HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
BẮC NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 142/NQ-HĐND
|
Bắc Ninh,
ngày 06 tháng 12 năm 2018
|
NGHỊ
QUYẾT
V/V
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM
2019 VÀ NGUỒN TĂNG THU TIẾT KIỆM CHI NĂM 2018
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC
NINH
KHOÁ
XVIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày
23/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm
2019;
Căn cứ Quyết định số 2231/QĐ-BTC ngày
23/11/2018 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước
năm 2019;
Xét Tờ trình số 464/TTr-UBND ngày
30/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện dự toán ngân sách năm
2018; dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh
năm 2019; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của
đại biểu.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ
dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2019. Cụ thể như sau:
1. Tổng thu NSNN trên địa bàn: 27.397
tỷ đồng, trong đó:
- Thu nội địa: 21.147 tỷ đồng, tăng
15% so dự toán năm 2018, trong đó thu các khoản thuế, phí là 18.447 tỷ đồng,
thu tiền sử dụng đất 2.700 tỷ đồng;
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu:
6.250 tỷ đồng;
2. Tổng chi ngân sách địa phương năm
2019 là 17.720,2 tỷ đồng, gồm:
- Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của
trung ương: 233,6 tỷ đồng;
- Chi cân đối ngân sách địa phương
17.486,6 tỷ đồng.
(chi ngân sách địa phương, chi thường
xuyên cấp tỉnh theo phụ lục đính kèm).
3. Nguyên tắc phân bổ dự toán chi ngân
sách địa phương:
a) Đối với chi đầu tư phát triển:
- Nguồn thu tiền sử dụng đất ngoài các
dự án đối ứng dự án BT được phân chia theo tỷ lệ điều tiết để đầu tư hạ tầng kỹ
thuật của các dự án giao đất; trích quỹ phát triển đất; đo đạc, lập cơ sở dữ liệu
hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật
Đất đai và nghị quyết của Quốc hội và phân bổ chi đầu tư XDCB;
- Nguồn chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn trong nước 2.800 tỷ đồng phân bổ theo quy định của Luật Đầu tư công,
các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/06/2018 của
Bộ Tài chính;
- Dự kiến chi từ nguồn cải cách tiền
lương 1.000 tỷ đồng chi phân bổ chi tiết cho các công trình và giải ngân khi
đánh giá chắc chắn hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2019;
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
thu điều tiết trong cân đối lớn hơn nhu cầu chi thường xuyên của ngân sách cấp
huyện, cấp xã 70,8 tỷ đồng; các xã chủ động bố trí cho nhu cầu chi đầu tư, tỉnh
sẽ xem xét, điều chỉnh khi cân đối phân bổ nguồn hỗ trợ hạ tầng nông thôn của tỉnh;
- Hạn mức huy động ngân sách năm 2019
trung ương giao cho tỉnh được phép huy động tối đa 355 tỷ đồng: Nguồn vay từ
chính phủ về cho vay lại thực hiện giải ngân theo quy định; khoản huy động vay
đầu tư 345 tỷ chỉ huy động và phân bổ khi cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án quan trọng;
- Kinh phí hỗ trợ hạ tầng nông thôn:
Ưu tiên trả nợ công trình quyết toán; công trình hoàn thành; công trình có khối
lượng lớn; các dự án khởi công mới phân bổ đã được phê duyệt dự án trước ngày
31/10/2018; đối với lĩnh vực giáo dục phân bổ cho các dự án để bổ sung phòng học
còn thiếu và các dự án theo báo cáo rà soát số 1642/KH-KGVX ngày 26/08/2017 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Đối với chi thường xuyên:
- Đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh:
+ Một số nội dung chưa có kế hoạch chi
tiết giao nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể hoặc chưa có đầy đủ cơ sở xác định dự
toán chi, để chủ động về nguồn kinh phí, tạm thời bố trí trong phần chi thực hiện
các đề án và chi nhiệm vụ chung của ngân sách tỉnh, khi có đầy đủ cơ sở sẽ phân
bổ chi tiết;
+ Bố trí nguồn chi hỗ trợ tỉnh Hủa
Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào xây Hội trường tỉnh;
- Đối với các huyện, thị xã, thành phố:
Trên cơ sở các nhiệm vụ chi theo phân
cấp quản lý ngân sách và số thu điều tiết ngân sách được hưởng, các huyện, thị
xã, thành phố chủ động xây dựng dự toán chi đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng tại địa phương. Trong đó lưu ý các
nhiệm vụ như khoán hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại xã, thôn; kinh phí thực
hiện nhiệm vụ phòng chống bạo lực gia đình; chi xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch xây dựng theo phân cấp; kinh phí xây dựng,
duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO; kinh phí
Ban Thanh tra nhân dân,...các nhiệm vụ khác theo phân cấp tại các văn bản quy định
nội dung chi cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo mà các văn bản đó không phải
do chính sách mới ban hành kèm theo mức chi cụ thể.
Ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu để
các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ không thường xuyên mới
phát sinh, chưa có trong định mức như:
+ Mua sắm bổ sung thiết bị trường học;
kinh phí khoán định mức lương đối với giáo viên, nhân viên nấu ăn theo Nghị quyết
số 120/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh;
+ Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp
huyện để trang bị máy chiếu, ti vi đủ cho các thôn, xã còn lại phục vụ công tác
tuyên truyền theo Kết luận số 583-TB/TU của Tỉnh ủy; thực hiện theo phương thức
mua sắm tập trung.
+ Kinh phí kiến thiết thị chính: Bổ
sung cho các huyện, thị xã, thành phố do nhận thêm khối lượng công việc mới như
quản lý TL 295B; công viên, cây xanh, tượng đài, đèn chiếu sáng công cộng;
+ Hỗ trợ kinh phí diễn tập khu vực
phòng thủ 4 tỷ đồng/đơn vị cấp huyện và diễn tập phòng chống thiên tai 2 tỷ đồng/đơn
vị cấp huyện;
+ Hỗ trợ các đơn vị nâng cấp đô thị
theo định mức phân bổ của trung ương;
+ Ngân sách tỉnh bổ sung cân đối cho
các địa phương có để đảm bảo mặt bằng chi theo định mức và dành 50% tăng thu điều
tiết 2019 chi tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định;
- Bổ sung định mức chi 15 triệu/biên
chế cho các cơ quan kế hoạch đầu tư, tài chính, tài nguyên, nội vụ để thực hiện
nhiệm vụ được giao;
- Kinh phí bổ sung có mục tiêu thực hiện
nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông được phân bổ 70% cho lực lượng công
an tỉnh; 30% phân bổ cho Ban an toàn giao thông và các huyện, thị xã, thành phố
theo tiêu thức số thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông
năm 2017.
4. Giải pháp thực hiện dự toán ngân
sách năm 2019:
a) Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
b) Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư
kinh doanh; tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy tăng trưởng
cao và bền vững;
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung,
triển khai thực hiện có hiệu quả và thực chất các chính sách ưu đãi, khuyến
khích phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là ưu đãi về đất đai, tiếp cận vốn
tín dụng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước;
- Tăng cường huy động các nguồn lực
trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là lĩnh vực giao
thông, nông nghiệp và nông thôn.
c) Quản lý việc chi tiêu ngân sách đảm
bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, phù hợp với khả năng cân đối
nguồn lực ngay từ khâu xác định nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm cần thực hiện
năm 2019 và kế hoạch 2019-2021:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế,
phí, lệ phí và các khoản khác vào ngân sách nhà nước. Tăng cường chống thất
thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất,
kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường
hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế, quản lý công tác hoàn thuế giá
trị gia tăng;
- Rà soát các chính sách an sinh xã hội;
chỉ ban hành các chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết
và cân đối được nguồn kinh phí trong suốt quá trình thực hiện.
d) Đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự
nghiệp công lập, giá dịch vụ công, nâng cao hiệu quả hoạt động các quỹ tài
chính ngoài ngân sách:
- Tiếp tục triển khai lộ trình tính
đúng, tính đủ chi phí vào giá các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà
nước, đồng thời với việc giao quyền tự chủ về tổ chức biên chế đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính
phủ.
- Các sở, ngành khẩn trương xây dựng
và trình UBND tỉnh ban hành danh mục sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP để làm cơ sở lập phương án tự
chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp chưa ban hành
danh mục sự nghiệp công thì không thực hiện giao tự chủ tài chính cho các đơn vị;
- Rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập
đủ điều kiện quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định 31/2017/QĐ-TTg để trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc chuyển
thành công ty cổ phần;
- Rà soát mô hình hoạt động, điều lệ tổ
chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các quỹ tài chính ngoài ngân
sách
đ) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài
chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
- Các Sở, Ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân
sách nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch sử dụng ngân
sách nhà nước. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực
hiện chuyển nguồn theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện nghiêm các quy định về tăng
cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân
sách theo đúng dự toán được giao, giải ngân vốn trong phạm vi kế hoạch.
