HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/2022/NQ-HĐND
|
Bình
Phước, ngày 09 tháng 11 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC VÀ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 7 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê duyệt chủ
trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ
trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số
02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn
đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên
tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -
2025;
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2050, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 178/TTr-UBND ngày
03 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số
71/BC-HĐND-KTNS ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng
nhân dân tỉnh; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định cơ chế
huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc
gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022
- 2025.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện;
giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân
tỉnh Bình Phước khóa X, kỳ họp thứ 7 (chuyên đề) thông qua ngày 09 tháng 11 năm
2022 và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 11 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ TC, Bộ KH&ĐT, Bộ TP (Cục kiểm tra văn bản);
- TTTU, TTHĐND, UBND, Đoàn ĐBQH, BTTUBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm CNTT và TT;
- LĐVP, các phòng chuyên môn;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Huỳnh Thị Hằng
|
QUY ĐỊNH
CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC VÀ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bình Phước)
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh đối tượng áp dụng
1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy
định cơ chế huy động nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và các
chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022 - 2025.
Quy định này quy định cơ chế huy động
nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và
các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước, bao gồm: Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện và quản lý nguồn vốn
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai
đoạn 2022 - 2025.
Điều 2. Nguyên
tắc huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn
Việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện
các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 01 Điều 10 Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 3. Các nguồn
vốn thực hiện lồng ghép và cơ chế huy động các nguồn lực khác
1. Các nguồn vốn lồng ghép
a) Nguồn vốn ngân sách trung ương thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Nguồn ngân sách địa phương, bao gồm:
ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã
c) Các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
d) Nguồn vốn huy
động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác:
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân;
- Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham
gia thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Cơ chế huy động các nguồn lực khác
a) Huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện hoàn thành
mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia; các nguồn lực tham gia
đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch đảm bảo đúng quy định
của pháp luật.
b) Tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn phải căn cứ vào mục tiêu ưu tiên trong
quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
c) Việc huy động nguồn lực phải dựa
trên cơ sở thỏa thuận rõ về sự tham gia vào quá trình thẩm định, phê duyệt, thủ
tục hạch toán đối ứng quản lý tài chính đối với các phần vốn góp của các bên
đóng góp để khuyến khích góp vốn chung; giá trị huy động các nguồn lực phải được
thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt
dự án, dự toán và phải được theo dõi, đánh giá tổng hợp
báo cáo trong kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Điều 4. Nội dung
lồng ghép các nguồn vốn
Nội dung thực hiện lồng ghép các nguồn
vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia với các chương
trình, dự án khác quy định tại khoản 02 Điều 10 Nghị định
số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý
tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia được cụ thể như sau:
1. Các dự án xây dựng
a) Công trình giao thông nông thôn và
đường từ trung tâm xã đến đường huyện, đường thôn, ấp;
công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai; kiên cố hóa kênh mương;
cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,
dân tộc nội trú; trạm y tế xã; nhà văn hóa xã hoặc hội trường đa năng, khu thể
thao, nhà văn hóa thôn; điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người
cao tuổi; công trình cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn;
cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; hệ thống thu gom, vận chuyển và xử
lý rác thải của cụm xã, xã và các thôn, thu gom xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng; cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông xã; hệ
thống lưới điện nông thôn; hạ tầng thương mại nông thôn.
b) Hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đất ở cho hộ
nghèo dân tộc thiểu số; dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc
làm cho người lao động.
c) Đối với các dự án thực hiện trên địa
bàn xã đặc biệt khó khăn ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% tổng mức đầu tư.
d) Đối với các dự án khác thực hiện
theo quy định hiện hành.
2. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn
để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục
tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Điều 22, Điều 23 Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia, ưu tiên lồng ghép nguồn vốn đối với các dự
án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, các dự án mô hình thực hiện trên địa
bàn xã đặc biệt khó khăn.
3. Hoạt động kiểm tra đánh giá hội
nghị triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
4. Việc lồng ghép các nguồn lực cần
ưu tiên đối với các nhóm đối tượng đặc thù.
5. Công trình, dự án thực hiện trên địa
bàn một xã thì Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện lồng
ghép nguồn vốn; công trình, dự án thực hiện trên địa bàn liên xã thì Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện lồng ghép nguồn vốn.
Điều 5. Cách thức
và quy trình thực hiện lồng ghép nguồn vốn
1. Cách thức lồng
ghép nguồn vốn
a) Trên cùng một địa bàn đầu tư: lấy mục
tiêu đạt chuẩn nông thôn mới và mục tiêu thoát khỏi tình trạng xã đặc biệt khó
khăn làm trọng tâm, thực hiện rà soát các tiêu chí chưa đạt, cần hỗ trợ đầu tư thuộc các đối tượng đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì ưu tiên thực hiện và lồng ghép
nguồn vốn của hai chương trình này. Các tiêu chí không thuộc đối tượng đầu tư của
02 chương trình mục tiêu quốc gia trên thì thực hiện bằng
nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
b) Xác định rõ tỷ lệ cơ cấu đối với từng
nguồn vốn lồng ghép để tránh chồng chéo, trùng lắp. Cơ cấu các nguồn vốn lồng
ghép phải thể hiện cụ thể trong hồ sơ làm cơ sở để tham
mưu cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, dự toán và bố trí vốn.
2. Quy trình thực hiện lồng ghép nguồn
vốn
Công tác lồng ghép nguồn vốn được thực
hiện đồng thời với công tác lập kế hoạch đầu tư hàng năm và kế hoạch thực hiện
các Chương trình mục tiêu ở các cấp.
a) Khi tổ chức lập, thẩm định trình
phê duyệt hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới, cần xác định
được tổng thể nhu cầu đầu tư ở các lĩnh vực để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí
nông thôn mới.
b) Bước xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư ở cấp xã: căn cứ vào
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế
hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trung hạn giai đoạn 2021 -
2025 đã được phê duyệt. Vào thời điểm xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm, Ủy ban nhân dân xã xác định
cụ thể nhóm hoạt động, công trình, dự án ưu tiên thuộc đối tượng đầu tư của các
Chương trình mục tiêu quốc gia cần được lồng ghép nguồn vốn
và phương án lồng ghép nguồn vốn, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp.
c) Bước xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư ở cấp huyện: trên cơ sở đề xuất của Ủy
ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện giao các phòng liên quan rà soát xác định
rõ cơ cấu nguồn vốn lồng ghép trong kế hoạch thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và gửi cơ quan thường trực các
chương trình mục tiêu cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan.
d) Bước lập kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp tỉnh: cơ quan thường trực
các chương trình mục tiêu cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành
liên quan rà soát nội dung, dự kiến mức vốn, cơ cấu nguồn vốn đến từng hoạt động,
công trình, dự án, sau đó trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt kế hoạch thực hiện hằng năm./.