HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/2011/NQ-HĐND
|
Sóc Trăng , ngày
09 tháng 12 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM
2012
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi xem xét Báo cáo số
148/BC-UBND ngày 06/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã
hội năm 2011 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2012;
Qua báo cáo thẩm tra của các
Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân và
giải trình của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông
qua Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, với nội
dung chủ yếu sau:
1. Tình hình kinh tế - xã hội
năm 2011
Thống nhất với nhận định đánh giá về
kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân được nêu trong Báo cáo số
148/BC-UBND ngày 06/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
2. Các chỉ tiêu, giải pháp chủ yếu
năm 2012
a) Các chỉ tiêu chủ yếu
- Tốc độ tăng trưởng GDP 11 - 12%. GDP bình quân đầu người đạt 29,7 triệu đồng/người/năm
(giá hiện hành). Cơ cấu GDP khu vực I, II, III tương ứng là 51,77%, 14,77% và 33,46%.
Giá trị tăng thêm khu vực I tăng 8,46%; khu vực II tăng 10,9%; khu vực III tăng
17,06%.
- Sản lượng lúa đạt từ 02 triệu tấn
trở lên. Diện tích nuôi thủy sản là 72.000 ha, trong đó nuôi tôm là 49.000 ha.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản 178.400 tấn. Chế biến thủy
sản là 67.000 tấn (trong đó có 54.000 tấn tôm đông).
- Về xây dựng
nông thôn mới, phấn đấu đạt 12/19 tiêu chí đối với 22 xã được chọn; các xã còn lại đạt từ 8 - 10 tiêu chí.
- Giá trị sản xuất công nghiệp 8.400
tỷ đồng (giá cố định năm 1994). Giá trị xuất khẩu hàng hóa 490 triệu USD; trong
đó xuất khẩu thủy sản 440 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 31.000 tỷ đồng.
- Thu ngân sách nhà nước 1.350 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5.200 - 5.500 tỷ đồng.
- Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi
đến nhà trẻ 7,5%; mẫu giáo 79%; tiểu học 99,5%; trung học cơ sở 88%; trung học
phổ thông 53%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 21%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy
dinh dưỡng còn 16%; giảm tỷ lệ sinh 0,25‰. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 11,42‰. Số
giường bệnh trên 01 vạn dân là 16,68 giường; số bác sĩ trên 01 vạn dân là 4,21
bác sĩ. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 64,22% (theo tiêu chí mới quy định
tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế).
- Giải quyết việc làm mới là 22.500
lao động; dạy nghề cho 25.000 người. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt
33%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 - 3% so với
tỷ lệ năm 2011. Kéo điện sinh hoạt cho 12.000 hộ, trong đó có 10.000 hộ Khmer.
- Có 98% hộ dân thành thị và 89% hộ
dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất mới
xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm,
xử lý chất thải.
- Trên 88% các cơ sở sản xuất kinh
doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Tỷ lệ xử lý nước thải y tế đạt 50%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn
môi trường các loại chất thải như sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị,
công nghiệp, dịch vụ: Trên 89%.
+ Chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân
cư nông thôn, làng nghề: Trên 45%.
+ Chất thải nguy hại: Phấn đấu đạt
100%.
+ Rác thải y tế: Phấn đấu đạt 80%.
b) Các giải pháp chủ yếu
- Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ
thực hiện xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung
quy hoạch cho phù hợp ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt quy hoạch hệ thống sản xuất giống thủy sản trên địa
bàn. Tổ chức thực hiện đi đôi với tăng cường giám sát, đảm bảo hiệu quả thực
hiện Đề án cơ giới hóa các khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Tạo điều kiện
thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển mô hình chăn nuôi tập
trung theo quy hoạch, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và kiểm soát dịch
bệnh. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tăng cường đầu tư ứng dụng
khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp,
thương mại, dịch vụ; tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến theo hướng
hiện đại. Quan tâm phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp và kinh
tế nông thôn. Theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của
các doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu
hàng hóa. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá; ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật
liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của
các ngân hàng thương mại; bảo đảm vốn cho sản xuất; kiểm
soát chặt cho vay bất động sản; kiểm soát nợ xấu, bảo đảm
thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng. Triển khai thực hiện các giải pháp
theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm góp phần khắc phục tình trạng đô la hoá; thiết lập trật tự kỷ cương trong việc sử dụng ngoại tệ.
- Phấn đấu tăng thu ngân sách hợp
lý, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư phát triển: Thực hiện tốt các biện pháp tăng
thu, chống thất thu ngân sách nhà nước. Tăng cường tuyên
truyền, nâng cao ý thức về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thực hiện các biện
pháp quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ III và Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước,
trái phiếu chính phủ. Tiến hành rà soát, sắp xếp lại danh mục các dự án đầu tư
sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, không dàn trải, để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến
độ giải ngân các công trình được bố trí vốn.
- Đẩy mạnh phát triển khoa học
công nghệ và tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong
sản xuất, nhất là công nghệ sinh học. Đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên
cứu khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng
đồng, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám
sát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tập trung khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường tại các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng.
- Tiếp tục chăm lo bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tập trung giải quyết các vấn
đề xã hội bức xúc: Tích cực
triển khai kịp thời, đầy đủ và hiệu quả các chính sách an
sinh xã hội; đồng
thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện đúng đối tượng,
đúng mục đích của các chính sách. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình dạy nghề,
nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục thực hiện có
hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong
nhà trường. Chú trọng phát triển giáo dục ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ
nhân dân. Tập trung thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khống chế dịch sốt xuất huyết và
chân tay miệng. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Tập
trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của
Bộ Chính trị và Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Giữ vững an ninh chính trị, bảo
đảm trật tự an toàn xã hội; tăng cường phòng chống tội phạm, kiềm chế tai nạn
giao thông: Tiếp tục thực hiện các chương trình quốc
gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết
số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp
trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
quốc phòng, công tác huấn luyện các lực lượng; quan tâm xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ, dự bị động viên. Duy trì thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm
soát, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự an toàn vùng biển; bảo đảm thông tin
liên lạc thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng
cường công tác phòng chống tham nhũng: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; trong đó, đề ra và triển khai
thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức, tạo chuyển biến rõ nét về tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ
nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện đồng bộ các giải pháp và nâng
cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng. Tổ chức chu đáo công
tác tiếp công dân; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của
công dân. Có biện pháp ngăn chặn, giải quyết hiệu quả tình
trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp. Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp
lý cho các đối tượng, quan tâm thực hiện tại vùng nông thôn, vùng có đông đồng
bào dân tộc Khmer; quan tâm củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế sở
ngành.
Điều 2.
1. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm
vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Sóc Trăng khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Ban công tác đại biểu;
- VP.Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP.Chủ tịch nước;
- Các Bộ: TP, TC, KH&ĐT;
- TT.TU, TT.HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Sóc Trăng;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Mai Khương
|