Điều 2. Thông qua phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi
năm 2018 và bổ sung, sửa đổi quy định về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn
thu ngân sách áp dụng từ năm ngân sách 2018 như sau:
1. Phương án sử dụng nguồn tăng thu,
tiết kiệm chi năm 2018:
a) Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi:
- Nguồn tăng thu nội địa năm 2018
không kể tiền sử dụng đất cấp tỉnh, loại trừ khoản ghi thu ghi chi còn khoảng
400 tỷ đồng;
- Nguồn tiết kiệm chi: Nguồn dự phòng
chưa sử dụng 132,223 tỷ đồng; nguồn cải cách tiền lương còn dư đến ngày
15/11/2018 là 353,3 tỷ đồng; các nguồn khác còn lại 765 tỷ đồng.
b) Nguyên tắc sử dụng nguồn tăng thu,
tiết kiệm chi:
- Số 50% tăng thu theo quy định phải
dành nguồn cải cách tiền lương, tuy nhiên nguồn cải cách tiền lương trong dự
toán 2019 đã đảm bảo nhu cầu sử dụng theo quy định, nên được bổ sung nguồn vốn
đầu tư:
+ Nhiệm vụ thực hiện trong năm 2018,
UBND tỉnh phân bổ để triển khai trong năm 2018;
+ Nhiệm vụ thực hiện trong năm 2019,
sau khi kết thúc năm ngân sách, giao Sở Tài chính xác định chính thức số tăng
thu, tiết kiệm chi còn lại, tổng hợp chuyển nguồn sang năm 2019 đồng thời có
phương án báo cáo UBND tỉnh phân bổ sử dụng.
- Phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết
kiệm chi:
+ Năm 2018: Sử dụng chi đầu tư xây dựng
cơ bản 105 tỷ đồng.
+ Năm 2019:
Thực hiện một số chính sách an sinh xã
hội gồm: Hỗ trợ nhà ở người có công, người nghèo; tăng mức trợ cấp bảo trợ xã hội
và tặng quà cho đối tượng chính sách xã hội trong năm 2019, số tiền 160 tỷ đồng;
Bổ sung nguồn chi đầu tư xây dựng cơ bản:
1.292 tỷ đồng gồm: Bổ sung nguồn chi đầu tư xây dựng cơ bản 2019 bằng nguồn vốn
trong nước 545 tỷ đồng; chi hỗ trợ nâng cấp trường học 360 tỷ đồng; đối ứng các
dự án công trình của cơ quan trung ương đóng trên địa bàn 146,5 tỷ đồng; hỗ trợ
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh từ nguồn thu bán tài sản gắn với quyền sử dụng đất
trụ sở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Ninh 35 tỷ đồng; hỗ trợ các địa phương
phát sinh nguồn thu tiền sử dụng đất điều tiết về cấp tỉnh chi đầu tư xây dựng
205 tỷ đồng;
Hỗ trợ hụt thu, thưởng vượt thu theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Bổ sung một số nội dung về điều tiết
ngân sách thời kỳ ổn định 2017-2020 và được áp dụng từ năm ngân sách 2018 như
sau:
- Đối với nội dung thu mới phát sinh
trên các địa bàn mà chưa có tỷ lệ phân chia tại Nghị quyết số 87/2017/NQ-HĐND
thì ngoài phần điều tiết Ngân sách trung ương (nếu có), phần còn lại điều tiết
ngân sách cấp tỉnh;
- Đối với các khoản chậm nộp thuế thu
nhập cá nhân, ngoài phần điều tiết Ngân sách trung ương, còn lại điều tiết ngân
sách cấp tỉnh;
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn
thu tại đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn nhà nước hạch toán chương 158, 558, 758
theo khu vực quốc doanh;
- Đối với các doanh nghiệp có nhiều
thành phần kinh tế xác định chương theo tỉ lệ góp vốn: Các cơ quan thu phối hợp
với Kho bạc nhà nước các cấp kiểm tra, rà soát đảm bảo không thay đổi chương của
các đơn vị có nhiều thành phần kinh tế khi thay đổi tỷ lệ vốn góp trong thời kỳ
ổn định 2017-2020;
- Áp dụng tỷ lệ phân chia chung đối với
nguồn thu tiền sử dụng đất được Nhà nước giao (hạch toán tiểu mục 1401) theo tỷ
lệ phân chia các dự án đấu giá quyền sử dụng đất quy định tại Nghị quyết số
87/2017/NQ-HĐND; ngân sách cấp trên sẽ cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp
dưới phần chênh lệch giữa số thu ngân sách cấp trên được hưởng theo Nghị quyết
số 87/2017/NQ-HĐND và số thu được hưởng theo tỷ lệ được HĐND, Thường trực HĐND
quy định riêng cho các dự án (nếu có). Riêng các xã chưa được công nhận hoàn
thành tiêu chí nông thôn mới, tiền sử dụng đất được điều tiết 100% về ngân sách
cấp xã đến hết niên độ ngân sách của năm quyết định công nhận xã đạt tiêu chí
nông thôn mới.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giao dự toán
và chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, phương án
phân bổ nguồn tăng thu tiết kiệm chi năm 2018 theo quy định của pháp luật; báo
cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban
Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách
nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Ninh khóa XVIII, kỳ họp thứ Mười thông qua ngày 06/12/2018 và có hiệu lực kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
UBTVQH; Chính phủ (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- VKSND, TAND tỉnh;
- Các Ban HĐND; các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: TU, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- TTHĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Công báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh, Báo BN, TTXVN tại BN;
- VP: CVP, phòng TH, lưu VT.
|
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Thu
|