Nghị quyết 21/2021/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu | 21/2021/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 09/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 20/12/2021 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký | Nguyễn Thành Tâm |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 21/2021/NQ-HĐND |
Tây Ninh, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 81/2020/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước và Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 4182/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn.
Cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Phân cấp nguồn thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%
Gồm 23 khoản thu như sau:
1. Thuế tài nguyên của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, công ty cổ phần, các đơn vị khác của trung ương và tỉnh quản lý;
2. Tiền sử dụng đất được quyết định của cấp có thẩm quyền giao cấp tỉnh quản lý và thụ hưởng;
3. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước được quyết định của cấp có thẩm quyền giao cấp tỉnh quản lý và thụ hưởng; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;
4. Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của cấp tỉnh quản lý;
5. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu từ thu nhập sau thuế, thuế tiêu thụ đặc biệt, thu khác;
6. Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương; các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản của tỉnh quản lý; thu khác của các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, công ty cổ phần;
7. Thu cổ tức là lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
8. Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
9. Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
10. Thu từ quỹ dự trữ tài chính;
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 21/2021/NQ-HĐND |
Tây Ninh, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 81/2020/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 110/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước và Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 4182/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn.
Cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Phân cấp nguồn thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%
Gồm 23 khoản thu như sau:
1. Thuế tài nguyên của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, công ty cổ phần, các đơn vị khác của trung ương và tỉnh quản lý;
2. Tiền sử dụng đất được quyết định của cấp có thẩm quyền giao cấp tỉnh quản lý và thụ hưởng;
3. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước được quyết định của cấp có thẩm quyền giao cấp tỉnh quản lý và thụ hưởng; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;
4. Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của cấp tỉnh quản lý;
5. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu từ thu nhập sau thuế, thuế tiêu thụ đặc biệt, thu khác;
6. Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương; các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản của tỉnh quản lý; thu khác của các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, công ty cổ phần;
7. Thu cổ tức là lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
8. Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
9. Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
10. Thu từ quỹ dự trữ tài chính;
11. Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
12. Các khoản phí phần nộp ngân sách nhà nước, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh tổ chức thu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan (không kể lệ phí trước bạ);
13. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh thực hiện;
14. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của toàn dân do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh xử lý;
15. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do cấp tỉnh cấp phép;
16. Thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa;
17. Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
18. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho cấp tỉnh;
19. Thu từ huy động (thu vay) đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật ngân sách nhà nước;
20. Thu kết dư ngân sách tỉnh;
21. Các khoản thu khác ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật;
22. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương;
23. Thu chuyển nguồn của ngân sách tỉnh năm trước chuyển sang.
Điều 4. Phân cấp nguồn thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%
Gồm có 16 khoản thu như sau:
1. Thuế tài nguyên thu từ công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp của tổ chức, đoàn thể, hợp tác xã và các đơn vị khác của cấp huyện quản lý;
2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp của các đối tượng trên địa bàn (không kể hộ gia đình);
3. Tiền sử dụng đất được quyết định của cấp có thẩm quyền giao cấp huyện quản lý và thụ hưởng;
4. Tiền cho thuê đất được quyết định của cấp có thẩm quyền giao cấp huyện quản lý và thụ hưởng;
5. Tiền cho thuê nhà và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cấp huyện quản lý;
6. Thu tiền bán tài sản của huyện quản lý, thu khác từ công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp của tổ chức, đoàn thể, hợp tác xã và các đơn vị khác của cấp huyện quản lý;
7. Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật;
8. Các khoản phí phần nộp ngân sách nhà nước, lệ phí theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu (không kể lệ phí trước bạ và lệ phí môn bài của cá nhân, hộ kinh doanh);
9. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện thực hiện;
10. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của toàn dân do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện xử lý;
11. Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
12. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho cấp huyện;
13. Thu kết dư ngân sách cấp huyện, thành phố;
14. Các khoản thu khác của ngân sách huyện, thị xã, thành phố theo quy định của pháp luật;
15. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh;
16. Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện năm trước chuyển sang.
