NGHỊ QUYẾT
VỀ
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ XÃ TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2050 TỶ LỆ 1/10.000.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA VIII , KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị
ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
37/2010/NĐ-CP, ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Sau khi xem xét Tờ trình số
1182/TTr-UBND, ngày 12 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc thông
qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng thị xã Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050 tỷ lệ 1/10.000; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội
đồng nhân dân Tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tây Ninh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 tỷ lệ 1/10.000, với những nội dung chủ
yếu sau:
I.
Phạm vi
ranh giới, tính chất khu vực lập quy hoạch
1. Phạm vi lập quy hoạch
- Phạm
vi lập điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã là toàn bộ ranh giới hành chính thị xã
Tây Ninh; quy mô khoảng 14.000,81 ha, gồm 5 phường nội thị diện tích 2.092,93 ha
(gồm các phường 1, 2, 3, 4 và Hiệp Ninh) và 5 xã ngoại thị diện tích 11.907,88
ha (gồm các xã Bình Minh, Ninh Thạnh, Ninh Sơn, Tân Bình, Thạnh Tân).
- Phạm
vi tứ cận như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu;
+ Phía Tây giáp huyện Châu Thành;
+ Phía Nam giáp huyện Hòa Thành, huyện Châu
Thành;
+ Phía Bắc giáp huyện Tân Biên, Tân Châu.
2. Tính chất, mục tiêu
và quan điểm phát triển
a) Tính
chất
- Là
đô thị trung tâm về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị
trí chính trị quan trọng của tỉnh với đầu mối công nghiệp dịch vụ đa lĩnh vực
trong tỉnh.
- Là
đô thị sinh thái - kinh tế, bền vững; phát triển chủ yếu là dịch vụ - thương mại
- du lịch, phát triển công nghiệp chủ yếu là công nghiệp sạch.
b) Mục tiêu
- Phát
huy vai trò đặc biệt của Thị xã trong mối quan hệ với vùng tỉnh Tây Ninh, vùng thành
phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cả nước.
- Phát
triển hài hòa đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị giữa phát
triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ môi
trường.
- Phát
triển thị xã thành một thành phố sinh thái mang nét đặc trưng riêng phát huy thế
mạnh đặc thù, xanh, sạch, “Ốc đảo đô thị”. Đồng thời tạo sức hấp dẫn của đô thị,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
c) Quan
điểm phát triển
- Xây
dựng thị xã Tây Ninh phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với việc
giữ gìn và tôn tạo những vùng có ý nghĩa về mặt kiến trúc, văn hóa và bảo vệ
môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành
một thành phố văn minh, hiện đại trong tương lai. Đóng góp ngày càng lớn vào
khu vực phía Nam và sự phát triển của cả nước, từng bước trở thành một trung
tâm du lịch, dịch vụ, khoa học, giáo dục của tỉnh.
Vị trí,
vai trò và định hướng phát triển thị xã Tây Ninh trong mối quan hệ với các đô
thị của vùng tỉnh:
- Là
đô thị trung tâm của tỉnh Tây Ninh, bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp
chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí, thể dục
thể thao… của tỉnh Tây Ninh.
- Định
hướng phát triển Thị xã theo mô hình “Eco 2” (thành phố kinh tế sinh
thái), chú trọng việc phát triển du lịch, dịch vụ, giáo dục, y tế với công nghệ
hiện đại.
- Định
hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy (du lịch), đường sắt,
đường hàng không để kết nối giao thông trong vùng tỉnh Tây Ninh và khu vực trọng
điểm phía Nam và giao thông cả nước.
3. Quy mô dân số: Đến năm 2020 dân
số khoảng 153.410 người; đến năm 2050 dân số khoảng 261.980 người.
4. Quy mô đất xây dựng đô thị: Đến
năm 2020 là 7.258,73 ha; đến
năm 2050 là 7.765,73 ha.
II.
Định hướng
phát triển không gian
1. Mô
hình đô thị thị xã Tây Ninh
- Mô
hình phát triển thị xã theo mô hình phát triển tập trung, một mô hình “Eco 2”
(thành phố kinh tế sinh thái), phát triển thành phố với hai hướng chính là hướng
Tây Bắc và hướng Đông Bắc. Không phát triển đô thị vùng bảo vệ cảnh quan rừng
đô thị và vùng cảnh quan sinh thái, vùng chân núi Bà Đen.
