HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
21/2016/NQ-HĐND
|
Hậu
Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số
266/2016/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa
XIV ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách nhà nước 2017;
Căn cứ Quyết định số
46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;
Xét Tờ trình số 281/TTr-UBND
ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc đề nghị
thông qua định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng
nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua định mức phân bổ
dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể
như sau:
1. Định mức phân bổ dự toán
chi thường xuyên cấp tỉnh:
a) Định mức phân bổ dự toán chi quản
lý hành chính, Đảng, Đoàn thể:
- Định mức phân bổ kinh phí hoạt động
thường xuyên:
Nội dung
|
Định mức
(triệu đồng/biên chế/năm)
|
1. Các đơn vị cấp Sở và tương đương:
|
|
a) Dưới 11 biên chế
|
38
|
b) Từ biên chế 11 đến biên chế 20
|
35
|
c) Từ biên chế thứ 21 trở lên
|
34
|
2. Các đơn vị trực thuộc Sở và tương đương:
|
|
a) Dưới 11 biên chế
|
32
|
b) Từ biên chế 11 đến biên chế 20
|
30
|
c)Từ biên chế thứ 21 trở lên
|
29
|
3. Các đơn vị trực thuộc của đơn vị trực
thuộc Sở và tương đương:
|
|
a) Dưới 11 biên chế
|
29
|
b) Từ biên chế 11 đến biên chế 20
|
27
|
c) Từ biên chế thứ 21 trở lên
|
26
|
+ Định mức phân bổ kinh phí hoạt động thường
xuyên tính theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao đối với đơn vị thực hiện
theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
+ Định mức phân bổ kinh phí hoạt động thường
xuyên tính theo biên chế thực tế (không vượt biên chế được cấp có thẩm quyền
giao) đối với đơn vị chưa thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
+ Định mức phân bổ bao gồm:
. Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường
xuyên bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, nâng lương,
thông tin liên lạc, công tác phí trong nước và nước ngoài, hội nghị, sơ kết, tổng
kết, đoàn ra, đoàn vào, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu, cải cách hành
chính, công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học cấp Sở, đào tạo, bồi dưỡng thuộc
thẩm quyền và các nhiệm vụ phát sinh khác theo quy định thuộc chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan, đơn vị.
. Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên
phát sinh hàng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn của các ngành, chi tập huấn bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện công tác quản
lý ngành, lĩnh vực; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; xây
dựng, hoàn thiện, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
đánh giá giám sát đầu tư.
. Kinh phí sửa chữa thường xuyên trụ sở; kinh
phí sửa chữa, mua sắm, thay thế trang thiết bị phương tiện làm việc của cán bộ,
công chức theo quy định.
+ Định mức phân bổ không bao gồm:
. Chi lương, phụ cấp và các khoản có tính chất
lương.
. Các khoản chi đặc thù mang tính chất chung của
các Sở, cơ quan cấp tỉnh, Đảng, đoàn thể tỉnh: Kinh phí đối ứng của các dự án;
chi thuê trụ sở; chi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ; chi mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở;
kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo Đề án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
. Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt
của các cơ quan không đưa được vào định mức phân bổ: Kinh phí thực hiện các cuộc
điều tra thống kê đặc thù, đột xuất; trang phục, kinh phí trích theo số thu thực
nộp ngân sách Nhà nước; hỗ trợ các tổ chức tôn giáo, tiếp công dân, xử lý đơn
thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh...
- Chi tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính
chất tiền lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…) được tính
theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:
+ Ngân sách đảm bảo 100% theo biên chế thực tế
nhưng không vượt biên chế cấp thẩm quyền giao đối với đơn vị chưa thực hiện tự
chủ.
+ Đối với đơn vị thực hiện tự chủ ngân sách đảm
bảo theo biên chế được cấp thẩm quyền giao. Đối với biên chế chưa tuyển dụng đủ
theo chỉ tiêu biên chế được giao được tính theo hệ số lương 2,34/biên chế và
các khoản có tính chất tiền lương.
- Các nhiệm vụ đặc thù phát sinh khác:
Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh,
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ngoài định mức phân bổ nêu trên có tính toán bổ
sung thêm các nhiệm vụ chi đặc thù cụ thể của từng đơn vị.
