Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự do Chính phủ ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 14/07/2017 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Vi phạm hành chính |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài và đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam;
b) Tổ chức hành nghề công chứng;
c) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
d) Các cơ quan, tổ chức Việt Nam khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các hoạt động quy định tại Điều 1 của Nghị định này.
Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm;
c) Trục xuất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài và đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam;
b) Tổ chức hành nghề công chứng;
c) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
d) Các cơ quan, tổ chức Việt Nam khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các hoạt động quy định tại Điều 1 của Nghị định này.
Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm;
c) Trục xuất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính trong các hoạt động quy định tại Điều 1 của Nghị định này còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc nộp lại văn bản cho phép tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế, Giấy đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện, Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án;
b) Buộc hủy bỏ quyết định bổ nhiệm trưởng Văn phòng đại diện, trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam;
c) Buộc cải chính thông tin đã tuyên truyền, quảng bá sai sự thật hoặc sai so với nội dung đã đăng ký và được chấp thuận;
d) Buộc thu hồi và tiêu huỷ các tài liệu, báo cáo, tham luận, tư liệu, số liệu đã phát hành có nội dung không đúng sự thật hoặc không đúng với nội dung đã đăng ký và được chấp thuận.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam là 20.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là 30.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 15 của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm hành chính như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Điều 5. Vi phạm quy định trong quá trình xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế khi cơ quan có thẩm quyền đang trong thời hạn xem xét, chưa phê duyệt đối với hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại văn bản cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế nếu đã được cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định trong quá trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không đúng địa điểm so với văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không đúng thời gian dưới 15 ngày so với văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không đúng thời gian từ 15 ngày đến 45 ngày so với văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không đúng thời gian trên 45 ngày so với văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung, chương trình làm việc, các hoạt động bên lề của hội nghị, hội thảo quốc tế không đúng với đề án đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 21.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có thành phần tham gia tổ chức, diễn giả không đúng hoặc đại biểu, khách mời không đúng thành phần so với đề án đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Tuyên truyền, quảng bá nội dung hội nghị, hội thảo quốc tế không đúng sự thật hoặc không đúng với đề án đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
c) Phát tán tài liệu, báo cáo, tham luận, tư liệu, số liệu liên quan đến hội nghị, hội thảo quốc tế không đúng sự thật hoặc không đúng với đề án đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế mà không xin phép hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế sau khi đã nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền không cho phép tổ chức hoặc đình chỉ việc tổ chức.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc cải chính thông tin đã tuyên truyền, quảng bá không đúng sự thật hoặc sai so với nội dung đã đăng ký và được chấp thuận đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
b) Buộc thu hồi và tiêu huỷ các tài liệu, báo cáo, tham luận, tư liệu, số liệu đã phát hành có nội dung không đúng sự thật hoặc không đúng với nội dung đã đăng ký và được chấp thuận đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp báo cáo chậm sau 15 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung theo mẫu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm từ 21 ngày đến 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm từ 31 ngày đến 45 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm trên 45 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không đúng so với thực tế hoặc không đúng với nội dung đã đăng ký và được chấp thuận.
Mục 2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm thủ tục gia hạn dưới 60 ngày trước ngày Giấy đăng ký hết hạn.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục gia hạn chậm từ 30 ngày đến 60 ngày, kể từ ngày Giấy đăng ký hết hạn;
b) Tiến hành hoạt động khi cơ quan có thẩm quyền đang trong thời hạn xem xét, chưa cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy đăng ký.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không làm thủ tục gia hạn sau 60 ngày, kể từ ngày Giấy đăng ký hết hạn;
b) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy đăng ký trước khi thực hiện các hoạt động ngoài nội dung đã được ghi trong Giấy đăng ký.
c) Không làm thủ tục cấp lại đối với trường hợp Giấy đăng ký bị mất, rách, hỏng hoặc cũ nát.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ xin cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy đăng ký.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ xin cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy đăng ký.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại Giấy đăng ký đã được cấp đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này và thông báo đến cơ quan cấp Giấy đăng ký biết.
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không triển khai thực hiện dự án đã cam kết và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là dự án) hoặc triển khai thực hiện dự án không đúng với nội dung cam kết;
b) Hoàn thành dự án chậm hơn thời hạn đã cam kết từ 01 tháng trở lên.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đặt trụ sở chính, văn phòng dự án, văn phòng đại diện không đúng địa chỉ ghi trong Giấy đăng ký;
b) Hoạt động không đúng địa bàn ghi trong Giấy đăng ký.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không hoạt động trong thời gian từ 01 năm trở lên sau khi đăng ký hoạt động mà không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng lĩnh vực ghi trong Giấy đăng ký.
