HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
02/2009/NQ-HĐND
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2009
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐẶT TÊN VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ DÀI MỘT SỐ ĐƯỜNG, PHỐ VÀ
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ XIV
(Từ ngày 14/7 đến ngày 17/7/2009)
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành
quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;
Xét Tờ trình số: 31/TTr-UBND, ngày 22/6/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc
đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố, công trình công cộng trên địa
bàn Thành phố Hà Nội năm 2009, Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND
thành phố, ý kiến thảo luận của các Đại biểu HĐND Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Đặt tên 28 đường, phố
mới sau đây:
1. Phố Tôn Thất Thuyết:
Cho đoạn từ ngã từ đường Phạm Hùng, bên cạnh tòa nhà Toyota Mỹ Đình đến ngã tư
bùng binh Khu Đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy.
Dài: 800m; rộng: 40m.
2. Phố Trần Thái Tông:
Cho đoạn từ ngã tư đường Xuân Thủy (số nhà 29) đi qua Khu đô thị mới đến ngã tư
trong Khu Đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy.
Dài: 900 m; rộng: 40 m.
3. Phố Cầu Mới: Cho
đoạn từ cây xăng số 111 đường Láng đến đầu Cầu Mới, quận Đống Đa.
Dài: 400m; rộng: 9m.
4. Đường Đa Sĩ: Cho đoạn
từ Xí nghiệp Giày Yên Thủy đi qua làng nghề Đa Sĩ đến ngã tư giao với đường Quy
hoạch khu đô thị Văn Phú, Yên Phúc (cạnh Nghĩa trang liệt sĩ P.Kiến Hưng), quận
Hà Đông.
Dài: 800m; rộng: 10m.
5. Phố Ba La: Cho đoạn
từ ngã 3 Ba La (Km 0 - QL 21B) đi qua Xí nghiệp nước khoáng và Trung tâm
giới thiệu việc làm Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Xây lắp điện I Ba La đến Km 0 + 800 QL 21B (đầu công ty Giống
cây trồng), quận Hà Đông.
Dài: 800m; rộng: 10,5m.
6. Phố Xốm:
Cho đoạn từ Km 0 + 800 QL 21B (đầu Công ty Giống cây trồng) đến Km 1+ 900 (cạnh
lối rẽ vào làng Trinh Lương, phường Phú Lương), quận Hà Đông.
Dài: 1.100m; rộng: 17,5m.
7. Đường Nguyễn
Trực: Cho đoạn từ Km 1+ 900 Quốc lộ 21B đến tuyến điện 110 KV giao nhau
với đường dự kiến quy hoạch vành đai 4, quận Hà Đông.
Dài: 1000m; rộng: 11,5m.
8. Đường Vạn
Phúc: Cho đoạn từ đầu cầu Am (số nhà 16- 20 phố Chu Văn An, quận Hà
Đông) đến ngã tư giao với đường Lê Văn Lương kéo dài nối tiếp với đường Ngọc Trục
(của huyện Từ Liêm), quận Hà Đông.
Dài: 1000m; rộng: 40m.
9. Phố Yên
Duyên: Cho đoạn từ ngã ba đối diện với chùa Đại Bi nằm trên ngõ 885 của
đường Tam Trinh, đi qua ngã ba gặp phố Yên Sở (số nhà 104 – 106, tổ 8), đến số
nhà 301, tổ dân cư 14 đường Yên Sở, quận Hoàng Mai ra đường vành đai 3.
Dài: 1.200m; rộng: 6-8m.
10. Phố Thanh
Lân: Cho đoạn từ ngã ba Trạm cung cấp nước sạch số 75 phố Thanh Đàm, đi
qua khu dân cư của phường Thanh Trì đến ngã ba gặp phố Nam Dư (nhà số 5, số 7),
quận Hoàng Mai.
Dài: 700m; rộng: 7-8m.
11. Phố Ngũ Nhạc:
Cho đoạn từ chân đê Thanh Trì tổ dân phố 17 cụm 8 phường Thanh Trì đến ngã ba
giao cắt với phố Nam Dư (số nhà 1), quận Hoàng Mai.
Dài: 700m; rộng: 7-8 m.
12. Phố Giang
Biên: Cho đoạn từ ngã tư số nhà 86 của phố dự kiến đặt tên là Giang
Biên đi qua khu dân cư tổ 5,6,7 của phường Giang Biên đến ngã ba sát trường Tiểu
học và Trung học cơ sở Giang Biên, quận Long Biên.