- Các hội đặc thù tùy theo loại hình hoạt động của
đơn vị được ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo quy định hiện hành và được vận dụng
tối đa bằng định mức phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên quy định tại Tiết
(-) thứ nhất Điểm này của đơn vị cùng quy mô biên chế; lương, phụ cấp và các
khoản có tính chất tiền lương, thù lao tính theo quy định hiện hành.
Trên cơ sở biên chế hành chính được cơ quan có
thẩm quyền giao và mức được chi thường xuyên theo định mức phân bổ, khuyến
khích các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tinh giản biên chế, tiết kiệm chi tiêu để
tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và tăng chi cho các nhiệm vụ trọng tâm của
cơ quan, đơn vị.
b) Định mức phân bổ chi sự nghiệp:
- Ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên các đơn vị sự
nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng
02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập và các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
trong các lĩnh vực, cụ thể:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo
chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường
xuyên: Thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đối với dịch vụ sự
nghiệp công nằm trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân
sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền ban hành và theo giá do cơ quan có thẩm
quyền quy định theo pháp luật về giá.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên: Thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nằm trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
kinh phí ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền ban hành và theo giá, phí do
cơ quan có thẩm quyền quy định chưa tính đủ chi phí. Đơn vị có nguồn thu sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được
ngân sách Nhà nước cấp.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước
đảm bảo chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao,
không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp): Thực hiện theo quy định hiện hành,
ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên theo quy định. Trên cơ sở
quỹ tiền lương, phụ cấp, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc thù và chi hoạt động
thường xuyên được vận dụng tối đa bằng định mức phân bổ chi quản lý hành chính
của đơn vị cùng qui mô biên chế, các đơn vị xác định mức ngân sách Nhà nước hỗ
trợ kinh phí chi thường xuyên.
. Đối với biên chế thuộc đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh
hoạt động trên địa bàn xã tính định mức hoạt động là 12 triệu đồng/biên chế/năm.
. Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp được xem xét bổ
sung thêm kinh phí đặc thù phát sinh không thường xuyên theo quy định của đơn vị
sự nghiệp.
- Trong thời gian các Nghị định về cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực chưa được ban hành, các đơn vị
sự nghiệp công lập thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính hiện hành theo quy định của Nghị
định số 16/2015/NĐ-CP. Phân bổ chi thường xuyên các lĩnh vực chi sự nghiệp của
địa phương theo nguyên tắc: Ngân sách Nhà nước giảm cấp chi thường xuyên cho
các đơn vị sự nghiệp công lập đối với các khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch
vụ theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ của từng lĩnh vực sự nghiệp công lập.
c) Đối với chi đảm bảo xã hội: Căn cứ vào thực tế
nhiệm vụ chi giai đoạn 2017 - 2020 và các chế độ, chính sách do Trung ương và địa
phương ban hành sẽ bố trí mức chi hợp lý và hàng năm tùy theo khả năng ngân
sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định
tăng tỷ lệ hợp lý.
d) Đối với chi quốc phòng - an ninh: Căn cứ khả
năng ngân sách và nhiệm vụ chi theo luật định sẽ phân bổ để bảo đảm các nhiệm vụ
quốc phòng và an ninh của địa phương.
2. Định mức phân
bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là
ngân sách cấp huyện) bao gồm ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân
sách cấp xã):
a) Định mức phân bổ chi sự nghiệp
giáo dục:
- Trên cơ sở bảo đảm tỷ lệ chi tiền
lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) tối đa 85%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục
không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 15% (chưa kể
nguồn thu học phí).
- Định mức phân bổ trên bao gồm
các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục theo phân cấp.
- Định mức chi nêu trên bao gồm tất
cả các nhiệm vụ chi của các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục theo phân cấp.
- Ngoài ra, định mức phân bổ theo
tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số đối tượng thực tế, mức hỗ trợ
theo số được Trung ương phân bổ và chế độ quy định gồm:
+ Kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa trẻ
3 - 5 tuổi.
+ Kinh phí hỗ trợ học bổng, chi
phí học tập cho học sinh khuyết tật.
+ Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập
đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.
b) Định mức phân bổ chi sự nghiệp
đào tạo và dạy nghề:
Bao gồm các loại hình đào tạo, dạy
nghề (chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác),
các cấp đào tạo, dạy nghề, Trung tâm chính trị, Trung tâm dạy nghề…, theo tiêu
chí cụ thể sau:
- Đối với các đơn vị đào tạo
(Trung tâm chính trị, Trung tâm dạy nghề…) tính theo biên chế được giao là 100
triệu đồng/biên chế/năm.
