HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/2017/NQ-HĐND
|
An
Giang, ngày 14 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐỐI ỨNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN
GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày
18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương
và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 393/TTr-UBND
ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa
phương đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân
sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương và quy định về vốn đối ứng của
địa phương đối với Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Nghị quyết này áp dụng
cho các năm ngân sách giai đoạn 2017 - 2020.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Quyết định thực hiện Điều 1 Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh An
Giang khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017, có hiệu lực từ
ngày 24 tháng 7 năm 2017./.
QUY ĐỊNH
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC
PHÂN BỔ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐỐI ỨNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của
Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng
áp dụng:
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách
trung ương và quy định về vốn đối ứng của địa phương thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (sau đây gọi là Chương trình) giai đoạn 2016
- 2020 là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách
nhà nước thuộc Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh An Giang. Đồng thời,
là căn cứ để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu
tư công trung hạn và hằng năm Chương trình giai đoạn 2016 - 2020.
b) Các dự án đầu tư thuộc Chương trình giai đoạn 2016 -
2020 trên địa bàn tỉnh sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách
tỉnh, vốn ngân sách huyện và các vốn huy động hợp pháp khác.
2. Đối tượng áp dụng:
Các Sở, ban, ngành và Ủy
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố sử dụng kinh phí Chương trình giai đoạn
2016 - 2020. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu
tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình giai đoạn
2016 - 2020.
Điều
2. Nguyên tắc chung:
1. Việc phân bổ phải
tuân thủ các quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên
quan.
2. Việc phân bổ vốn kinh phí phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn
2016 - 2020. Đó là thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo;
góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống,
tăng
thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người
nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã
hội cơ bản (như: Y tế, giáo dục,
nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, điện sinh hoạt,
tiếp cận thông tin), góp phần
hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết
Quốc hội đề ra. Cụ thể:
a) Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% -
1,5%/năm
(riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% -
4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
b) Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng
lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, đặc
biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần);
c) Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách
giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản của người nghèo;
d) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo,
xã nghèo đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông
thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế,
thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để
người dân tham gia thực hiện các hoạt
động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm nhằm phát huy hiệu
quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích
ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường;
đ) Quản lý sử dụng vốn
ngân sách trung ương và bố trí ngân sách địa phương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững đảm bảo đúng quy định, tập trung, trọng điểm, tránh dàn trải
gây lãng phí, thất thoát nguồn lực.
3. Kết hợp lồng ghép các nguồn vốn ngân sách nhà nước khác đầu
tư trên địa bàn (như: Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới,
vốn Chương trình 160, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu theo nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh, vốn ngân sách huyện,…), cũng như các nguồn vốn huy động
hợp pháp khác để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.
4. Công khai, minh bạch trong việc phân bổ kinh phí thực hiện
Chương trình, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác
phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Chương
II
QUY ĐỊNH CHI
TIẾT
Điều
3. Nội dung phân bổ vốn:
Căn cứ Quyết định số
48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, các dự án sử
dụng nguồn vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp trên địa bàn tỉnh An
Giang thực hiện Chương trình là:
1. Các dự án thành phần sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển
a) Công trình giao
thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;
b) Công trình cung cấp
điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã;
c) Trạm chuyển tiếp
phát thanh xã; nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng;
d) Cải tạo, xây mới
các công trình thủy lợi nhỏ;
đ) Công trình phục vụ
nước sinh hoạt cho người dân;
e) Đầu tư cơ sở vật chất
các trường từ Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thuộc
các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu để đạt chuẩn quốc gia
giai đoạn 2016 - 2020;
g) Các loại công trình
hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán,
nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của
pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người
nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
h) Duy tu, bảo dưỡng
công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
2. Các dự án thành phần sử dụng kinh phí sự nghiệp
a) Chương trình 135;
b) Hỗ trợ phát triển sản
xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã
ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135;
c) Truyền thông và giảm
nghèo về thông tin;
d) Nâng cao năng lực
và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình;
Điều
4. Tiêu chí phân bổ vốn:
1. Trên cơ sở quy định tại Điều 5 quy định ban hành kèm theo
Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ,
tiêu chí phân bổ vốn đối với nguồn vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp
thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh An Giang, gồm 04 tiêu chí như sau:
a) Tiêu chí về xã (xã
khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã biên giới, xã an toàn khu);
b) Tiêu chí về ấp đặc
biệt khó khăn;
c) Tiêu chí về tỷ lệ hộ
nghèo;
d) Tiêu chí về tỷ lệ
người dân tộc thiểu số.