Điều 5. Phân cấp nguồn thu ngân sách cấp xã hưởng 100%
Gồm có 13 khoản thu như sau:
1. Thu thuế tài nguyên và thu khác từ cá nhân và hộ kinh doanh, thu thanh lý tài sản của xã, phường, thị trấn quản lý;
2. Các khoản phí phần nộp ngân sách, lệ phí theo quy định của pháp luật do cấp xã, phường, thị trấn tổ chức thu (không kể lệ phí trước bạ);
3. Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác thuộc cấp xã, phường, thị trấn quản lý;
4. Các khoản huy động, đóng góp theo pháp luật quy định;
5. Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho xã, phường, thị trấn;
6. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do xã, phường, thị trấn quyết định;
7. Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho cấp xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;
8. Thu kết dư ngân sách xã, phường, thị trấn;
9. Các khoản thu khác của ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;
10. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện;
11. Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp xã năm trước chuyển sang;
12. Thu từ hoạt động sự nghiệp của cấp xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
13. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã xử lý theo quy định của pháp luật, sau khi trừ đi chi phí theo quy định của pháp luật.
1. Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);
4. Thuế thu nhập cá nhân;
5. Thuế bảo vệ môi trường (trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ nhập khẩu);
6. Lệ phí trước bạ của các đối tượng nộp (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất);
7. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
8. Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
9. Lệ phí trước bạ nhà, đất;
10. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
Điều 7. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh
Gồm có 07 nhiệm vụ chi như sau:
1. Chi đầu tư phát triển
a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án do cấp tỉnh quản lý cho các lĩnh vực;
b) Đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên
a) Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân sách tỉnh bảo đảm;
b) Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề:
Sự nghiệp giáo dục: Giáo dục trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, dạy trẻ khuyết tật và các hoạt động giáo dục khác;
Sự nghiệp đào tạo và dạy nghề: Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;
c) Sự nghiệp khoa học và công nghệ: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
d) Sự nghiệp y tế:
Khám, chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa, các bệnh viện chuyên khoa tỉnh và các hoạt động phòng bệnh, hoạt động y tế khác của tỉnh; khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện, thị xã, thành phố, trạm y tế các xã, phường, thị trấn và các hoạt động phòng bệnh, hoạt động y tế khác trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
Dân số và kế hoạch hóa gia đình;
Bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách hỗ trợ (trừ đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật);
Ngân sách tỉnh chi quản lý ngân sách sự nghiệp y tế trên phạm vi toàn tỉnh theo hệ thống ngành dọc;
c) Sự nghiệp văn hóa thông tin: Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác;
d) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
đ) Sự nghiệp thể dục, thể thao: Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
e) Sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh quản lý (nhiệm vụ cụ thể theo quy định hoặc giao nhiệm vụ của trung ương và tỉnh);
g) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp tỉnh quản lý:
Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sông;
Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: Bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm, trại nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
h) Sự nghiệp tài nguyên: Điều tra cơ bản; đo đạc địa giới hành chính; đo vẽ bản đồ; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác;
Lĩnh vực quy hoạch; thương mại, du lịch;
Sự nghiệp thị chính bao gồm: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước và các sự nghiệp thị chính khác;
Các sự nghiệp kinh tế khác do cấp tỉnh quản lý, thực hiện theo quy định;
i) Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Các trại xã hội; cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện các chính sách xã hội đối với đối tượng do cấp tỉnh quản lý: thăm hỏi lễ, tết, hỗ trợ khác;
k) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc cấp tỉnh; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc cấp tỉnh: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;
n) Trợ giá, trợ cước theo chính sách cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và của tỉnh;
o) Chi hỗ trợ đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn, hỗ trợ địa phương khác để thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN năm 2015.
3. Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác theo quy định của pháp luật.
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp tỉnh.
