HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
21/2019/NQ-HĐND
|
Bình
Dương, ngày 12 tháng 12 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH, MỘT SỐ CHẾ
ĐỘ, CHÍNH SÁCH, MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ,
Ở ẤP, KHU PHỐ; MỨC BỒI DƯỠNG NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA CÔNG VIỆC Ở ẤP, KHU PHỐ;
MỨC KHOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CẤP XÃ VÀ ẤP,
KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một
số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số
34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã, ở thôn, tổ dân phố;
Xét Tờ trình số
5865/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về
việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về số lượng, chức
danh, một số chế độ, chính sách, mức hỗ trợ đối với người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố; mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia
công việc ở ấp, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị
- xã hội ở cấp xã và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Báo cáo thẩm tra
số 104/BC-HĐND ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Ban Pháp chế và ý kiến thảo luận của
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định số lượng,
chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở ấp, khu phố
1. Số lượng
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo quyết định phân loại
đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
a) Cấp xã loại 1: tối đa 14 người;
b) Cấp xã loại 2: tối đa 12 người;
c) Cấp xã loại 3: tối đa 10 người.
2. Chức danh người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã
Stt
|
Chức danh người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã
|
1
|
Thư ký Đảng ủy
|
2
|
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
|
3
|
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh
|
4
|
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
|
5
|
Phó Chỉ huy trưởng Quân sự
|
6
|
Chủ tịch Hội Người cao tuổi
|
7
|
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ
|
Ngoài 07 chức danh người hoạt động
không chuyên trách cấp xã nêu trên, Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân
tỉnh quy định hướng dẫn về việc bố trí các chức danh khác và các chức danh kiêm
nhiệm phù hợp với đặc thù ở từng địa phương, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu
quả cao và không vượt quá số lượng tối đa quy định theo phân loại đơn vị hành
chính.
3. Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố
a) Bí thư
Chi bộ;
b) Trưởng ấp hoặc Trưởng khu phố;
c) Trưởng
Ban công tác Mặt trận.
Điều 2. Phụ cấp chức danh
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở ấp, khu phố
1. Phụ cấp chức danh người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã: 1,14 x mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Phụ cấp chức danh người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố:
1,0 x mức lương cơ sở/người/tháng.
Đối với ấp có từ 350 hộ gia
đình trở lên hoặc ấp thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền, mức phụ cấp như sau:
- Bí thư Chi bộ ấp: 1,70 x mức
lương cơ sở/người/tháng;
- Trưởng ấp và Trưởng Ban công
tác Mặt trận ấp: 1,65 x mức lương cơ sở/người/tháng.
Điều 3. Hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã; ở ấp, khu phố
1. Hỗ trợ người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, bao gồm:
a) Hỗ trợ hàng tháng theo trình
độ đào tạo
Trình độ của
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
|
Hệ số x mức
lương cơ sở/người/tháng
|
Đại học
|
1,20
|
Cao đẳng
|
0,96
|
Trung cấp
|
0,72
|
Sơ cấp và chưa đào tạo
|
0,57
|
b) Nâng mức hỗ trợ theo niên hạn
Người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã sau khi được hưởng mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 1
Điều này, sau thời gian làm việc đủ 03 năm (36 tháng) đối với trình độ đại học,
cao đẳng; đủ 02 năm (24 tháng) đối với trình độ trung cấp, sơ cấp và chưa qua
đào tạo nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật, được nâng thêm một
mức hỗ trợ, cụ thể như sau:
- Trình độ đại học: 0,33 x mức
lương cơ sở/người/tháng;
- Trình độ cao đẳng: 0,31 x mức
lương cơ sở/người/tháng;
- Trình độ trung cấp: 0,20 x mức
lương cơ sở/người/tháng;
- Trình độ sơ cấp và chưa đào tạo:
0,18 x mức lương cơ sở/người/tháng.
c) Hỗ trợ công vụ
Người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã được hỗ trợ công vụ là 25% tổng phụ cấp và hỗ trợ hiện hưởng.
Trong trường hợp Chính phủ có quy định thay đổi mức phụ cấp công vụ đối với cán
bộ, công chức thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ được thực hiện
hỗ trợ công vụ bằng mức phụ cấp công vụ theo quy định của Chính phủ.
d) Hỗ trợ khi thôi việc
Người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã khi thôi việc được hưởng mức hỗ trợ thôi việc như sau: cứ mỗi
năm làm việc được tính bằng ½ tháng tổng phụ cấp và hỗ trợ hiện hưởng.