2. Đối với các dự án thành phần còn lại, tiêu chí để phân bổ
vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình trên cơ sở tỷ lệ hộ nghèo và quy mô hộ
nghèo (tỷ lệ hộ nghèo và quy mô hộ nghèo trên địa bàn xã theo kết quả điều tra,
rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt hằng năm).
3. Cách tính hệ số từng tiêu chí đối với Chương trình 135
Tiêu chí về xã: Căn cứ
vào danh sách xã khu vực III, II, I, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định hệ số cho từng đối tượng như sau:
Đối với xã
|
Hệ số (H1)
|
Cứ mỗi xã
khu vực III (kể cả là xã biên giới) được tính
|
10
|
Cứ mỗi xã
khu vực II biên giới được tính
|
9,5
|
Cứ mỗi xã khu
vực II an toàn khu được tính
|
9
|
Cứ mỗi xã
khu vực I, xã không thuộc vùng dân tộc và miền núi là xã biên giới được tính
|
8,5
|
Cứ mỗi xã
khu vực I, xã không thuộc vùng dân tộc và miền núi là xã an toàn khu được
tính
|
8
|
Tiêu chí về ấp đặc biệt
khó khăn: Căn cứ vào danh sách ấp đặc biệt khó khăn đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt mà xác định hệ số như sau:
Số ấp đặc biệt khó khăn
|
Hệ số (H2)
|
Cứ 01 ấp đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư được tính
|
1,8
|
Tiêu chí về tỷ
lệ hộ nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo
|
Hệ số (H3)
|
Thấp hơn tỷ
lệ chung của cả nước
|
0
|
Nhỏ hơn hoặc
bằng 1,5 lần tỷ lệ chung của cả nước
|
0,02
|
Nhỏ hơn hoặc
bằng 2 lần tỷ lệ chung của cả nước
|
0,03
|
Nhỏ hơn hoặc
bằng 2,5 lần tỷ lệ chung của cả nước
|
0,04
|
Cao hơn 2,5
lần tỷ lệ chung của cả nước
|
0,05
|
Ghi chú: Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh để tính toán hệ số được xác
định căn cứ vào số liệu công bố Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015
theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tiêu chí về tỷ
lệ người dân tộc thiểu số:
Tỷ lệ dân tộc thiểu số
|
Hệ số (H4)
|
Dưới 20%
|
0,03
|
Từ 20% đến
30%
|
0,04
|
Trên 30%
|
0,05
|
4. Phương pháp tính mức vốn phân bổ thực hiện Chương trình
135
Tổng hệ số của 01 địa phương
(cấp xã): Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số Hệ số của từng địa phương.
Tổng hệ số của 01 địa phương (cấp xã) được tính như sau:
Y
= (H1 + H2) x (1+H3+H4)
Trong đó:
Y: Tổng hệ số của 01 địa
phương (cấp xã);
H1: Hệ số về
tiêu chí xã;
H2: Hệ số về
tiêu chí ấp đặc biệt khó khăn;
H3: Hệ số về
tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo;
H4: Hệ số về
tiêu chí tỷ lệ dân tộc thiểu số;
Mức vốn
phân bổ cho 01 địa phương (cấp xã):
X
= (M/N) x Y
Trong đó:
X: Mức vốn
bình quân phân bổ cho 01 địa phương;
M: Tổng mức
vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình 135 phân bổ cho tỉnh;
N: Tổng hệ số của các
địa phương (cấp xã) trên địa bàn tỉnh thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135;
Y: Tổng hệ số của 01 địa
phương (cấp xã).
Chương
III
NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG NGÂN SÁCH TỈNH
Điều
5. Nguồn vốn thực hiện:
Nguồn vốn ngân sách
trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn đối ứng ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện
và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác bao gồm công lao động được quy ra bằng
tiền.
Điều
6. Tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách tỉnh:
Trên cơ sở quy định tại
Điều 6
của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, hằng năm ngân sách tỉnh (vốn đầu tư và vốn sự
nghiệp) đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện
Chương trình./.