- Phát
triển đô thị gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng.
2. Cấu
trúc đô thị và phân khu chức năng
a) Trung tâm thị xã (lõi thương
mại)
Trung tâm thành phố là chức năng
chính trong khu vực đô thị Tây Ninh, lõi trung tâm thương mại gồm hai phần chủ
yếu như sau:
+ Phía Đông của rạch Tây Ninh: Sẽ điều
tiết các khu thương mại chính trên đất còn trống của các khu chức năng hành
chính tỉnh.
+ Phía Tây rạch Tây Ninh: Nơi có sẵn
đặc thù đô thị sẽ được giữ lại và được củng cố các hoạt động liên quan du lịch
như nhà hàng, quán café, đồ lưu niệm, khách sạn nhỏ, khu này được nối với khu
ưu tiên cho người đi bộ.
b) Trung tâm hành chính tỉnh và
thị xã: Phát triển một trung tâm hành chính mới nằm gần đại lộ Bời Lời, gần
kênh Tây và kéo dài đến tỉnh lộ 784. Khu trung tâm hành chính sẽ hình thành khu
phát triển đô thị hiện đại kết hợp với các dịch vụ giáo dục, giải trí, xã hội,
thương mại và cư trú.
c) Không gian xanh
- Các
khu bảo vệ cảnh quan là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh “Ốc đảo
đô thị” mạnh mẽ và đặc trưng cho thị xã Tây Ninh, gồm chức năng sau:
+ Chức năng vành đai xanh phi đô
thị tách khỏi chức năng đô thị.
+ Chức năng giải trí, đi dạo và
khu vực vui chơi giải trí.
- Rừng
đô thị và các khu giải trí: Một hệ thống công viên rừng đô thị thông với khu vực
vui chơi giải trí.
- Khu
du lịch sinh thái và khu nông nghiệp chuyên canh: Có chức năng là một phần mở rộng
của các khu vực bảo vệ cảnh quan, cho phép lưu giữ và bảo vệ các khu vực được
sử dụng mục đích chuyên nông như trồng mãng cầu.
- Các
khu vực nông nghiệp hiện hữu: Chức năng cảnh quan của Thị xã, cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
d) Trung tâm du lịch: Du lịch là một trong những
cơ hội phát triển kinh tế cho Thị xã như: Núi Bà Đen, các di tích chiến tranh
cách mạng, các khu vực bờ rạch Tây Ninh, Khu du lịch Ma Thiên Lãnh, Khu du lịch
Long Điền Sơn, Khu du lịch sinh thái Bến Trường Đổi, các vùng đất mặt nước phía
Bắc và phía Nam được kết nối với trung tâm thành phố bởi các tuyến đường đô thị
và hệ thống giao thông công cộng.
đ) Khu giáo dục: Cung cấp nguồn nhân lực giáo
dục trình độ đại học, thu hút sinh viên các nơi trong tỉnh.
e) Khu y tế: Khu bệnh viện đa khoa hiện tại phát
triển dịch vụ y tế tập trung trong khu vực.
g) Khu vực ngân hàng, tài chính và kinh doanh:
Tiếp tục phát triển chức năng trung tâm ngân hàng, tài chính và kinh doanh dọc
theo trục đường 30/4.
h) Các cụm công nghiệp cho mục đích vườn công
nghiệp và sản xuất đặc biệt: Các cụm công nghiệp có thể được phát triển tại các
địa điểm trong đô thị và ven đô thị nơi phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, cải
thiện khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm, giảm thời gian đi lại của nhân
viên, phù hợp với khái niệm thành phố Eco 2.
i) Các khu vực sử dụng hỗn hợp: Tái phát triển
các khu gồm khu dân cư mật độ thấp và trung bình (giới hạn 5 tầng) và các hoạt
động thương mại mật độ thấp (giới hạn 4 tầng)
k) Các khu dân cư: Bao gồm khu mật độ dân cư
trung bình kết hợp bãi đậu xe; phát triển khu dân cư mới trong hoặc kề bên khu
đô thị hiện hữu; phát triển dân cư dạng đô thị mới, Nhà biệt thự vườn mật độ
thấp; Trung tâm dịch vụ; Trung tâm cộng đồng; Trung tâm dịch vụ tại chỗ.
