Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND về việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế Của Thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009 - 2015) do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 06/2009/NQ-HĐND
Ngày ban hành 17/07/2009
Ngày có hiệu lực 27/07/2009
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Thị Doãn Thanh
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 06/2009/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ Y TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2009 - 2015)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 18
(từ ngày 14 đến ngày 17/7/2009)

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao, môi trường;
Xét Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 22/6/2009 của UBND Thành phố kèm theo Đề án về Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế của Thành phố Hà Nội (2009 - 2015), Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố và ý kiến của đại biểu HĐND Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế của Thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009 -2015), cụ thể như sau:

1. Mục tiêu: Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và y tế; tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục đào tạo, y tế ngày càng cao. Đồng thời có chính sách và cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội hóa, Thành phố tiếp tục ưu tiên đầu tư ngân sách cho giáo dục đào tạo, y tế để đáp ứng nhu cầu về nâng cao chất lượng dạy và học, khám chữa bệnh của nhân dân Thủ đô.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

2.1. Giáo dục và đào tạo:

- Tỷ lệ học sinh ngoài công lập: Tiểu học 3%, THCS 5%, THPT 40% (riêng ở khu vực điều kiện khó khăn 30%), TCCN đạt 60%;

- Phấn đấu 100% xã, phường và thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

- Thí điểm chuyển 30 đến 35 trường công lập có điều kiện phát triển thực hiện tự đảm bảo toàn bộ chi phí thường xuyên và hoạt động theo mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng cao (cụ thể đối với các cấp học: mầm non: 20 trường, tiểu học: 5 trường, THCS: 5 trường, THPT: 3 trường và TCCN: 2 trường).

- Kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 60 đến 70 trường học ngoài công lập (cụ thể đối với các cấp học: mầm non: 10-20 trường, tiểu học: 10 trường, THCS: 10 trường, THPT: 20 trường và TCCN: 10 trường).

2.2. Về y tế:

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt chỉ tiêu 20 giường bệnh/vạn dân (bao gồm cả giường bệnh công lập và ngoài công lập)

- Phấn đấu xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động 16 bệnh viện ngoài công lập với 3.350 giường bệnh.

- Năm 2009 - 2010, huy động vốn đầu tư xã hội hóa 734 tỷ đồng để thực hiện Đề án hiện đại hóa trang thiết bị y tế Thủ đô; đến năm 2011 - 2015 xây dựng và thực hiện Đề án tiếp tục hiện đại hóa trang thiết bị có tổng giá khoảng 1.400 tỷ đồng (trong đó nguồn ngân sách 400 tỷ đồng, nguồn vốn XHH khoảng 1.000 tỷ đồng) trong một số lĩnh vực mũi nhọn: Chẩn đoán hình ảnh, hồi sức cấp cứu, can thiệp bằng công nghệ chất lượng cao…

3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và cung cấp thông tin về xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế: triển khai sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức, nhân dân và các thành phần kinh tế nâng cao nhận thức, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố về xã hội hóa.

3.2. Hoàn thiện các quy định về liên thông giải quyết thủ tục hành chính của các cấp, các ngành để giải quyết nhanh nhất các công việc liên quan; Tạo môi trường thông thoáng công khai minh bạch, chuẩn hóa các quy trình, thủ tục để huy động tối đa các nguồn lực thực hiện công tác xã hội hóa trên địa bàn Thành phố.

3.3. Xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và y tế:

Phê duyệt và công bố Quy hoạch ngành và quy hoạch mạng lưới, bao gồm cả công lập và ngoài công lập để công khai quy hoạch mạng lưới trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 làm cơ sở kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế.

3.4. Huy động các nguồn lực đầu tư:

Tổng số các nguồn vốn huy động để thực hiện hai Đề án đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế là 7.572 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước 2.235 tỷ đồng và huy động các nguồn vốn xã hội hóa 5.337 tỷ đồng, trong đó:

Lĩnh vực giáo dục đào tạo: Tổng số 5.438 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước 1.835 tỷ đồng (phục vụ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch) và huy động các nguồn vốn xã hội hóa 3.603 tỷ đồng.

Lĩnh vực y tế: Huy động vốn để hiện đại hóa trang thiết bị y tế 1.400 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn xã hội hóa 1.000 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách là 400 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư xây dựng 26 bệnh viện tư nhân (trong đó có 10 bệnh viện đang xin cấp đất xây dựng), với tổng vốn XHH dự kiến là 8.728 tỷ đồng, vốn ngân sách phục vụ giải phóng mặt bằng là 450 tỷ.

Hàng năm, bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố thực hiện Chương trình mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế của Thành phố Hà Nội.

3.5. Tăng cường đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao:

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