HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2023/NQ-HĐND
|
Hải Dương, ngày
29 tháng 9 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ
VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
13 tháng 6 năm 2019; Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ
chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối
ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số
38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định
cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Xét Tờ trình số 109/TTr-UBND
ngày 27 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết
quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách địa phương thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải
Dương; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý
kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Giao
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường
trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng
nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị
quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng
nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 29 tháng 9 năm
2023 và có hiệu lực từ ngày 09 tháng 10 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban TV Quốc hội; (để báo cáo)
- Thủ tướng Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ Tài chính; (để báo cáo)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (để báo cáo)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo)
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB QPPL); (để báo cáo)
- Ban Công tác đại biểu; (để báo cáo)
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Lãnh đạo và CV Văn phòng HĐND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, TP, TX;
- Báo Hải Dương, Trang TTĐT HĐND tỉnh, Trung tâm CNTT;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỊCH
Lê Văn Hiệu
|
QUY ĐỊNH
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN
2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND Ngày 29 tháng 9 năm 2023 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định về nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là
Chương trình) trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi tắt là cấp huyện); các xã
và các đơn vị sử dụng vốn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình (sau
đây gọi tắt là sở, ban, ngành và địa phương).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân
tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn
vốn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.
Nguyên tắc phân bổ
1. Việc phân bổ vốn từ nguồn ngân
sách nhà nước nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch
và phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và
các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm và bền vững. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế,
chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật,
tạo quyền chủ động cho các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương các cấp,
không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
3. Đảm bảo không chồng chéo,
trùng lặp địa bàn, phạm vi, đối tượng đầu tư với Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững và các chương trình khác.
4. Ưu tiên hỗ trợ các xã đã đạt
chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí
trong xây dựng nông thôn mới; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu hoàn thành hết năm 2023.
5. Phân bổ kinh phí thực hiện
các dự án theo thứ tự ưu tiên các tiêu chí nông thôn mới: trường học; y tế; cơ
sở vật chất văn hóa; giao thông; môi trường và các tiêu chí nông thôn mới còn lại.
6. Ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ
qua ngân sách cấp huyện.
7. Phân cấp cho Hội đồng nhân
dân cấp huyện quyết định danh mục dự án đầu tư công, điều chỉnh danh mục dự án
đầu tư công trung hạn và hằng năm trong giai đoạn 5 năm của chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 phù hợp với điều kiện
thực tiễn tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định
38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023.
8. Phân bổ nguồn vốn ngân sách
nhà nước để thực hiện công tác quản lý Chương trình các cấp; Tổ chức triển khai
các chương trình chuyên đề, kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt; Tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn
mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Điều 4.
Tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí hỗ trợ
1. Phân bổ vốn đầu tư phát triển
nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025:
a) Hỗ trợ xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao: 2 tỷ đồng/01 xã.
b) Hỗ trợ xã đạt chuẩn nông
thôn mới kiểu mẫu: 3 tỷ đồng/01 xã.
c) Đối với các xã đã đạt chuẩn
nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng tiêu chí trong xây dựng
nông thôn mới: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, xây dựng phương án phân bổ
kinh phí hỗ trợ đảm bảo quy định tại Quyết định 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của
Thủ tướng Chính phủ trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
2. Phân bổ kinh phí sự nghiệp
nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025, chi theo chế độ chính sách tài
chính hiện hành và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Phân bổ kinh phí cho các đơn
vị chủ trì để thực hiện 05 chương trình chuyên đề, kế hoạch (Chương trình
tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới; Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng
nông thôn mới; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới
nông thôn mới thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện
tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới): mức tối đa không
quá 500 triệu đồng/Chương trình chuyên đề/năm.
b) Kinh phí để thực hiện công
tác quản lý Chương trình (cấp tỉnh, huyện, xã):
- Phân bổ kinh phí cho hoạt động
của Ban chỉ đạo tỉnh thông qua Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, mức tối
đa không quá 02 tỷ đồng/năm.
- Phân bổ kinh phí cho hoạt động
của Ban chỉ đạo cấp huyện thông qua Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp huyện:
100 triệu đồng/năm/huyện, thị xã, thành phố; phân bổ kinh phí cho hoạt động của
Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã: 10 triệu đồng/năm/xã.
c) Phân bổ kinh phí tổ chức
công bố xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới
kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025: 50 triệu đồng/xã; huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao giai đoạn 2021-2025: 200 triệu đồng/huyện.
Điều 5. Nguồn
kinh phí thực hiện
Từ nguồn vốn đầu tư phát triển
và nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025./.