Tuân theo định hướng phát triển đô
thị phù hợp với các khu chức năng và sử dụng đất, phù hợp điều kiện địa chất
công trình và thủy văn cụ thể:
1. Các khu vực kiến trúc
cảnh quan
- Khu
vực kiến trúc cần gìn giữ mang tính chất đặc trưng của thị xã Tây Ninh, khu vực
bờ Tây rạch Tây Ninh.
- Khu
vực kiến trúc cảnh quan có điều kiện địa chất, thủy văn thuận lợi (vùng đất thấp
có các sông, đập...mở các rạch để phát triển du lịch với tiêu chí cơ bản) là
vành đai sinh thái, có vai trò là trục phát triển du lịch về hướng núi Bà Đen.
Đảm bảo môi trường sống có chất lượng cao.
- Khu
vực kiến trúc cảnh quan kết hợp với trồng trọt, nông nghiệp (xã Thạnh Tân và xã
Tân Bình) với tiêu chí cơ bản phát triển theo cụm, nhóm nhỏ hình thành mô hình đô
thị có kiến trúc thấp tầng với tổ chức không gian dựa theo địa hình đặc thù kết
hợp.
2. Khu vực phát triển
kiến trúc cảnh quan đặc biệt
- Các
khu trung tâm của khu vực cấp Thị xã: Các công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ
đa ngành và nhà ở có hình thức kiến trúc đương đại với nét đặc trưng riêng. Các
khu đô thị mới, các công trình được thiết kế theo mô hình ở mới có kiến trúc
hài hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên.
- Các
công trình điểm nhấn: Vị trí đặt công trình là điểm nhấn tại cửa ngõ vào Thị
xã.
- Khu
trung tâm hành chính tập trung, lõi thương mại.
- Ngoài
các công trình điểm nhấn về mặt kiến trúc còn có điểm nhấn về tự nhiên như núi
Bà Đen …
- Các
tuyến giao thông cảnh quan đô thị nghiên cứu và áp dụng chỉ tiêu về cây xanh, tầng
cao, khoảng lùi công trình, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho các khu đô thị.
- Các
quảng trường chính gồm lõi đô thị, trung tâm hành chính tập trung mới, quảng trường
30/4 nằm trước khu trung tâm giáo dục tương lai.
- Cây
xanh mặt nước với địa hình đặc thù là núi, kênh rạch, đất nông nghiệp, bảo vệ hệ
thống sông rạch, xây dựng hành lang cây xanh và các công trình bảo vệ để phục
vụ đô thị phát triển bền vững.
IV.
Quy hoạch hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
1. Hệ thống
giao thông
a) Đường
bộ
- Giao
thông đối ngoại: Gồm các trục đường vành đai, đại lộ, đường chính cấp I.
- Giao
thông đối nội: Gồm các tuyến đường chính thứ cấp, đường phố tại địa phương nhằm
đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực, kết nối, tiếp cận thuận lợi với
các tuyến đại lộ và đường đô thị.
b) Giao
thông đường sắt: Dự kiến tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh nối với thị xã
Tây Ninh.
c) Giao
thông đường thủy: Rạch Tây Ninh kết nối với sông Vàm Cỏ Đông, cải tạo nạo vét
để đảm bảo lưu thông đường thủy.
d) Giao
thông hàng không: Dự kiến xây mới sân bay nhỏ phục vụ du lịch tại phía Bắc thị
xã Tây Ninh.
2. Chuẩn
bị kỹ thuật
a) San nền: San nền
tập trung đối với các khu vực xây dựng công trình công cộng, các khu vực trung
tâm và khu dân cư có mật độ cao, khu hành chính, thương mại và dịch vụ phù hợp
với cao độ chuẩn Quốc gia. Các lô san lấp được chia theo các trục giao thông
chính.
b) Thoát nước mưa
- Xây
dựng mới hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với nước thải sinh hoạt. Trừ một số
vị trí khu mật độ trung bình thấp ở phía Tây Bắc nhu cầu thoát nước thải tương đối
thấp, xây dựng hệ thống thoát nước chung về lâu dài phải xây dựng hệ thống thoát
nước riêng.
