Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 178/2014/NQ-HĐND về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn tỉnh Long An

Số hiệu 178/2014/NQ-HĐND
Ngày ban hành 11/12/2014
Ngày có hiệu lực 21/12/2014
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Đặng Văn Xướng
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Trách nhiệm hình sự

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/2014/NQ-ND

Long An, ngày 11 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003, Quy chế Hoạt động HĐND ngày 02/4/2005;

Căn cứ Nghị quyết số 46/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND tỉnh Long An vviệc thực hiện Đề án tiếp tục đi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 127/2013/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND tỉnh về Chương trình hoạt động giám sát năm 2014;

Trên cơ sở xem xét báo cáo số 544/BC-HĐND ngày 07/11/2014 của Thường trực HĐND tỉnh v giám sát chuyên đviệc chấp hành pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chng vi phạm pháp luật và tội phạm; Báo cáo số 222/BC-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh về tình hình, kết quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014; Báo cáo số 246/BC-UBND ngày 06/11/2014 của UBND tỉnh về tình hình, kết quả công tác phòng, chng vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2014; Báo cáo số 245/BC-UBND ngày 06/11/2014 của UBND tỉnh về công tác thi hành án dân sự năm 2014; Báo cáo s373/BC-VKS ngày 14/11/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh về công tác kiểm sát năm 2014; Báo cáo s894/BC-TA ngày 04/11/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh về công tác xét xử năm 2014; Báo cáo thẩm tra số 624/BC-HĐND ngày 03/12/2014 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1: Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với nhận định, đánh giá về kết quả, tình hình thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên địa bàn tỉnh năm 2013, năm 2014 và công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự năm 2014 nêu trong các báo cáo trên của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh. Theo đó, năm 2013 và 2014, tỉnh Long An chịu ảnh hưởng chung từ nhiều biến động phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, kinh tế - xã hội trong nước còn gặp khó khăn, nhưng UBND tỉnh, ngành Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Thi hành án các cấp đã chủ động, quyết tâm triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống có hiệu quả vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có chuyển biến tích cực, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm cũng còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế nht định. Hoạt động của một sloại tội phạm từng lúc từng nơi, nhất là vào thời điểm lễ, tết và địa bàn giáp ranh, trọng điểm còn din biến phc tạp; phương thức, thủ đoạn tinh vi, manh động, liều lĩnh hơn, ni lên là hoạt động ca , nhóm trộm cắp, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, gây ri trật tự công cộng; một số loại tệ nạn xã hội như ghi số đề, đá gà, đánh bạc, cá độ có nơi xảy ra nhiều, phức tạp, đáng lo ngại. Số vụ phạm tội về ma túy còn ở mức cao; sngười nghiện ma túy tăng nhanh. Hoạt động buôn lậu tuyến biên giới còn din biến phức tạp. Tình hình ngưi Việt Nam sang Camphuchia đánh bạc giảm chưa nhiu, nhất là các đối tượng từ nơi khác đến. Tình hình xâm hại trẻ em gia tăng. Tai nạn giao thông tuy có giảm về số vụ, nhưng số người chết lại tăng, tai nạn rt nghiêm trọng và đc biệt nghiêm trọng còn xảy ra nhiều. Tình trạng án bị hủy, cải sửa do li chủ quan của thẩm phán vn còn. Chất lượng tranh tụng tại một số phiên tòa có mặt chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Sviệc phải thi hành án dân sự chuyn sang kỳ sau còn khá nhiều. Một số cán bộ có chức danh tư pháp còn hạn chế v trình đchuyên môn nghiệp vụ, có nơi thiếu về số lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn có mặt còn hạn chế, khó khăn.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận các giải pháp mà UBND tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh đã đề ra, đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, trước mắt là năm 2015 thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ, như sau:

1. Về mục tiêu, chỉ tiêu

1.1. Mục tiêu chung: Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ca UBND các cấp đối với công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thn trách nhiệm và huy đng sc mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn th, nhân dân trong phòng chống và tố giác tội phạm. Chủ động phòng ngừa, tích cực tn công, trn áp các loại tội phạm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy t, xét xử tội phạm, thi hành án và hỗ trợ tư pháp; kiềm giảm các loại tội phạm, nht là tội phạm về trật tự xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo môi trường xã hi lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ th

- Hằng năm, tỷ lệ xử lý tố giác, tin báo về tội phạm đạt trên 90%; phn đu tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án tiếp tục đạt trên 75%, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90%; tất cả các vụ án đình chỉ và tạm đình chđiều tra đều có căn cvà đúng qui định pháp luật; giảm và tiến tới không còn sngười bị tạm giữ hình sự sau đó chuyn xử lý hành chính do hành vi không cu thành tội phạm.

