HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2009/NQ-HĐND
|
Cao Bằng, ngày 17
tháng 7 năm 2009
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC PHÊ CHUẨN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÔNG TÁC THÚ Y TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỔNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12
năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004
và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Xét Tờ trình số 1250/TTr-UBND ngày 19 tháng 6
năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc đề nghị phê chuẩn chính sách
hỗ trợ công tác thú y tỉnh Cao Bằng;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và
Ngân sách, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí phê chuẩn chính sách hỗ trợ công tác thú y của tỉnh
Cao Bằng (có nội dung chính sách chi tiết kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
Cao Bằng triển khai thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với
Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân
và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này của
Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 151/2004/NQ-HĐND ngµy
02 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về Phê chuẩn Chính
sách hỗ trợ trong Công tác thú y tỉnh Cao Bằng và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
khoá XIV, kỳ họp thứ 17 thông qua./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đàm Văn Eng
|
CHÍNH SÁCH
HỖ
TRỢ CÔNG TÁC THÚ Y TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009)
I. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO GIA SÚC, GIA CẦM HÀNG
NĂM
1. Hỗ trợ về
thuốc vắc xin
Hỗ trợ 100% vắc xin tiêm phòng trong các chương
trình phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của gia súc, gia cầm; trước mắt là
các bệnh Lở mồm Long móng (LMLM), Nhiệt thán, Cúm gia cầm, Lợn Tai xanh cho các
hộ chăn nuôi nằm trong vùng có ổ dịch, vùng nguy cơ cao để phòng, khống chế dịch
bệnh và hỗ trợ 100% vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò, Dịch tả lợn, Niu cat sơn cho
các xã vùng III, các xóm đặc biệt khó khăn của xã vùng II thuộc tỉnh.
2. Hỗ trợ cho
Thú y viên trực tiếp tiêm phòng
a) Tiêm phòng các loại vắc xin trong các chương
trình phòng, chống dịch và tiêm phòng cho các xã vùng III, các xóm đặc biệt khó
khăn của xã vùng II
- Đối với trâu, bò, ngựa: 2.000 đồng/con. Ngoài ra
Thú y viên được thu thêm của chủ hộ có trâu, bò, ngựa được tiêm phòng là 1.000
đồng/con.
- Đối với lợn, dê: 1.000 đồng/ con. Ngoài ra Thú y
viên được thu thêm của chủ hộ có lợn, dê được tiêm phòng là 500 đồng/con.
- Đối với gia cầm: 200 đồng/con
b) Tiêm phòng các vắc xin phòng bệnh khác
Thú y viên được thu tiền của người chăn nuôi theo
quy định tại Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài
chính (khi chưa có văn bản khác thay thế).
3. Hỗ trợ chủ
hộ có trâu, bò, ngựa bị phản ứng chết do tiêm phòng
Mức hỗ trợ cụ thể như sau: (trừ vùng dịch)
- Dưới 150 kg mức hỗ trợ từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng/con;
- Từ 150 kg đến 250 kg mức hỗ trợ là 3.000.000 đồng/con;
- Trên 250 kg mức hỗ trợ là 4.000.000 đồng/con.
Giá trị của con gia súc được hỗ trợ do Hội đồng xử
lý (gồm: Trưởng xóm, đại diện xã, Thú y viên, Thú y huyện) xác định; biên bản
của Hội đồng xử lý phải được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận cùng thời điểm xảy ra.
Chi cục Thú y hướng dẫn, hoàn chỉnh thủ tục hỗ trợ đối với chủ hộ có gia súc
chết và ra quyết định hỗ trợ theo đúng quy định.
Hỗ trợ kinh phí điều trị gia súc bị phản ứng
do tiêm phòng: 40.000 đồng/con/đợt điều trị. Kinh phí bao gồm: kinh phí mua thuốc
kháng sinh + thuốc hỗ trợ + thuốc kháng Hítamin (Phenegan, Adrenalin,
Epynephrin, Atopin…) và tiền công cho Thú y viên trực tiếp điều trị.
4. Hỗ trợ cho
chủ hộ chăn nuôi khi lấy mẫu máu gia súc, gia cầm để giám sát hiệu giá kháng thể
sau tiêm phòng
- Đại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê…): 10.000 đồng/con;
- Tiểu gia súc (lợn, chó, mèo): 5.000 đồng/con;
- Gia cầm: 2.000 đồng/con;
- Lấy các mẫu bệnh phẩm khác: 2.000 đồng/mẫu.