Dài: 600m; rộng: 7-8m.
13. Phố Tình
Quang: Cho đoạn từ đê Sông Đuống đi qua khu dự án xây dựng nhà văn hóa
đến số nhà 179 của tổ 2 phường Giang Biên, quận Long Biên.
Dài: 600m, rộng: 8-10m.
14. Phố Phù Sa:
Cho đoạn từ chân đê Đại Hà (km 30+50) đi qua thôn Phù Sa cũ đến ngã tư đường Lê
Lợi (số nhà 268), thị xã Sơn Tây.
Dài: 700m; rộng: 7-8m.
15. Đường Phú
Nhi: Cho đoạn từ Quốc lộ 32 (km 44 +900) đi qua ngã ba phố Trạng Trình
đến ngã tư đường Lê Lợi (thường gọi ngã tư Mộc xẻ), thị xã Sơn Tây.
Dài: 1.300m; rộng: 8m.
16. Đường Phú
Thịnh: Cho đoạn từ Km 44+250 QL32 (ngã ba Ngô Quyền) đi qua phường Phú
Thịnh đến Km 45+850 QL32 (ngã ba đường đi bến đò Yên Thịnh, Phú Thịnh), thị xã
Sơn Tây.
Dài: 1.600m; rộng: 40m.
17. Đường Đền
Và: Cho đoạn từ ngã ba Cầu Cộng (Km 44+250 QL32) đi qua ngã ba rẽ vào
Trường Hữu Nghị 80 (Lào) đến Đền Và (ngã ba Km 0- TL 414), thị xã Sơn Tây.
Dài: 1.600m; rộng: 8-10m.
18. Phố Vân Gia:
Cho đoạn từ ngã ba Quang Trung (số nhà 125) đi qua Cầu Trì, UBND phường Trung
Hưng đến ngã ba gặp đường dự kiến đặt tên Đền Và, thị xã Sơn Tây.
Dài: 1.600m; rộng: 8-10m.
19. Đường Xuân
Khanh: Cho đoạn từ ngã ba Vị Thủy của Tỉnh lộ 414 đường đi Đá Chông đến
ngã ba Xuân Khanh, cạnh trụ sở UBND phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây.
Dài: 2.200m; rộng: 10,5m.
20. Đường Việt
Hùng: Cho đoạn từ ngã ba Cổng Trắng Việt Hùng đi qua đường rẽ vào thôn Ấp
Tó xã Uy Nỗ đến trường Trung học cơ sở Việt Hùng, huyện Đông Anh.
Dài: 1500m; rộng: 10,5m.
21. Đường Liên
Hà: Cho đoạn từ Cầu Bài của xã Việt Hùng đi qua thôn Lỗ Khê, thôn Hà
Hương, đường rẽ vào UBND xã Liên Hà đến ngã ba thôn Thù Lỗ xã Liên Hà, Huyện
Đông Anh.
Dài: 2.500m; rộng: 10,5m.
22. Đường Vân
Hà: Cho đoạn từ ngã ba Cổ Châu đến ngã ba thôn Thiết Úng và Ngọc Lôi đến
lối rẽ vào thôn Châu Phong, xã Vân Hà, huyện Đông Anh.
Dài: 1300m; rộng: 10,5m.
23. Đường Dục
Tú: Cho đoạn từ đường Quốc lộ 3 (ngã ba rẽ vào đường trục kinh tế miền
đông, Phố Lộc Hà, xã Mai Lâm) đến ngã ba sát với UBND xã Dục Tú, huyện Đông
Anh.
Dài: 2300m; rộng: 10,5m.
24. Đường Trâu
Quỳ: Cho đoạn đường từ cổng trường Đại học Nông Nghiệp I, huyện Gia Lâm
đến ngã tư gặp đường dự kiến quy hoạch (chạy qua địa phận xã Trâu Quỳ nối với
đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng).
Dài: 1.300m; rộng: 7m.
25. Đường Thụy
Phương: Cho đoạn từ đê Chèm – đường Đông Ngạc đến ngã tư Bê Tông thuộc
xóm 7 Đông Ngạc (hiện gọi là đường 69), huyện Từ Liêm.
Dài: 750m; rộng: 7-8m.
