Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Nghị quyết 07/2008/NQ-HĐND về đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ 2008 - 2010 và định hướng 2020

Số hiệu 07/2008/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/07/2008
Ngày có hiệu lực 19/07/2008
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Nguyễn Văn Út
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2008/NQ-HĐND

Bạc Liêu, ngày 09 tháng 7 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ 2008 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân và ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ 2008 - 2010 và định hướng 2020 với quan điểm, mục tiêu và những giải pháp cơ bản sau:

I. Quan điểm:

Phát triển nguồn nhân lực là hướng đi chiến lược đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của tỉnh, đáp ứng tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thành công của phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020. Trong những năm tới, nguồn nhân lực phải được đào tạo có chất lượng cao hơn để đủ kiến thức và năng lực cho yêu cầu cạnh tranh, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, chủ động sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. Mục tiêu:

Giai đoạn từ nay đến năm 2020 tập trung mở rộng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trên các lĩnh vực sau:

1. Đào tạo nghề:

Tập trung đào tạo một số ngành nghề phục vụ thiết thực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từng bước nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động để đủ điều kiện tham gia lao động trong, ngoài tỉnh và lao động ở nước ngoài.

2. Đào tạo cán bộ, công chức hành chính Nhà nước:

- Đảm bảo mục tiêu nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức hành chính được đào tạo, đáp ứng đúng yêu cầu, tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức và tiêu chuẩn cán bộ quản lý;

- Chú trọng đào tạo lý luận chính trị và đào tạo trình độ sau đại học đối với cán bộ quản lý theo quy hoạch.

3. Đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và lĩnh vực khác:

Tập trung đào tạo, đào tạo lại cán bộ viên chức, nhân viên ngành y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao - du lịch, nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, chuyên gia đầu ngành, đáp ứng khả năng tham gia nghiên cứu khoa học.

4. Chỉ tiêu đào tạo:

- Trong đào tạo nghề: Phấn đấu từ nay đến năm 2020, lao động qua đào tạo là 60% (trong đó lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên là 40%). Bình quân hàng năm lao động qua đào tạo từ 12.000 người trở lên;

- Đào tạo cán bộ, công chức hành chính Nhà nước, cán bộ khoa học - kỹ thuật và lĩnh vực khác: Phấn đấu đến năm 2020 đạt chỉ tiêu đào tạo theo trình độ:

+ Bậc thợ và tương đương: 3.509 người;

+ Trung cấp: 2.837 người;

+ Cao đẳng - đại học: 9.542 người;

+ Trên đại học: 1.222 người.

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

[...]