Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 14/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 14/NQ-HĐND
Ngày ban hành 23/03/2021
Ngày có hiệu lực 23/03/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Phạm Hoàng Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 23 tháng 3 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII KỲ HỌP TỔNG KẾT NHIỆM KỲ 2016 - 2021

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 39/TTr-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:

1. Quan điểm: Phát triển du lịch bền vững, chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả. Phát triển du lịch xanh, gắn truyền thống với hiện đại, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm tôn trọng, gìn giữ tối đa các giá trị cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống và bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025:

+ Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 10%/năm; các khu, điểm du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch đón được 3.250.000 lượt khách, trong đó khách du lịch nội địa đạt 3.150.000 lượt và khách du lịch quốc tế đạt 100.000 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng/năm.

+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.

+ Công nhận ít nhất 5 điểm du lịch cấp tỉnh, xây dựng ít nhất 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn; xây dựng, hình thành các tuyến điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh; thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng - giải trí khu vực Hồ Núi Cốc; nghiên cứu, hình thành, khai thác sản phẩm du lịch hang động mạo hiểm, du lịch ththao; hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ có sức hấp dẫn cao như sân golf, phố đêm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đông, nông nghiệp, nông thôn.

+ Thu hút đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc; thu hút đầu tư 5.200 phòng lưu trú du lịch đạt chuẩn, trong đó có ít nhất 2 khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên; nâng cấp cải tạo các tuyến đường bộ kết nối đến các điểm du lịch chính; triển khai các dự án kết nối giao thông liên tỉnh đã được phê duyệt; khai thác hiệu quả Cổng du lịch thông minh.

+ Tạo việc làm cho 16.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 7.000 người; 50% số lao động trực tiếp đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đến năm 2030:

+ Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 12%/năm; các khu, điểm du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch đón 5.600.000 lượt khách, trong đó khách du lịch nội địa đạt 5.300.000 lượt và khách du lịch quốc tế đạt 300.000 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 6.600 tỷ đồng.

+ Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt công nhận Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc; thu hút đầu tư sản phẩm du lịch hang động mạo hiểm - thể thao trở thành sản phẩm độc lập, có sức hấp dẫn cao; tỉnh Thái Nguyên phấn đu trở thành điểm đến về du lịch nghi dưỡng - vui chơi giải trí, cộng đồng - sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, về nguồn.

+ Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, kết nối các khu, điểm du lịch; thu hút đầu tư 7.200 phòng lưu trú du lịch đạt chuẩn trong đó có ít nhất 4 khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên; lồng ghép các nguồn lực và thu hút đầu tư ít nhất 3 khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao cao cấp; hoàn thiện và khai thác có hiệu quả hệ thống du lịch thông minh.

+ Tạo việc làm cho 24.000 lao động trong đó lao động trực tiếp là 10.000 người; 75% số lao động trực tiếp đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

[...]