26. Đường Phú
Diễn: Cho đoạn từ ngã ba (lối rẽ bên phải qua Cầu Diễn) đến Ga Phú Diễn,
huyện Từ Liêm.
Dài: 1000m; rộng: 6-8m.
27. Đường Phúc
Diễn: Cho đoạn từ ngã ba qua Cầu Diễn rẽ trái (hướng từ đường Hồ Tùng Mậu)
đến cổng Nhà máy xử lý phế thải Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.
Dài: 3.100m; rộng: 7-8m.
28. Phố Hàm
Nghi: Cho đoạn từ ngã ba giao cắt với đường Lê Đức Thọ, rẽ vào trường
phổ thông Việt Úc Hà Nội, trường tiểu học Lê Quý Đôn, rẽ vào khu Đô Thị mới Mỹ
Đình – Từ Liêm đến tòa nhà B2 Khu Đô thị Mỹ Đình 1, huyện Từ Liêm.
Dài: 700m; rộng: 40m.
Điều 2.
Điều chỉnh độ dài 01 đường sau:
Điều chỉnh kéo dài đường Cao
Lỗ: Cho đoạn từ ngã ba của Xí nghiệp Lương thực xay xát Đông Quan, xã
Uy Nỗ đến ngã ba Cổng Trắng thuộc địa phận xã Việt Hùng, huyện Đông Anh.
Dài: 900m; rộng: 10,5m.
Điều 3.
Đặt tên cho 04 vườn hoa sau:
1. Vườn hoa Hàng Trống
Cho diện tích đất số 42 Nhà Chung,
có vị trí phía Bắc và phía Tây giáp với khu đất toà Tổng Giám Mục và Nhà thờ,
phía Đông giáp phố Nhà Chung, Phía Nam giáp khu nhà ở dân cư và đất một số cơ
quan đơn vị thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.
Tổng diện tích khu đất khoảng
6845,6 m2, trong đó bao gồm các công trình công viên, vườn hoa và thư viện,
phòng đọc sách.
2. Vườn hoa Cách mạng
tháng Tám:
Cho diện tích đất ở khu vực Quảng
trường Cách mạng tháng Tám, phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm giáp các phố Lê
Thánh Tông, Phố Phan Chu Trinh, Phố Hai Bà Trưng.
Diện tích khu đất 3.619m2, trong đó
diện tích vườn hoa: 2012 m2.
3. Vườn hoa 1-6:
Cho diện tích đất tại 178 Nguyễn
Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa.
Tổng diện tích khu đất 13.649,7m2,
trong đó diện tích đất mở đường theo quy hoạch 3.778 m2, diện tích đất công
viên cây xanh phục vụ chung cho địa bàn dân cư 9.871,7 m2.
4. Vườn hoa Hoàng Văn Thụ
Trong khu di tích lưu niệm đồng chí
Hoàng Văn Thụ, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai.
Diện tích khu đất 2.430 m2 bao gồm
tượng đài Hoàng Văn Thụ, vườn hoa, sân đường nội bộ, tường rào.
Điều 4.
Thống nhất nguyên tắc giữ nguyên tên các đường, phố, công
trình công cộng (gồm tên danh nhân và địa danh) trùng nhau của các quận, huyện,
thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội mở rộng.
Điều 5.
Giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện việc phân định ranh
giới, gắn biển tên đường, phố và tuyên truyền để nhân dân hiểu ý nghĩa của
28 đường, phố mới được đặt tên, 01 đường, phố mới được điều chỉnh độ
dài và 04 vườn hoa công cộng, hướng dẫn nguyên tắc ghi tên các đường, phố
trùng nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng trong các giao dịch dân sự
theo Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND Thành
Phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 18 thông qua và có hiệu lực thi hành sau 10
ngày kể từ ngày HĐND thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy
ban Thường vụ QH;
- Chính phủ;
- Ủy ban VHGD TTN và Nhi đồng của QH;
- Ban công tác ĐB;
- VPQH,CP;
- Bộ: VHTTDL, NV, TP;
- TTTU, TTHĐND, UBND, UBMTTQ TP;
- Đoàn ĐB Quốc hội Hà NộI;
- Các Ban của TU; VP TU;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND, VP UBND TP;
- Các vị đại biểu HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;
- Các báo của Hà Nội;
- Lưu.
|
CHỦ
TỊCH
Ngô Thị Doãn Thanh
|