Nghị quyết 07/2010/NQ-HĐND về Quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa VII, kỳ họp thứ 19 ban hành
Số hiệu | 07/2010/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 15/07/2010 |
Ngày có hiệu lực | 25/07/2010 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bạc Liêu |
Người ký | Nguyễn Văn Út |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2010/NQ-HĐND |
Bạc Liêu, ngày 15 tháng 7 năm 2010 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt
Nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 85/TTr-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc
Liêu về việc thông qua Quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Bạc Liêu giai
đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa -
Xã hội của Hội đồng nhân dân và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất Quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung cơ bản như sau:
a) Quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh đảm bảo tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các tuyến điều trị. Phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa, giữa y tế chuyên sâu với y tế cơ sở, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền; đảm bảo tính hiệu quả, phát triển và bền vững.
b) Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, theo cụm dân cư và theo cụm kinh tế, phù hợp với điều kiện kinh tế và dân số của từng địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo cơ hội cho mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khám, chữa bệnh, huy động tiềm năng, nguồn lực của các tổ chức kinh tế - xã hội trong cộng đồng tham gia công tác khám, chữa bệnh. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các bệnh viện, đổi mới cơ chế và phương thức quản lý bệnh viện để không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.
a) Mục tiêu chung:
Xây dựng mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, điều trị ngang tầm với các tỉnh trong khu vực, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hình thành, hoàn chỉnh mạng lưới khám, chữa bệnh đảm bảo tính hiện đại, phát triển và bền vững, có đủ các loại hình khám, chữa bệnh cho nhân dân;
- Phát triển bệnh viện đa khoa, hình thành các bệnh viện chuyên khoa, các khoa chuyên ngành, các trung tâm chuyên sâu tuyến tỉnh, chậm nhất đến cuối 2015 cơ bản đưa vào hoạt động phục vụ các chuyên ngành có tần suất người mắc bệnh và tử vong cao;
- Khuyến khích hình thành, phát triển các bệnh viện tư nhân, các trung tâm chẩn đoán y khoa chất lượng cao, các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa ngoài công lập,… phục vụ cho các cụm dân cư, cụm cảng biển, cụm công nghiệp,… đến năm 2015, có ít nhất 01 Trung tâm Chẩn đoán Y khoa chất lượng cao, 02 bệnh viện đa khoa tư nhân tuyến tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa tư nhân tuyến huyện; mỗi huyện, thị xã có ít nhất từ 02 phòng khám đa khoa tư nhân, phát triển mạnh mô hình thầy thuốc gia đình;
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng. Đến năm 2015, có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 100% trạm y tế cơ sở có nhà trạm kiên cố, có đủ phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của trạm; đội ngũ cán bộ được đảm bảo về số lượng, củng cố chất lượng;
- Đến năm 2015, đạt tỷ lệ tối thiểu 32 giường bệnh/10.000 dân (Trong đó có 6,5 giường bệnh tư nhân) và đến năm 2020 đạt tỷ lệ tối thiểu 40 giường bệnh/10.000 dân (Trong đó có 14 giường bệnh tư nhân);
- Đến năm 2014, Bệnh viện Y học cổ truyền hoàn thành đưa vào hoạt động; đến năm 2016, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng hoàn thành đưa vào hoạt động;
- Năm 2015 tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tự kiểm soát được chất lượng các dịch vụ y tế theo quy định của Bộ Y tế.
3.1. Tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh:
a) Theo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế:
- Tuyến 1: Các bệnh viện huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn (Gọi chung là xã);
- Tuyến 2: Gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh; bệnh viện đa khoa khu vực.
b) Hình thành các cơ sở khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo cụm dân cư, cụm kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển trong phạm vi toàn tỉnh.
3.2. Phát triển chuyên môn kỹ thuật y tế chuyên sâu, hình thành các bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm, các khoa chuyên ngành trên cơ sở nhu cầu, cơ cấu dân số, mô hình bệnh tật, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.