề gì chưa rõ thì yêu cầu cơ quan được giao thẩm quyền đề nghị cung cấp tài liệu đó hoặc làm rõ thêm;

c. Bản sao quyết định miễn chấp hành hình phạt được gửi cho đương sự, cơ quan đề nghị miễn chấp hành hình phạt, các cơ quan liên quan để thi hành và Viện kiểm sát cùng cấp;

d. Cần chú ý là điểm c Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội chỉ quy định việc miễn chấp hành hình phạt (cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung), còn đối với các vấn đề khác đối với họ, như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, xử lý vật chứng...., thì họ vẫn phải thi hành;

đ. Cần chú ý là việc miễn chấp hành hình phạt theo các bước trên đây chỉ được tiến hành đối với người bị kết án trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 (ngày 4-1-2000). Đối với các đối tượng được nêu tại các mục 3 và 4 Thông tư này mà bị kết án kể từ ngày 4-1-2000, thì không thực hiện miễn chấp hành hình phạt đối với họ mà phải xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đối với họ theo thủ tục giám đốc thẩm.

7. Trong trường hợp một người bị kết án về nhiều tội (trong cùng một bản án hoặc trong nhiều bản án), trong đó có tội mà Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm nữa, thì việc miễn chấp hành hình phạt đối với tội này được thực hiện như sau:

a. Nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt, nhưng thời gian đã chấp hành hình phạt chưa vượt quá mức hình phạt mà Toà án đã xử phạt đối với tội mà Bộ luật Hình sự năm 1999 vẫn quy định là tội phạm, thì họ được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với tội mà Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm nữa.

Ví dụ 1: Nguyễn Văn A bị toà án xử phạt 2 năm tù về tội "vắng mặt trái phép" và 3 năm tù về tội "làm mất vũ khí quân dụng", tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 5 năm tù; nếu Nguyễn Văn A chưa chấp hành hình phạt tù hoặc đang chấp hành hình phạt tù, nhưng thời gian đã chấp hành hình phạt tù chưa quá ba năm, thì Nguyễn Văn A được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt 2 năm tù đối với tội "vắng mặt trái phép";

b. Nếu người bị kết án đã chấp hành một phần hình phạt hoặc dang chấp hành hình phạt, nhưng thời gian đã chấp hành hình phạt vượt quá mức hình phạt mà Toà án đã xử phạt đối với tội mà Bộ luật Hình sự năm 1999 vẫn quy định là tội phạm, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Ví dụ 2: Nếu trong ví dụ 1 trên đây của Mục này, Nguyễn Văn A đã chấp hành hình phạt tù quá 3 năm, thì Nguyễn văn A được miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại.

8. Khi đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án cũng như miễn chấp hành hình phạt, thì cơ quan ra quyết định đình chỉ hay quyết định miễn chấp hành hình phạt cần giải thích cho người được đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án hoặc được miễn chấp hành hình phạt biết là việc đình chỉ hoặc miễn chấp hành hình phạt này là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước ta, chứ không phải về oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; do đó, họ không có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự.

9. Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cũng như bản thân người bị kết án đề nghị việc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Tư pháp cần hướng dẫn họ làm đơn đề nghị và cùng bản sao bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật gửi cho cơ quan được giao thẩm quyền đề nghị theo quy định tại Mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để tiến hành việc miễn chấp hành hình phạt theo hướng dẫn tại Mục 6 Thông tư này.

10. Đối với các đối tượng được nêu tại các mục 3 và 4 Thông tư này cũng như các đối tượng thuộc diện được miễn chấp hành phạt theo quy định tại mục 4 Nghị quyết số 229 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà đang bị truy nã, thì cơ quan ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ vụ án hoặc miễn chấp hành hình phạt đồng thời phải thông báo cho cơ quan đã ra quyết định (hoặc lệnh) truy nã biết để cơ quan này ra ngay quyết định (hoặc lệnh) đình nã, nếu họ không bị truy nã về hành vi phạm tội khác.

Xem nội dung VB
4. Việc miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về hành vi mà Bộ luật Hình sự trước đây quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định là tội phạm và đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội bị kết án trước ngày công bố Bộ luật Hình sự năm 1999 về những tội mà Bộ luật Hình sự này quy định mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù, được thực hiện như sau:

a. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù, hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, thì cơ quan thi hành án phạt tù hoặc cơ quan thi hành hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại;

b. Đối với người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, thì cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại;

c. Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm cư trú hoặc quản chế, thì chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó chấp hành hình phạt ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú hoặc thời hạn quản chế còn lại;

d. Đối với người đang chấp hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, thời hạn tước một số quyền công dân còn lại;

đ. Đối với người bị xử phạt tù, xử phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

e. Đối với người bị xử phạt bằng các hình phạt khác đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, đang được hoãn chấp hành hình phạt hoặc chưa chấp hành hình phạt, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc đề nghị và Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, Chánh án Toà án quân sự khu vực nơi người đó cư trú hoặc làm việc ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại hoặc miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 6, 7, 8, 9 và 10 Thông tư liên bộ 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA có hiệu lực từ ngày 27/6/2000 (VB hết hiệu lực: 08/10/2021)