Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ chi đảm bảo hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 05/2019/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/07/2019
Ngày có hiệu lực 01/08/2019
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Văn Danh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2019/NQ-HĐND

Tiền Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHI ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH TIỀN GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quc hội về một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Xét Tờ trình số 177/TTr-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chế độ chi đảm bảo hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang; Báo cáo thẩm tra số 56/BC-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị quyết này quy định chế độ chi đảm bảo hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Đại biểu Quốc hội bao gồm: đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách;

b) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Điều 2. Chế độ chi lấy ý kiến tham gia dự án luật

Chi lấy ý kiến tham gia dự án luật bao gồm các khoản: chi cho các tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, tham gia ý kiến với Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật; chi tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến của các ban, ngành ở địa phương, các chuyên gia tham gia vào dự án luật. Mức chi cụ thể được quy định như sau:

1. Chi cho việc nghiên cứu góp ý bằng văn bản:

Chi cho các tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, tham gia ý kiến với Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật với mức chi tối đa là 4.000.000 đồng/bài.

Tùy theo nội dung và tính cấp thiết của dự án luật, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội xem xét thực hiện ký hợp đồng các tổ chức, cá nhân.

2. Chi họp góp ý:

a) Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: mức chi là 600.000 đồng/bài tham luận/dự án luật;

b) Chi các cuộc họp:

- Người chủ trì: 200.000 đồng/người/buổi;

- Đại biểu Quốc hội: 150.000 đồng/người/buổi;

- Khách mời: 100.000 đồng/người/buổi;

[...]