- Hoạt động đào tạo tại cấp huyện,
định mức chi 300 triệu đồng/huyện/năm.
- Hoạt động đào tạo tại cấp xã, định
mức chi 30 triệu đồng/xã/năm.
- Hoạt động đào tạo khác theo tiêu
chí dân số là 6.000 đồng/người dân/năm (không kể dân số từ 1 - 18 tuổi).
c) Định mức phân bổ chi quản lý
Nhà nước, Đảng, Đoàn thể: Tính theo biên chế được giao là 105 triệu đồng/biên
chế/năm. Định mức nêu trên đã bao gồm tất cả các nhiệm vụ chi của chi quản lý
Nhà nước, Đảng, Đoàn thể (chi cải cách hành chính; đào tạo, bồi dưỡng; mua sắm,
sửa chữa; hội nghị, sơ kết; công tác phí trong nước và nước ngoài;…).
d) Định mức phân bổ chi sự nghiệp
văn hóa thông tin: Theo tiêu chí dân số là 12.500 đồng/người dân/năm.
đ) Định mức phân bổ chi sự nghiệp
phát thanh truyền hình: Theo tiêu chí dân số là 7.000 đồng/người dân/năm.
e) Định mức phân bổ chi sự nghiệp
thể dục thể thao: Theo tiêu chí dân số là 5.500 đồng/người dân/năm.
g) Định mức phân bổ chi sự nghiệp
đảm bảo xã hội: Theo tiêu chí dân số là 15.000 đồng/người dân/năm.
Ngoài ra, định mức phân bổ theo
tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số đối tượng thực tế, mức hỗ trợ
theo số được Trung ương phân bổ và chế độ quy định gồm:
- Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp
xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp
các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Kinh phí để thực hiện chế độ điều
chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số
130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111/HĐBT
ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho
người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
h) Định mức phân bổ chi quốc
phòng: Theo tiêu chí dân số là 30.000 đồng/người dân/năm.
i) Định mức phân bổ chi an ninh:
Theo tiêu chí dân số là 10.000 đồng/người dân/năm.
k) Định mức chi sự nghiệp khoa học
công nghệ: Theo tiêu chí dân số là 2.500 đồng/người dân/năm.
l) Định mức phân bổ chi sự nghiệp
kinh tế: Theo tiêu chí dân số là 55.000 đồng/người dân/năm.
Ngoài ra, tùy theo tính chất đô thị,
định mức phân bổ bổ sung chi sự nghiệp kinh tế như sau:
- Thành phố Vị Thanh: 25.000 triệu
đồng/đơn vị/năm.
- Thị xã Ngã Bảy: 19.000 triệu đồng/đơn
vị/năm.
- Thị xã Long Mỹ: 11.000 triệu đồng/đơn
vị/năm.
- Huyện Phụng Hiệp, huyện Châu
Thành, huyện Châu Thành A: 9.000 triệu đồng/đơn vị/năm.
- Huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ:
8.000 triệu đồng/đơn vị/năm.
Ngoài ra, định mức phân bổ theo
tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số đối tượng thực tế, mức hỗ trợ
theo số được Trung ương phân bổ và chế độ quy định gồm:
- Kinh phí miễn thu thủy lợi phí.
- Kinh phí hỗ trợ địa phương sản
xuất lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
m) Định mức phân bổ chi hoạt động
sự nghiệp môi trường:
Trên cơ sở tổng dự toán chi sự
nghiệp môi trường của ngân sách Trung ương giao, dành 80% phân bổ cho ngân sách
cấp huyện theo các tiêu chí sau:
- Phân bổ 69% theo dân số đô thị
và mật độ dân số, cụ thể:
+ Đối với dân số đô thị loại II đến
IV hệ số 2; đối với dân số đô thị loại V hệ số 1;
+ Về hệ số theo mật độ dân số:
Trên 750 - 1.000 người/km2 hệ số 2,5; trên 500 - 750 người/km2 hệ số 1,8; từ
500 người/km2 trở xuống hệ số 1.