6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
7. Chi trả nợ gốc các khoản vay nợ của chính quyền địa phương.
Điều 8. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện
Gồm có 04 nhiệm vụ chi như sau:
1. Chi đầu tư phát triển
a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án do cấp huyện quản lý và theo phân cấp cho các lĩnh vực;
b) Các trường phổ thông trung học công lập;
c) Các tuyến kênh tưới tiêu loại 3 (diện tích dưới 50 ha), kể cả cống, đập và đường giao thông trên bờ kênh;
d) Các tuyến đường huyện, thị xã, thành phố; đường liên xã thuộc huyện, thị xã, thành phố, đường liên phường thuộc thị xã, thành phố (kể cả cầu nằm trên đường);
đ) Trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố;
e) Trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn; cụm văn hóa thể thao dân tộc thiểu số;
g) Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã, thị trấn, phường, nghĩa trang liệt sĩ huyện, thị xã, thành phố;
h) Trung tâm thương mại, chợ huyện, thị xã, thành phố, chợ xã, phường, thị trấn;
i) Trụ sở làm việc của các cơ quan huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn (trừ các đơn vị thuộc ngành dọc quản lý). Riêng đối với trụ sở làm việc của Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, UBND huyện, thị xã, thành phố chưa xây dựng, Đảng ủy xã, UBND xã mới thành lập do chia tách địa giới hành chính do ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố;
k) Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật;
l) Đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên
a) Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội phần huyện, thị xã, thành phố thực hiện;
b) Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo:
Chi sự nghiệp giáo dục: trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo công lập;
Hoạt động của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố;
c) Sự nghiệp khoa học và công nghệ: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác do cấp huyện thực hiện theo quy định;
d) Sự nghiệp y tế: Bảo hiểm y tế cho các đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi và người khuyết tật, các đối tượng chính sách khác được ngân sách hỗ trợ theo quy định;
đ) Sự nghiệp văn hóa thông tin: Bảo tồn, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác;
e) Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh và các hoạt động thông tin khác;
g) Sự nghiệp thể dục, thể thao;
h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường do huyện, thị xã, thành phố quản lý (nhiệm vụ cụ thể theo quy định hoặc giao nhiệm vụ của trung ương và tỉnh);
i) Chi sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý:
Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ; giao thông nông thôn;
Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp: Bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và phòng chống cháy rừng nằm ngoài các dự án tỉnh quản lý đã phân cấp;
Sự nghiệp tài nguyên: Lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê hiện trạng sử dụng đất theo quy định; xây dựng bản đồ hiện trạng đất; chỉnh lý; đăng ký biến động đất đai;
Lĩnh vực quy hoạch; thương mại, du lịch;
Sự nghiệp thị chính: Duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên; điện chiếu sáng công cộng, vệ sinh công cộng và các sự nghiệp thị chính khác;
Các sự nghiệp kinh tế khác;
k) Chi đảm bảo xã hội: Cứu tế xã hội, mai táng phí, đám tang các đối tượng chính sách; công tác quản lý nghĩa trang; công tác chi thực hiện chính sách cho các đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định (không kể chi hỗ trợ mua bảo hiểm y tế); chi đảm bảo xã hội khác do cấp huyện thực hiện;
l) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc cấp huyện; Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc cấp huyện: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
m) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc cấp huyện theo quy định của pháp luật;
n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
o) Trợ giá, trợ cước theo chính sách cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và của tỉnh;
p) Chi hỗ trợ đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn, hỗ trợ địa phương khác để thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN năm 2015;
3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp huyện;
4. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
Điều 9. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã
Gồm có 03 nhiệm vụ chi như sau:
1. Chi đầu tư phát triển
a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do cấp xã quản lý theo các lĩnh vực;
b) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý theo các lĩnh vực.
2. Chi thường xuyên:
a) Chi quốc phòng, an ninh: Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội phần cấp xã thực hiện theo quy định của Trung ương và địa phương;
b) Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã;
c) Sự nghiệp văn hóa thông tin: các hoạt động văn hoá, phong trào (kể cả chi hoạt động cho công tác thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa") ở cấp xã theo các quy định của Trung ương và tỉnh;
d) Sự nghiệp truyền thanh và các hoạt động thông tin khác;
đ) Sự nghiệp thể dục, thể thao do xã, phường, thị trấn quản lý;
e) Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải;
g) Chi sự nghiệp kinh tế do cấp xã quản lý:
Chi cho các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình khác do xã quản lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định; các sự nghiệp kinh tế khác;
Sự nghiệp tài nguyên: Lập kế hoạch sử dụng đất, thống kê hiện trạng sử dụng đất;
h) Chi đảm bảo xã hội: Chi thăm hỏi các gia đình chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác; trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi);
i) Chi cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp xã theo quy định của pháp luật:
Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp xã: tiền lương cho cán bộ, công chức; hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; công tác phí; chi về hoạt động, văn phòng, như: Chi phí điện nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản cố định khác; chi cho cán bộ không chuyên trách cấp xã; các nhiệm vụ chi hoạt động thường xuyên khác;
Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã;
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);
Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở xã theo quy định của pháp luật;
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định;
k) Trợ giá, trợ cước theo chính sách cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và của tỉnh;
l) Chi hỗ trợ đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn, hỗ trợ địa phương khác để thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật NSNN năm 2015;
m) Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ);
n) Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật;
3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp xã.
