Nghị quyết 136/2010/NQ-HĐND thông qua quy hoạch xây dựng vùng huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2025

Số hiệu 136/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 23/03/2010
Ngày có hiệu lực 29/03/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Đỗ Hữu Lâm
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/2010/NQ-HĐND

Tân An, ngày 23 tháng 3 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2025.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHOÁ VII, KỲ HỌP THỨ 23

Căn cứ Luật Tổ chức HĐNDUBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Sau khi xem xét Tờ trình số 166/TTr-UBND ngày 12/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cần Giuộc đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản nhất trí thông qua quy hoạch xây dựng vùng huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2025 (có hồ sơ đồ án kèm theo); cụ thể một số nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên đồ án, giới hạn quy hoạch:

- Tên đồ án: quy hoạch xây dựng vùng huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2025.

- Vị trí giới hạn quy hoạch: toàn bộ địa giới hành chính huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An (gồm 16 xã và 1 thị trấn) với diện tích: 21.019,8 ha.

2. Mục tiêu và quan điểm phát triển vùng:

- Phát triển đô thị theo mô hình tập trung đa cực, lấy thị trấn Cần Giuộc là đô thị hạt nhân. Xây dựng hệ thống đô thị trên toàn vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùng đô thị, đặc biệt là vùng đô thị trung tâm.

- Phát triển khu Đông Cần Giuộc thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng hiện đại, kết nối hệ thống đô thị trong vùng, kết nối vùng huyện Cần Giuộc với vùng lân cận. Phát triển khu Tây Cần Giuộc chủ yếu là nông nghiệp.

3. Tính chất vùng:

- Phát huy lợi thế tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông để phát triển đô thị cảng và khu công nghiệp quy mô lớn với tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai là công nghiệp - thương mại dịch vụ và nông nghiệp, với thế mạnh là công nghiệp và dịch vụ cảng. Trong đó:

+ Khu Tây Cần Giuộc chủ yếu phát triển nông nghiệp.

+ Khu Đông Cần Giuộc là vùng đô thị, công nghiệp với loại hình ít ô nhiễm, sử dụng công nghệ cao, ít sử dụng nước, ít sử dụng lao động và dịch vụ cảng.

- Liên kết vùng: phía đông kết nối với khu đô thị cảng Hiệp Phước, phía tây kết nối với huyện Bến Lức, phía Nam nối kết với huyện Cần Đước và thành phố Tân An dự báo có tốc độ tăng trưởng, đô thị hóa cao. Quốc lộ 50 nối huyện Cần Giuộc với huyện Cần Đước, các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long và nhất là nối với khu đô thị nam thành phố Hồ Chí Minh.

- Trong vùng huyện Cần Giuộc có các tuyến giao thông chính như Quốc lộ 50, đường vành đai 4, trục Tân Tập - Long Hậu. HL12, HL19, các tuyến tỉnh lộ, sông Soài Rạp, sông Cần Giuộc có khả năng lưu thông vận tải hàng hóa cao và thuận tiện kết nối với các vùng, tỉnh, thành lân cận.

4. Hệ thống các trung tâm, công trình hạ tầng xã hội:

4.1. Các đô thị trung tâm:

- Thị trấn Cần Giuộc sẽ được đầu tư xây dựng thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện Cần Giuộc, đồng thời đóng vai trò là đô thị hạt nhân của tiểu vùng phía Tây huyện Cần Giuộc.

- Tại khu vực xã Phước Lại, hình thành đô thị trung tâm thứ hai, vị trí nơi tiếp cận của đường Tân Tập - Long Hậu và đường Vành Đai 4 với vai trò là đô thị vệ tinh của thị trấn Cần Giuộc, đồng thời đóng vai trò là đô thị hạt nhân của khu Đông.

- Tại các xã còn lại, quy hoạch xây dựng khu trung tâm xã với quy mô mỗi trung tâm xã từ 2.000 - 3.000 dân.

4.2. Công trình công cộng, thương mại, dịch vụ:

[...]