5. Hỗ trợ
kinh phí xử lý nhỏ lẻ gia súc chết trong ổ dịch để khống chế lây lan
Được hỗ trợ kinh phí để tiêu huỷ (theo thời giá)
khi có phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm gia súc ở mức độ nhỏ, lẻ mà cơ quan Thú
y đã thực hiện các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ khống chế được ổ dịch, chưa
đến mức độ phải ra quyết định công bố dịch, áp dụng định mức kỹ thuật để tiêu
huỷ gia súc chết như sau:
- Đối với trâu, bò hoặc ngựa trưởng thành:
+ Dầu hoả 10 lít/con;
+ Củi khô 100 kg/con;
+ Vôi bột 100 kg/con và một số thuốc
sát trùng khác;
+ Công đào hố, vận chuyển, chôn lấp
gia súc bị chết: 10 công/con (công lao động phổ thông quy định 50.000 đồng/ngày
công);
- Đối với bê, nghé, dê, cừu…hỗ trợ với
mức bằng 1/3 so với trâu bò trưởng thành.
- Đối với lợn:
+ Dưới 20 kg hỗ trợ với mức bằng 1/10
so với trâu bò trưởng thành;
+ Từ 20 kg đến 50 kg hỗ trợ với mức bằng
1/8 so với trâu bò trưởng thành;
+ Trên 50 kg hỗ trợ với mức bằng 1/5
so với trâu bò trưởng thành;
+ Đối với Cúm gia cầm thực hiện tiêu
huỷ theo văn bản chỉ đạo hướng dẫn tiêu huỷ Cúm gia cầm.
II. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHỐNG DỊCH KHI XẨY RA DỊCH BỆNH MÀ PHẢI
CÔNG BỐ DỊCH
Khi có dịch bệnh truyền nhiễm gia
súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh và cấp có thẩm quyền ra quyết định công bố
dịch thì thực hiện hỗ trợ theo Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm
2008 của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện qua các năm nếu có sự thay đổi
về văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương với mức quy định cao
hơn so với chính sách hỗ trợ của tỉnh thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp với Sở Tài chính xem xét trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện điều
chỉnh định mức cho phù hợp.
1. Hỗ
trợ trực tiếp cho các hộ, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa
phương, các đơn vị quân đội… có gia súc, gia cầm thuộc diện tiêu huỷ bắt buộc
- Đối với lợn, hỗ trợ 80% theo giá thị
trường lợn hơi tại thời điểm tiêu huỷ.
- Đối với trâu, bò, ngựa, dê… hỗ trợ
30.000 đồng/kg thịt hơi.
- Đối với gia cầm:
+ Hỗ trợ 23.000 đồng/con gia cầm
(trên 1 kg);
+ Hỗ trợ 18.000 đồng/con gia cầm (từ 0,5
kg đến 1 kg);
+ Hỗ trợ 10.000 đồng/con gia cầm (dưới
0,5 kg). Địa điểm tiêu huỷ gia súc gia cầm do chính quyền địa phương và cơ quan
chuyên môn xác định; kinh phí tiêu huỷ được chi theo thực tế và đảm bảo theo
yêu cầu kỹ thuật của cơ quan Thú y.
2. Đối
với cán bộ thú y, các ban, ngành làm việc tại các Trạm gác phòng dịch
- Được bồi dưỡng 50.000 đồng/ngày/người.
Đối với ngày lễ, tết được hưởng: 100.000đồng/ngày/người.
- Được hưởng bồi dưỡng độc hại khi
tham gia phun khử trùng tiêu độc, xử lý động vật tại trạm. Không được thanh
toán tiền công tác phí và tiền làm thêm giờ.
3. Đối
với cán bộ thú y, các ban, ngành hữu quan ở tỉnh, huyện tăng cường xuống cơ sở
tham gia phòng, chống dịch bệnh
Được hưởng chế độ theo Thông tư số
80/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính và chế độ độc hại theo
quy định.
4. Đối
với người không làm việc trong các cơ quan Nhà nước nếu được hợp đồng chống dịch
Được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày,
được hưởng chế độ độc hại và được thanh toán tiền ngủ theo quy định.
5. Đối
với lực lượng của tổ chức đoàn thể, ban, ngành trong xã, thú y xã, xóm tham
gia chống dịch
Được bồi dưỡng 20.000đồng/ngày/người,
được hưởng chế độ độc hại theo quy định.
III. NGÂN SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH
1.
Ngân sách tỉnh
a) Hỗ trợ công tác phòng dịch thường
xuyên: Theo quy định tại Mục I
b) Hỗ trợ thực hiện chống dịch
- Kinh phí mua vật tư, hoá chất để chống
dịch.
- Kinh phí cho các Trạm gác phòng, chống
dịch do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập và cán bộ các sở, ngành tham gia chống dịch
bệnh tại địa phương.
- Kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi
nếu có gia súc, gia cầm bắt buộc phải tiêu huỷ theo quy định.
2. Ngân sách cấp huyện
Ngân sách huyện hỗ trợ kinh phí để thực
hiện các hoạt động chống dịch tại địa phương. Nếu nguồn kinh phí dự phòng hàng
năm không đủ để thực hiện chống dịch thì Uỷ ban nhân dân huyện lập dự toán đề
nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ./.