- Hướng
thoát nước mưa được tính toán phân chia thành nhiều lưu vực nhỏ phù hợp với địa
hình tự nhiên và mạng lưới đường theo quy hoạch.
3. Cấp nước
- Tổng
nhu cầu dùng nước đến năm 2020 khoảng 48.600 m3/ngày, năm 2050 khoảng
102.000 m3/ngày.
- Nguồn
nước: Lấy từ nguồn nước nước mặt Hồ Dầu Tiếng thông qua nhà máy cấp nước công suất
18.000 m3/ngày.
- Mạng
lưới cấp nước: Định hướng đến năm 2020 nâng cấp nhà máy cấp nước hiện hữu lên
50.000 m3/ngày. Đến năm 2050 xây dựng nhà máy cấp nước phía Bắc thị xã
và hệ thống đường ống cấp nước.
4. Cấp điện
- Nguồn
cấp điện cho thị xã Tây Ninh lấy từ mạng lưới điện Quốc gia.
- Các
tuyến trung thế xây dựng mới là đường cáp ngầm 22Kv.
- Xây
dựng thêm trạm biến áp mới cung cấp cho nhu cầu của toàn thị xã.
- Phải
có thiết kế chi tiết hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, đô thị và các công trình
công cộng với hình thức hiện đại, phong phú, đảm bảo mỹ quan và phù hợp sắc
thái kiến trúc riêng từng khu vực.
5. Thoát
nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang
a) Thoát nước thải
- Thiết
kế hệ thống thoát nước riêng, nước mưa và nước thải được thiết kế thành hai hệ thống
thoát nước riêng biệt.
- Nước
thải các hộ dân được xử lý cục bộ và thu gom về trạm xử lý nước thải, nước thải
xử lý đạt loại A theo QCVN 14:2008 mới được thải ra môi trường.
b) Chất thải rắn
- Xây
dựng 02 bãi rác tập trung tạo điều kiện thu gom rác thuận tiện cho thị xã Tây
Ninh.
- Rác
thải trong khu dân cư, khu thương mại dịch vụ được thu gom và đưa đến khu xử lý
rác tập trung.
c) Nghĩa
trang nhân dân: Không bố trí trong phạm vi thị xã.
6. Thông
tin liên lạc
- Tiêu
chuẩn 5 người/1 lô (1 lô gồm 1 đôi cáp điện thoại + internet).
- Đặt
trạm thông tin tại vị trí phần đất dành cho hạ tầng kỹ thuật tại giao lộ đường
chính.
Đánh giá tác động môi trường chiến lược của đồ
án quy hoạch thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi
trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
- Đầu
tư các khu đô thị mới: Khu trung tâm lõi đô thị; Khu trung tâm hành chính mới.
- Cải
tạo nâng cấp các tuyến đường nội thị, các tuyến đường vành đai và các tuyến đường
tỉnh lộ gắn kết với Thị xã.
- Đầu
tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chính.
1. Giải
pháp tăng cường mối liên kết vùng
- Phối
hợp với các huyện trong vùng tỉnh Tây Ninh tuân thủ quy hoạch vùng, liên kết hỗ
trợ cùng đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng
chính, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường chung cho Thị xã và tỉnh.
2. Giải
pháp về cơ chế, chính sách
- Hoàn
thiện, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch xây dựng
và quản lý phát triển đô thị.
- Xây
dựng danh mục và các giải pháp bảo vệ, tôn tạo các công trình có giá trị văn hóa
lịch sử và công trình kiến trúc có giá trị.
- Quy
định hướng dẫn về việc khai thác bảo vệ môi trường thiên nhiên những vùng đất trũng
(phục vụ du lịch).
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ
ngày Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân
Thị xã hoàn chỉnh các thủ tục, tham mưu Ủy ban nhân dân
Tỉnh lấy ý kiến Bộ Xây dựng bằng văn bản trước khi phê duyệt Đồ án quy hoạch.
Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng
nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát thực
hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 4 thông qua./.