- Phân bổ 11% cho yếu tố tác động
môi trường của sản xuất công nghiệp theo giá trị sản xuất công nghiệp trên địa
bàn từng huyện, thị xã, thành phố theo công thức:
Chi
sự nghiệp môi trường (huyện A)
|
=
|
Tổng chi sự
nghiệp môi trường toàn tỉnh
|
x
|
11%
|
x
|
Giá trị sản xuất
công nghiệp trên địa bàn huyện A
|
Giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh
|
(trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của huyện
A lấy theo số liệu Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh công bố năm 2015).
- Phân bổ 20% cho địa phương là trung tâm hành
chính tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ về môi trường.
n) Chi thường xuyên khác của ngân sách: Phân
bổ theo tỷ trọng bằng 0,5% tổng các khoản chi thường xuyên đã được tính theo định
mức phân bổ dự toán chi ngân sách của từng huyện (từ Điểm a đến Điểm m, Khoản 2
Điều này, không bao gồm định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung).
o) Định mức chi ngân sách xã, phường,
thị trấn:
- Chi cho con người (lương, phụ cấp,
các khoản có tính chất lương, các khoản đóng góp, phụ cấp đại biểu Hội đồng
nhân dân, phụ cấp cấp ủy…):
+ Đối với cán bộ, công chức cấp
xã: 1.580 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
+ Đối với những người hoạt động
không chuyên trách:
. Xã, phường, thị trấn: 480 triệu
đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
. Ấp, khu vực: 87 triệu đồng/ấp,
khu vực/năm.
- Chi quản lý hành chính:
+ Theo tiêu chí xã, phường, thị trấn
là 530 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
+ Theo tiêu chí ấp, khu vực: 90
triệu đồng/ấp, khu vực/năm.
Ngoài ra, bổ sung thêm 100 triệu đồng/xã,
phường, thị trấn/năm để thực hiện xã văn hóa, văn hóa nông thôn mới, xã nông
thôn mới, phường, thị trấn thực hiện văn minh đô thị.
Định mức chi ngân sách cấp xã nêu
trên bao gồm tất cả các nhiệm vụ chi theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước
và các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành.
p) Định mức phân bổ chi khen thưởng:
Phân bổ theo tỷ trọng bằng 1% các khoản chi thường xuyên đã được tính theo định
mức phân bổ dự toán chi ngân sách của từng huyện, thị xã, thành phố (từ Điểm a
đến Điểm o, Khoản 2 Điều này, không bao gồm định mức phân bổ theo tiêu chí bổ
sung).
q) Đối với những địa phương có dân
số thấp: Đối với những địa phương có dân số dưới 80.000 dân được phân bổ thêm
5% số chi tính theo định mức dân số nêu trên.
r) Dự phòng ngân sách: Phân bổ dự
phòng ngân sách cấp huyện và cấp xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
s) Đối với các địa phương thuộc tỉnh
khi áp dụng định mức này mà dự toán chi thường xuyên năm 2017 và các lĩnh vực:
Giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học công nghệ thấp hơn dự toán chi năm đầu
2016 thì sẽ được bổ sung để đảm bảo không thấp hơn mức dự toán đầu năm 2016.
t) Định mức phân bổ là cơ sở để
xây dựng và phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện (bao gồm ngân
sách cấp xã). Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào tình hình thực tế tại
địa phương, khả năng nguồn thu ngân sách để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
xem xét quyết định phân bổ cụ thể hàng năm, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
chính trị được giao cho các ngành, các cấp trên địa bàn.
Định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên của các đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện giai đoạn 2017 - 2020 nêu trên bao gồm
tất cả các nhiệm vụ chi của từng đơn vị, từng cấp ngân sách theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hàng năm căn cứ
vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét
trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Phương pháp
xác định một số tiêu chí, căn cứ của định mức phân bổ ngân sách địa phương:
- Về dân số: Số dân số của từng
huyện, thị xã, thành phố được xác định theo số liệu do Cục trưởng Cục Thống kê
tỉnh công bố.
- Về biên chế: Biên chế được xác định
trên cơ sở quyết định giao biên chế của cấp có thẩm quyền theo quy định.
Điều 2. Nghị quyết này bãi bỏ
Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Hậu Giang về việc thông qua định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách
tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh
giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa IX Kỳ họp thứ Tư thông qua ngày 08 tháng 12 năm
2016 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2016./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (HN - TP. HCM);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và các Đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Tạo
|