5. Phạt tiền từ 21.000.000 đến 31.000.000 đối với hành vi tiếp tục hoạt động sau khi đã nhận được văn bản đình chỉ hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 42.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung Giấy đăng ký.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức, thực hiện gây quỹ tại Việt Nam từ sự đóng góp của cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam;
b) Triển khai hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều này và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy đăng ký;
b) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy đăng ký;
c) Trục xuất người nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền gây quỹ trái pháp luật cho cá nhân, tổ chức Việt Nam đã đóng góp đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi bổ nhiệm Trưởng đại diện khi cơ quan có thẩm quyền đang trong thời hạn xem xét cấp, sửa đổi Giấy đăng ký.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi bổ nhiệm Trưởng đại diện mà không thực hiện thủ tục đề nghị bổ nhiệm Trưởng đại diện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc huỷ bỏ quyết định bổ nhiệm Trưởng đại diện đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này và thông báo đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 11. Vi phạm quy định về tuyển dụng lao động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi tuyển dụng lao động quá số lượng được ghi trong Giấy đăng ký từ 01 đến 05 người lao động.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi tuyển dụng lao động quá số lượng được ghi trong Giấy đăng ký từ 06 đến 10 người lao động.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển dụng lao động quá số lượng được ghi trong Giấy đăng ký trên 10 người lao động.
Điều 12. Vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo chậm về hoạt động và kế hoạch hoạt động với cơ quan đầu mối quản lý nhà nước tại địa phương từ 46 ngày đến dưới 60 ngày, kể từ ngày được cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy đăng ký.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo chậm về hoạt động và kế hoạch hoạt động với cơ quan đầu mối quản lý nhà nước tại địa phương từ 60 ngày đến 75 ngày, kể từ ngày được cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy đăng ký.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thông báo chậm về hoạt động và kế hoạch hoạt động với cơ quan đầu mối quản lý nhà nước tại địa phương sau 75 ngày, kể từ ngày được cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy đăng ký.
Điều 13. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo định kỳ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Phạt cảnh cáo hành vi nộp báo cáo chậm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới 15 ngày đối với báo cáo định kỳ 6 tháng hoặc báo cáo năm hoặc báo cáo đột xuất.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 15 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo định kỳ 6 tháng hoặc báo cáo năm hoặc báo cáo đột xuất.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 31 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo định kỳ 6 tháng hoặc báo cáo năm hoặc báo cáo đột xuất.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không nộp báo cáo sau 45 ngày đối với báo cáo định kỳ 6 tháng hoặc báo cáo năm hoặc báo cáo đột xuất.
Điều 14. Vi phạm quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tự chấm dứt hoạt động dưới 60 ngày trước khi chính thức chấm dứt hoạt động.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tự chấm dứt hoạt động.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không giải quyết xong các vấn đề về trụ sở, nhà ở, nhân viên, phương tiện làm việc hoặc các nghĩa vụ tài chính và những vấn đề liên quan khác trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo buộc chấm dứt hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong thời hạn 60 ngày trước khi chính thức tự chấm dứt hoạt động.
Mục 3. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ, HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ
Điều 15. Vi phạm quy định về đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ, giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, hoặc bị làm sai lệch mà không có đính chính để làm thủ tục đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu hồ sơ, giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Không giới thiệu mẫu con dấu, chữ ký, chức danh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Không trả lời xác minh trong thời hạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Trả lời xác minh không đầy đủ nội dung theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 17. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này;
b) Công chức khi đang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
Điều 18. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại: khoản 1 Điều 5; khoản 1 và khoản 2 Điều 6; khoản 1 và khoản 2 Điều 7; khoản 1 và khoản 2 Điều 8; khoản 1 và khoản 2 Điều 9; khoản 1 Điều 10; khoản 1 Điều 11; các khoản 1, 2 và 3 Điều 12; các khoản 1, 2 và 3 Điều 13; khoản 1 và khoản 2 Điều 14; khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Điều 5; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6; Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16 Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
a) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại: khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8, khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16 Nghị định này;
b) Chánh Thanh tra Sở Ngoại vụ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Điều 5; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6; Điều 7; Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16 Nghị định này;
c) Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
a) Chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại: khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8, khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16 Nghị định này;
b) Trưởng công an cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại: khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 8, khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12, khoản 1 và 2 Điều 13, khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16 Nghị định này;
c) Trưởng công an cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại: khoản 1 và khoản 2 Điều 5; các khoản 1, 2 và 3 Điều 6; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16 Nghị định này;
d) Giám đốc công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9 Nghị định này.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài: xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Điều 19. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại các điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Chánh Thanh tra Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 21. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 1.800.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
e) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
6. Cục trưởng Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký có thời hạn hoặc đình chỉ việc tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự như sau:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Tịch thu tang vật có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Điều 23. Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …. tháng ..... năm....
Điều 26. Hướng dẫn, tổ chức thi hành
Bộ Ngoại giao hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |