Nghị quyết 10/2005/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2006 do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 10/2005/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2005
Ngày có hiệu lực 18/12/2005
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Võ Thanh Khiết
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2005/NQ-HĐND

Long Xuyên, ngày 08 tháng 12 năm 2005

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2006

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA VII KỲ HỌP THỨ 5

(Từ ngày 06 đến 08/12/2005)

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 và kế hoạch năm 2006; Báo cáo thẩm tra của các Ban và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về "Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 và kế hoạch năm 2006" và nhất trí khẳng định:

1. Năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất lợi do biến động tăng giá của nhiều mặt hàng, đặc biệt là xăng dầu, ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, hạn hán kéo dài... nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, điều hành của Ủy ban nhân dân, vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, đồng bào, chiến sĩ, cán bộ công chức trong tỉnh đã nỗ lực vượt khó, đoàn kết phấn đấu, khai thác mọi nguồn lực, thực hiện tốt Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về kinh tế - xã hội năm 2005, kinh tế, văn hóa và xã hội tiếp tục phát triển, một số chỉ tiêu vượt so với yêu cầu của Nghị quyết. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; an toàn giao thông có chuyển biến tích cực. Quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh bạn Campuchia được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, khu vực II chiếm tỷ trọng rất thấp, khu vực I còn cao; tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh chậm, không đảm bảo theo kế hoạch. Văn hóa - xã hội còn nhiều mặt cần phải quan tâm như: chất lượng giáo dục và đào tạo, công tác xã hội hóa trong phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao chậm chuyển biến, công tác cải cách hành chính tuy có chuyển biến nhưng chưa đạt so với yêu cầu.

2. Nhiệm vụ năm 2006

a) Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt 11,7%; trong đó khu vực I tăng 3,7%, khu vực II tăng 17,0%, khu vực III tăng 15,7%;

- Cơ cấu kinh tế: Khu vực I: 34,82%; khu vực II: 12,72% và khu vực III: 52,46%;

- GDP bình quân đầu người đạt trên 9,9 triệu đồng/năm;

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD;

- Thu ngân sách: 1.900 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư xã hội chiếm 41,7% GDP;

- Tỷ lệ tăng dân số: 1,3%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,65% (theo tiêu chuẩn mới);

- Số học sinh đi học các trường phổ thông đạt 18% dân số;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 20,95%;

- Tạo việc làm cho 30 ngàn lao động, trong đó xuất khẩu lao động 2 nghìn người;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 23,7%;

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 67% (trong đó tại thành thị 89%, tại nông thôn 58%).

b) Một số nhiệm vụ và giải pháp chính:

- Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tận dụng mọi khả năng để tăng xuất khẩu. Tập trung mọi điều kiện để khai thác, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền toàn dân làm công tác du lịch và thực hiện văn minh nơi du lịch. Tổ chức thực hiện thành công Festival du lịch đồng bằng sông Cửu Long lần II tại tỉnh.

- Tập trung đầu tư hoàn thiện, sớm đưa vào hoạt động khu công nghiệp và cảng Bình Long, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng khu công nghiệp Bình Hòa. Thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công theo hướng ưu tiên cho các làng nghề ở nông thôn, các doanh nghiệp thực hiện đổi mới kỹ thuật, cải tiến công nghệ.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông, thủy sản, chú ý về môi trường, chất lượng để đạt được sự phát triển ổn định và bền vững. Khuyến khích phát triển và mở rộng qui mô các loại hình kinh tế tập thể và kinh tế trang trại. Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