Mức hỗ trợ thấp nhất bằng 01
tháng tổng phụ cấp và hỗ trợ hiện hưởng.
2. Hỗ trợ người hoạt động không
chuyên trách ở ấp, khu phố, bao gồm:
a) Hỗ trợ hàng tháng: 0,50 x mức lương cơ sở/người/tháng.
Đối với ấp có từ 350 hộ gia
đình trở lên hoặc ấp thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền, mức hỗ trợ hàng tháng là
0,35 x mức lương cơ sở/người/tháng.
b) Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế: hỗ
trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định.
Điều
4. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; ở ấp, khu phố
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm
chức danh người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã mà giảm được 01
người trong số lượng quy định tại
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này, kể từ
ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm
nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1) tương ứng với trình độ đào tạo.
2. Người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã kiêm
nhiệm chức danh người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã mà giảm được
01 người trong số lượng quy định tại
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này, kể từ
ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp
kiêm nhiệm bằng 50% tổng phụ cấp và hỗ trợ (bậc 1) tương ứng với trình độ đào tạo của
người kiêm nhiệm.
3. Cán bộ, công chức và người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố kiêm
nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở ấp,
khu phố mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết này, kể từ ngày
được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm
nhiệm bằng 50% tổng phụ cấp và hỗ trợ của chức danh kiêm nhiệm.
4. Trường
hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để
tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 5. Khoán kinh phí hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; khoán kinh phí hoạt động của ấp,
khu phố; mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc ở ấp, khu phố
1. Khoán kinh phí hoạt động của
các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã (gồm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh)
a) Cấp xã loại 1: 4.000.000 đồng/tổ
chức/tháng;
b) Cấp xã loại 2: 3.500.000 đồng/tổ
chức/tháng;
c) Cấp xã loại 3: 3.000.000 đồng/tổ
chức/tháng.
2. Khoán kinh phí hoạt động của
ấp, khu phố
a) Kinh phí hoạt động ở ấp
- Ấp thuộc cấp xã loại 1: 4.000.000
đồng/tháng;
- Ấp thuộc cấp xã loại 2, loại
3: 3.000.000 đồng/tháng.
b) Kinh phí hoạt động ở khu phố
- Khu phố thuộc cấp xã loại 1:
5.000.000 đồng/tháng;
- Khu phố thuộc cấp xã loại 2:
4.000.000 đồng/tháng.
3. Khoán mức bồi dưỡng người trực
tiếp tham gia công việc ở ấp, khu phố
a) Phó Trưởng ấp, khu phố: 1,20
x mức lương cơ sở/người/tháng;
b) Chi hội trưởng các đoàn thể ở
ấp, khu phố (gồm Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ,
Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Hội Chữ Thập đỏ, Hội người cao tuổi): 0,5 x mức lương cơ sở/người/tháng.
Điều 6. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện Nghị quyết này.
Điều 7. Bãi bỏ Nghị quyết số 41/2009/NQ-HĐND7 ngày 16
tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ đối với công chức cấp
xã có trình độ sơ cấp chuyên môn; thực hiện chế độ phụ cấp, hỗ trợ những người
hoạt động không chuyên trách cấp xã và cán bộ ấp, khu phố; quy định chức
danh những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình
Dương; Nghị quyết số 59/2011/NQ-HĐND8 ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về việc sửa đổi quy định chế độ hỗ trợ đối với công chức cấp xã
có trình độ sơ cấp chuyên môn, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã,
cán bộ ấp, khu phố; bổ sung chức danh những người hoạt động không chuyên trách
cấp xã và sửa đổi kinh phí hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
Điều 8. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng
nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển
khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Dương khoá IX, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ; Ban CTĐB;
- Các Bộ: Tài chính, Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- LĐVP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND cấp huyện;
- Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về pháp luật (Sở Tư pháp);
- Trung tâm Công báo, Website, Đài PT-TH,
Báo Bình Dương;
- Phòng: TH, HCTCQT;
- Lưu: VT (10).
|
CHỦ TỌA
Nguyễn Thị Kim Oanh
|