Điều 10. Tỷ lệ phân chia tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách
1. Khoản thu do cấp tỉnh quản lý
a) Đối với 03 khoản thu: Thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường: Điều tiết ngân sách tỉnh hưởng 100% số thu.
2. Khoản thu do cấp huyện quản lý
a) Lệ phí trước bạ (trừ nhà đất) điều tiết ngân sách cấp huyện 100%.
- Các huyện Châu Thành, Bến Cầu: Tỷ lệ điều tiết giữa cấp huyện và xã, thị trấn: 80% - 20%;
- Thành phố Tây Ninh:
Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và các xã, phường (trừ Phường 1, 2, 3, IV, Hiệp Ninh, Ninh Sơn): 80% - 20%;
Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và Phường 1: 84% - 16%;
Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và Phường 2: 89% - 11%;
Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và Phường 3: 100% - 0%;
Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và Phường IV: 92% - 08%;
Tỷ lệ điều tiết giữa thành phố và Hiệp Ninh, Ninh Sơn: 69% - 31%.
- Thị xã Hòa Thành:
Tỷ lệ điều tiết giữa thị xã và các xã, phường (trừ Phường Hiệp Tân, Phường Long Hoa): 85% - 15%;
Tỷ lệ điều tiết giữa thị xã và Phường Hiệp Tân: 82% - 18%;
Tỷ lệ điều tiết giữa thị xã và Phường Long Hoa: 100% - 0%.
- Huyện Dương Minh Châu:
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã, thị trấn (trừ xã Suối Đá, Phan): 70% - 30%;
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Đá: 84% - 16%;
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Phan: 80% - 20%.
- Thị xã Trảng Bàng:
Tỷ lệ điều tiết giữa Thị xã và các xã, phường (trừ Phường Trảng Bàng, An Hòa và Phường An Tịnh): 80% - 20%;
Tỷ lệ điều tiết giữa Thị xã và Phường Trảng Bàng, Phường An Tịnh: 95% - 05%;
Tỷ lệ điều tiết giữa Thị xã và Phường An Hòa: 78% - 22%.
- Huyện Gò Dầu:
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã (trừ thị trấn và xã Phước Đông): 70% - 30%;
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và Thị trấn: 90% - 10%;
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Phước Đông: 86% - 14%.
- Huyện Tân Biên:
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã, thị trấn (trừ xã Tân Phong): 80% - 20%;
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Tân Phong: 88% - 12%.
- Huyện Tân Châu:
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và các xã (trừ xã Suối Dây và xã Suối Ngô): 80% - 20%;
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Dây: 84% - 16%;
Tỷ lệ điều tiết giữa huyện và xã Suối Ngô: 77% - 23%.
3. Khoản thu cấp xã quản lý
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ do xã quản lý thu: Tỷ lệ điều tiết là 100% cho ngân sách cấp xã.
Thành phố Tây Ninh: Tỷ lệ điều tiết giữa Thành phố và Phường 3: 88% - 12%;
Thị xã Hòa Thành: Tỷ lệ điều tiết giữa Thị xã và Phường Long Hoa: 29% - 71%;
Thị xã Trảng Bảng: Tỷ lệ điều tiết giữa Thị xã và Phường Trảng Bàng: 15% - 85%.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước thực hiện Nghị quyết này.
4. Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 và Nghị quyết số 42/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND 08 tháng 12 năm 2016 phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa X, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.
|
CHỦ TỊCH |