- Năm 2015, phấn đấu kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm về trật tự xã hội; giảm số vụ trẻ em vi phạm pháp luật và giảm số vụ tội phạm xâm hại trẻ em; giảm tai nạn giao thông (số vụ, số người chết, sngười bị thương) từ 5 - 10% so với năm 2014. Kịp thời triệt phá các ổ, nhóm hoạt động tội phạm hình sự; chủ động phòng ngừa, điều tra, xử lý các vụ phạm tội v kinh tế, tham nhũng. Hạn chế phát sinh đi tượng truy nã mới; phấn đấu truy bắt, vận động đối tượng truy nã đầu thú đạt trên 30% tổng số đối tượng truy nã. Các năm tiếp theo phấn đấu duy trì mức giảm này so với năm 2014.

- Hằng năm, kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố; tỷ lệ ra quyết định truy tố đúng thời hạn đạt trên 90% sán hình sự đã có kết luận điu tra đề nghị truy tố; tỷ lệ truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Bảo đảm các kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thm đối với các loại án phải có căn cứ và đúng pháp luật; tỷ lệ các kháng nghị được Tòa án nhân dân chấp nhận đạt trên 80%.

- Hằng năm, đều đạt và vượt chỉ tiêu do Tòa án nhân dân Tối cao giao về tỷ lệ giải quyết các loại án đã thụ lý và vtỷ lệ án bị hủy, án bị sửa do li chủ quan của thẩm phán. Nâng tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự và tăng svụ án hình sự xét xử lưu động; không để xảy ra trường hp kết án oan người không phạm tội. Thực hiện tốt việc giải quyết đơn đnghị giám đc thm theo thm quyn. Bảo đảm ra quyết định thi hành án hình sự đúng thời hạn luật định đi với người bị kết án đạt tlệ 100%. Việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải đúng pháp luật. Không có tình trạng chậm gửi bản án, quyết định của Tòa án cho đương sự và các cơ quan hữu quan. Không có tình trạng án quá hạn luật định do lỗi chủ quan. Không có tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng quy định của pháp luật. Khắc phục tình trạng bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án.

- Hằng năm, tỷ lệ thi hành án dân sự xong đạt trên 88% về việc và trên 77% về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành; ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật; giảm tỷ lệ án chuyển sang năm sau đạt và vượt chỉ tiêu Bộ Tư pháp giao, trước mắt là giảm 3% số án chuyn sang năm 2016 so với năm 2014 chuyn sang năm 2015.

2. Về nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Kịp thời triển khai, thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước v phòng, chng vi phạm pháp luật và tội phạm. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thng chính trị, tăng cường phi hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyn, các ngành, Mặt trận Tquốc, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tng lp nhân dân, mà nòng ct là lực lượng Công an trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chng vi phạm pháp luật và tội phạm.

2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm gn với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh T quc.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Các cơ quan nhà nước, chính quyn các cp, Mặt trận Tổ quốc, các tchức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin, báo chí, các doanh nghiệp, trường học hằng năm phải có kế hoạch tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm gn với giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân; nắm chắc các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để chủ động phòng ngừa. Cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan, sinh động. Phát triển cộng tác viên tuyên truyn pháp luật tại cơ sở; tiếp tục củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyn viên pháp luật, hòa giải viên và hệ thng hi, chi hội luật gia, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

- Kịp thời rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật khi cần thiết, nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho công tác phòng, chng vi phạm pháp luật và tội phạm gắn với xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chng tội phạm, tệ nạn xã hội các cp.

- Đề cao vai trò và gắn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người thực thi công vụ, nhất là người đứng đu các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện, kim tra, đôn đc, giám sát việc thực hiện của cp dưới hoặc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách, nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mc trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Địa phương nào đ tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xảy ra phức tạp, kéo dài mà không có biện pháp xử lý hiệu quả hoặc ngoài tầm xử lý mà không kịp thời báo cáo cp trên đ htrợ, xử lý thì người đng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

- Nghiên cứu có cơ chế đối thoại giữa thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp với nhân dân trên lĩnh vực phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm khi cần thiết.

[...]