Nghị quyết 1052/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu 1052/NQ-UBTVQH13
Ngày ban hành 24/10/2015
Ngày có hiệu lực 24/10/2015
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1052/NQ-UBTVQH13

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 783/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2015;

Xét đề nghị của Đoàn giám sát “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành Báo cáo số 957/BC-ĐGS ngày 14/10/2015 của Đoàn giám sát về “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động toàn diện, mạnh mẽ đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước. Từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã ngày càng chuyển biến về chất và đi vào chiều sâu, đặc biệt Việt Nam đã tích cực tham gia và phát huy vai trò trong các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế, đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập trong các lĩnh vực lao động việc làm, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh...; thúc đẩy cải cách, đi mi sâu rộng về thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh, cách thức điều hành kinh tế, quản trị quc gia; hình thành một cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống chính sách, pháp luật nước ta cơ bản phù hp với các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết WTO. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp được đẩy mạnh. Hội nhập đã mang li những kết quả to lớn về thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đấtc; mở rộng và tăng quy mô thị trường xuất nhập khu; chuyn dịch và tái cơ cu nn kinh tế theo hướng tích cực; đa dạng thị trường tài chính; từng bước hoàn thiện thị trưng lao động; phát triển mạnh cơ sở hạ tng giao thông, năng lượng, viễn thông; tăng cưng năng lực sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao đời sống nhân dân; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dng lòng tin, tranh thủ sự ủng hộ của quc tế trong bo vệ độc lập, chủ quyền quc gia, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, góp phần quan trọng trong xử lý tốt quan hệ với các nước ln, các nước láng giềng, vấn đề biển Đông và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng làm bộc lộ rõ nét hơn những yếu kém của nền kinh tế. Cht lượng tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế còn thấp và chậm được cải thiện; nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước ln, sản xuất của nhiều ngành phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đu vào; giá trị gia tăng hàng xuất khẩu chưa cao, hàng Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu được thế giới biết đến; lợi ích từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại chưa tương xứng; chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế so với các nước trong khu vực ASEAN. Điều hành giá điện, giá dịch vụ công theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước còn chậm so vi mục tiêu đề ra. Nền nông nghiệp chưa có nhiều mô hình tchức sản xuất phù hợp, hiện đại và bền vững; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản còn thấp. Đời sống nhiu người lao động có khó khăn và thu nhập của người nông dân còn bấp bênh. Công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu. Hu hết các sản phẩm có cơ cấu mặt hàng chưa hợp lý. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trước các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước. Khoảng cách phát trin giữa các vùng, miền còn ln. Việc hạn chế những tác động không thuận do hội nhập mang lại chưa đáp ứng yêu cu.

Những hạn chế, bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Công tác chuẩn bị để sẵn sàng hội nhập chưa tt; một số bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp chưa nhn thức đầy đủ và chưa quan tâm đúng mức đến hội nhập kinh tế quc tế. Hiệu lc thực thi pháp luật chưa cao. Chính sách kinh tế chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tận dụng đưc cơ hội do hội nhập mang lại, nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân. Một sbộ, ngành, địa phương còn chưa tích cực, chủ động thực hiện cải cách hành chính, cải cách khu vực công, điều hành thiếu quyết liệt, chưa năng động, sáng tạo trong quá trình hội nhập; chưa thực sự coi trọng công tác hướng dẫn, đôn đc, kiểm tra việc thực hiện các cam kết quốc tế. Công tác quy hoạch và đầu tư phát trin một số ngành kinh tế chưa thực sự gắn với yêu cu hội nhập. Không ít hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp còn thụ động trong việc tiếp cận, xử lý thông tin cũng như không tích cực tham vấn các cơ quan chủ trì đàm phán. Các cấp có thẩm quyền chưa chđộng đề ra gii pháp hạn chế mặt trái của quá trình hội nhập đi với lĩnh vực xã hội, văn hóa và môi trường.

Điều 2.

Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nữa, sẽ tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành vào cuối năm 2015, đặc biệt phải hoàn thành nhiều cam kết quan trọng với WTO vào năm 2018, bắt đầu thực hiện các cam kết FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu, Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đăng cai các hoạt động đa phương lớn như Năm APEC Việt Nam 2017, đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020. Để sẵn sàng tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua các thách thức, Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện tốt một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:

Định hướng: Tiếp tục thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể vhội nhập kinh tế quốc tế, tập trung khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế các thách thức, mang lại kết quả cao nhất trong quá trình hội nhập. Tiếp tục cải cách, đổi mới thể chế kinh tế, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; tăng cường tính công khai, minh bạch và hiệu lực của hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng; Tập trung hoàn thành tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhất là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thị trường tài chính, đầu tư công, ngành nông nghiệp; Tiếp tc phát triển đồng bộ các loại thị trường, phát triển mạnh thị trường xuất khu và hoàn thiện cơ chế quản lý, triển khai các công cụ quản lý xuất, nhập khẩu mới, kiểm soát, kim chế nhập siêu phù hợp với yêu cầu hội nhập; Tăng năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp, sản phm. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và góp phần giảm chi phí, giảm giá thành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong phát trin kinh tế-xã hội. Nâng cao khả năng tiếp nhận, phát triển công nghệ ngun, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, góp phn phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao năng sut, chất lượng sản phẩm, dịch vụ với giá trị gia tăng cao. Nâng cao năng suất lao động và Cht lượng đội ngũ lao động cả vý thức, kiến thức, kỹ năng và thể chất. Nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu mới. Đồng thời, xây dựng các chính sách phù hợp bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và bảo vệ môi trưng.

Một snhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

1) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án thông tin, tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế một cách thường xuyên, tạo nhận thức và hành động thống nhất; có kế hoạch cụ thể và bổ sung các nguồn lực cần thiết cho công tác này đcó sự chuyển biến rõ rệt trong năm 2016. Các cơ quan trực tiếp tham gia đàm phán, các bộ, ngành quản lý tăng cường đối thoại, tham vấn cộng đồng doanh nghiệp, cung cp kịp thời các thông tin và nội dung các cam kết cho doanh nghiệp và xã hội. Các viện, trung tâm nghiên cứu, hiệp hội ngành, nghchủ động hơn trong nghiên cứu sâu về tác động của cam kết quốc tế đi với tng lĩnh vực, ngành hàng cụ thể và tư vấn kịp thời cho các bộ, ngành, doanh nghiệp.

2) Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật đồng bộ, kịp thời phục vụ hội nhập. Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực về đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục cải cách tư pháp; rà soát, đàm phán để sửa đổi các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp; nghiên cứu, xem xét gia nhập các công ước đa phương về tương trợ tư pháp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xét xử của Tòa án; hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quc tế.

3) Có lộ trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng đạt và vượt mức trung bình của nhóm nước hàng đầu trong ASEAN. Ban hành thống nhất chỉ tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phù hợp với thông lệ thống kê quốc tế ngay từ đầu năm 2016, góp phn đánh giá đầy đủ cht lượng lao động trước xu hướng dịch chuyn lao động tự do nội khối theo quy định của Cộng đồng ASEAN. Nâng cao năng suất lao động góp phần bảo đảm thu nhập về lâu dài cho người lao động và tăng sức cnh tranh của doanh nghiệp. Tăng đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt và cảng bin, trong đó có lộ trình phn đấu sm đưa Việt Nam tr thành quc gia có cảng biển trung chuyển quốc tế ln ở khu vực Đông Nam Á.

4) Quy hoạch và triển khai phát triển các ng nguyên liệu có chất lượng, hiệu quả cao, dựa trên li thế cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tránh phụ thuộc vào ngun nguyên liệu nhập khẩu. Ban hành quy định chính thức vbộ chỉ số hội nhập kinh tế phù hợp vi chuẩn mực quốc tế và thực tiễn của Việt Nam trong năm 2016. Hoàn thành việc thực hiện cơ chế giá thị trường đối vi dịch vụ công chậm nhất là cuối năm 2020. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch lao động sang các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao ngay từ năm 2016.

5) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn của các nưc phát triển, tiên tiến về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm... đối vi hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thực hiện tốt công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác, đồng thời htrợ doanh nghiệp nâng cao nhận thc và khả năng vận dụng các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, bn quyền, thương hiệu. Có chính sách mạnh để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nh, phát trin công nghiệp htrợ.

6) Chủ động áp dụng có hiệu quả Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh v chng bán phá giá đối với hàng hóa nhập khu vào Việt Nam, Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Vận dụng các quy định linh hoạt của các cam kết quốc tế để xây dựng những quy định pháp lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Nâng cao năng lực của các đơn vị thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm dịch, kim tra tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại các cửa khẩu trọng yếu trên toàn quốc.

Nghiên cứu, tiếp cn và gia nhập các thiết chế đa phương về giải quyết tranh chấp và có phương án đưa đại diện Việt Nam vào thực tập, làm việc tại các thiết chế này. Tăng cường năng lực của các cơ quan, hiệp hội, nguồn nhân lực về pháp luật chất lượng cao và đội ngũ luật sư, công tác htrợ pháp lý cho hiệp hội và doanh nghiệp trong giải quyết các tranh chp thương mại quốc tế; chủ động vận dụng có hiệu quả quy định của các tổ chức và diễn đàn kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO, để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong nước. Tạo điều kiện để trọng tài trthành phương thức hiệu quả trong giải quyết tranh chấp.

7) Phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm, tham gia tích cực các tổ chức và diễn đàn kinh tế quốc tế. Chỉ đạo đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) vi các đối tác có chọn lọc, ưu tiên các nước có cơ cấu kinh tế bổ sung cho cơ cấu kinh tế nước ta, có khả năng chuyển giao công nghệ cao, thị trường tiềm năng ln đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam hoặc có nguồn nguyên, vật liệu đầu vào phù hợp cho nhu cầu phát triển kinh tế Việt Nam; coi thực hiện các cam kết quc tế là điều kiện cần thiết đthúc đẩy các nỗ lực cải cách kinh tế trong nước, sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiệu quả.

8) Tiếp tục phát huy vai trò điều phối, bố trí đủ nguồn lực hỗ trợ các hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia và các Ban chỉ đạo liên ngành trực thuộc, của các cấp, các ngành; kiện toàn các cơ quan, tổ chức có liên quan, các đoàn đám phán về hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục tích cực phát huy vai trò của các cơ quan đại diện của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc mở rộng thị trường xuất khu, xúc tiến thương mại, du lịch và thu hút đầu tư, hỗ trợ thông tin về chính sách, pháp luật, những rào cản kỹ thuật của nưc sở tại, năng lực các đối tác tiềm năng của doanh nghiệp.

Điều 3.

1. Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết này và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp cuối năm 2016.

[...]