Nghị quyết 186/2009/NQ-HĐND về Tiêu chuẩn chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh do tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 186/2009/NQ-HĐND
Ngày ban hành 24/07/2009
Ngày có hiệu lực 27/07/2009
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Ngô Đức Vượng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 186/2009/NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 24 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TIÊU CHUẨN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH

HỘI ĐỒNG NHÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 1757/TTr-UB ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về tiêu chuẩn chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, thay thế Nghị quyết số 57/2003/NQ-HĐND-KXV ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, khóa XV; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về Tiêu chuẩn chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh cụ thể như sau:

1. Về kinh tế

- Tạo chuyển biến theo hướng tích cực, bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững. Thực hiện đạt kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm. Đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để có giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm sau cao hơn năm trước.

- Hoàn thành kế hoạch thu ngân sách, phấn đấu bảo đảm yêu cầu chi các hoạt động theo kế hoạch, chi ngân sách theo quy định của pháp luật. Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn đóng góp của nhân dân theo đúng quy định của Nhà nước và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cộng đồng khu dân cư.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề, làng nghề gắn với phát triển thương mại, dịch vụ ở địa phương. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa. Phát triển kinh tế ở địa phương phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, của huyện.

- Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển và quản lý tốt giao thông nông thôn. Đường liên thôn (khu) được cứng hóa (mặt bê tông hoặc nhựa đường) từ 60% trở lên đối với xã đồng bằng, phường, thị trấn; từ 30% trở lên đối với xã miền núi I, miền núi II; từ 10% trở lên đối với xã miền núi III, xã vùng cao và xã thuộc chương trình 135 (những xã đạt chỉ tiêu trên, tỷ lệ năm sau tăng hơn năm trước từ 2% trở lên). Có trên 95% hộ được sử dụng điện.

2. Về văn hóa - xã hội

a. Về giáo dục

- Thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường lớp học, xoá phòng học tranh tre, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 75% trở lên. Có đủ lớp học, phòng học cho các cấp học, từng bước chuẩn hóa phòng học; duy trì và giữ vững kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục bậc trung học, phát triển giáo dục mầm non và có trung tâm học tập cộng đồng.

- Có chủ trương, biện pháp tích cực phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về giáo dục. Các trường học trên địa bàn ( trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) được xếp tập thể tiên tiến; không có học sinh phạm tội và nghiện ma túy.

- Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy có hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục tại địa phương. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giảm tỷ lệ học sinh các cấp bỏ học, tăng tỷ lệ lên lớp đúng chất lượng. Hàng năm có học sinh giỏi ở các cấp học, tỷ lệ học sinh vào trung học phổ thông đạt từ 90% trở lên đối với xã đồng bằng, phường, thị trấn; 80% trở lên đối với xã miền núi I, miền núi II; 70% trở lên đối với xã miền núi III, xã vùng cao và các xã thuộc chương trình 135. Huy động trẻ em 5 tuổi ra lớp mẫu giáo từ 95% trở lên.

b. Về y tế - dân số

- Triển khai tốt các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

- Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Không có dịch bệnh nguy hiểm lớn xảy ra trên địa bàn, không có ngộ độc thực phẩm đông người. Giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, thực hiện tốt công tác phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội và các bệnh dịch nguy hiểm.

- Làm tốt công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động y tế. Thực hiện giảm tỷ lệ tăng dân số bằng hoặc dưới 1%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm giảm từ 1,5% trở lên. Trên 99% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định. 100% phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 1 lần trước khi sinh. 90% trở lên số khu dân cư không có người vi phạm chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình. Không có cán bộ từ khu dân cư trở lên vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Có 90% trở lên hộ gia đình đối với xã đồng bằng, phường, thị trấn, và 70% trở lên hộ gia đình đối với xã miền núi I, miền núi II; 60% trở lên hộ gia đình đối với các xã miền núi III, các xã vùng cao, các xã thuộc chương trình 135 được sử dụng nước hợp vệ sinh và có nhà tắm, nhà xí hợp vệ sinh.

c. Về văn hóa - thông tin - thể thao

- Phát triển toàn diện và đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực văn hóa - xã hội, thể dục, thể thao. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Có 80% trở lên số hộ đối với các xã đồng bằng, phường, thị trấn; 75% trở lên số hộ đối với các xã miền núi được công nhận “Gia đình văn hóa”. Có 80% trở lên số khu dân cư được xếp loại khu dân cư văn hóa. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng theo quy định của Nhà nước, phù hợp với qui ước, hương ước của địa phương. Cơ quan xã, phường, thị trấn được công nhận cơ quan văn hóa.

- Có hệ thống đài truyền thanh bảo đảm truyền tải thông tin đến 100% khu dân cư. 90% trở lên số khu dân cư có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt văn hóa.

- Xây dựng, quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa thông tin - thể thao ở cấp xã và các khu dân cư. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

d. Về xã hội

- Thực hiện tốt chương trình về giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo. Xuất khẩu lao động đạt chỉ tiêu giao hàng năm. Không có hộ đói, đạt chỉ tiêu giảm hộ nghèo theo kế hoạch được giao hàng năm.

[...]