Dự thảo Nghị định đăng ký doanh nghiệp
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 07/10/2024 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2024 |
DỰ THẢO 4 |
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Luật Căn cước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
QUY ĐỊNH CHUNG
Nghị định này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, chia sẻ thông tin doanh nghiệp; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
4. Cơ quan được giao thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
5. Cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
6. Cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
7. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp.
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2024 |
DỰ THẢO 4 |
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Luật Căn cước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
QUY ĐỊNH CHUNG
Nghị định này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, chia sẻ thông tin doanh nghiệp; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
4. Cơ quan được giao thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
5. Cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
6. Cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
7. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký doanh nghiệp là việc đăng ký nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp dự kiến thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác và các nghiệp vụ có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
2. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về đăng ký doanh nghiệp.
4. Người nộp hồ sơ là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định này.
5. Giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng bao gồm một trong các giấy tờ sau:
a) Bản sao hoặc bản sao trích lục sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
b) Bản sao hoặc bản chính biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
c) Giấy xác nhận của ngân hàng về việc đã hoàn tất việc thanh toán;
d) Giấy tờ khác có giá trị chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
6. Giấy tờ chứng minh việc góp vốn bao gồm một trong các giấy tờ sau:
a) Bản sao hoặc bản sao trích lục sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
b) Bản sao giấy chứng nhận phần vốn góp;
c) Giấy xác nhận của ngân hàng về việc chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp;
d) Giấy tờ khác có giá trị chứng minh đã hoàn tất việc góp vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
2. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
5. Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, biên bản họp, nghị quyết hoặc quyết định trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Doanh nghiệp có thể đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp, hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp trong một bộ hồ sơ.
Điều 5. Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp
1. Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ.
2. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Nghiêm cấm Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được ghi trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện không phải là giấy phép kinh doanh.
Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận bổ sung ngành, nghề kinh doanh này cho doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
8. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
6. Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
7. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
8. Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày 01 tháng 11 năm 2015 nhưng chưa được cấp mã số đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cơ quan thuế để được cấp mã số, sau đó thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo quy định.
9. Đối với doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.
10. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc được sử dụng làm mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.
Điều 9. Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Điều 10. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Điều 11. Kê khai thông tin cá nhân trong thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp đã có số định danh cá nhân, người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp kê khai các thông tin về họ, chữ đệm và tên, ngày, tháng, năm sinh, số định danh cá nhân của mình và của cá nhân có yêu cầu kê khai thông tin cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Các thông tin kê khai được đối chiếu với các thông tin được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin cá nhân được kê khai không thống nhất so với thông tin được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cá nhân đó có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh thông tin để đảm bảo chính xác, thống nhất.
2. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy, người nộp hồ sơ xuất trình thẻ căn cước hoặc căn cước công dân hoặc sử dụng căn cước điện tử theo quy định pháp luật để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp người nộp hồ sơ không có số định danh cá nhân thì kèm theo hồ sơ phải có bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực của cá nhân đó theo quy định.
3. Trường hợp không có số định danh cá nhân thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có yêu cầu kê khai thông tin cá nhân của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải kèm theo bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực của cá nhân đó theo quy định.
4. Trường hợp việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bị gián đoạn thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo bản sao thẻ căn cước hoặc căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực của người nộp hồ sơ đăng ký, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định.
5. Các thông tin cá nhân được Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Số định danh cá nhân;
d) Giới tính;
đ) Dân tộc;
e) Quốc tịch;
g) Nơi thường trú;
h) Nơi ở hiện tại;
i) Các thông tin khác để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
6. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh có quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn, bảo mật và được sao lưu dự phòng bảo đảm tính đầy đủ, toàn vẹn của hồ sơ cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết hoặc để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, tra soát, giải quyết khiếu nại và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan, tổ chức theo quy định.
Điều 12. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu hoặc văn bản phân công nhiệm vụ của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Người ủy quyền và người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của việc ủy quyền.
Điều 13. Cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng
1. Cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng là việc cấp đăng ký doanh nghiệp không thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng được áp dụng khi xảy ra một hoặc một số trường hợp sau đây:
a) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;
b) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật;
c) Các trường hợp bất khả kháng khác.
2. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng, nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thời gian dự kiến khắc phục sự cố quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo trước cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng.
2. Việc phối hợp giải quyết thủ tục cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ sơ bằng bản giấy hoặc hình thức khác.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải cập nhật dữ liệu, thông tin mới đã cấp cho doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 14. Đăng ký tên doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, gây nhầm lẫn và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Cơ quan đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
3. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
Điều 15. Trách nhiệm, phối hợp xử lý trường hợp tên doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận bằng văn bản của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Trước khi đăng ký đặt tên, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ và được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
2. Việc xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản đề nghị đến Cơ quan đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp. Trường hợp này, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản này và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Kèm theo văn bản đề nghị của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc tên doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động kinh doanh là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
b) Hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp người yêu cầu là người được chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đó.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý yêu cầu thay đổi tên doanh nghiệp theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm yêu cầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải đăng ký thay đổi tên. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên. Doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định tại Điều 39 và Điều 53 Nghị định này trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu thay đổi tên. Trường hợp doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo yêu cầu, Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này, đồng thời, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm để phối hợp xử lý theo quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo kết quả xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Việc xử lý đối với trường hợp tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 16. Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Điều 17. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp bao gồm:
a) Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có địa chỉ tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi địa phương quản lý trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
b) Ban quản lý khu công nghệ cao.
Ban quản lý khu công nghệ cao cấp đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có địa chỉ đặt trong khu công nghệ cao.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này sau đây gọi là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
3. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
6. Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
7. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
8. Thu hồi, khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước trong đăng ký doanh nghiệp
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đăng ký doanh nghiệp, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp;
b) Phối hợp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện việc số hóa hồ sơ, chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu, cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
c) Thanh tra, kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp;
d) Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý, báo cáo tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp lưu trữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có liên quan khác, các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng, quản lý và phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác trong việc sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;
g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp, trao đổi, chia sẻ, kết nối thông tin về doanh nghiệp giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kết nối giữa Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhằm cung cấp mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh và trao đổi thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ thông tin về tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân từ Hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm xây dựng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để triển khai việc kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước có trách nhiệm:
a) Theo dõi, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các điều kiện đầu tư kinh doanh, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước;
b) Rà soát và công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
c) Công khai các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, công khai thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và xử phạt doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên phạm vi địa phương;
b) Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp;
c) Chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước theo phạm vi ngành, lĩnh vực trên địa bàn thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về doanh nghiệp, các điều kiện đầu tư kinh doanh, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
d) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp tại các cấp, các ngành, để vừa đảm bảo chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát và vừa hạn chế được các hiện tượng phân biệt đối xử, sách nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp;
đ) Bố trí đủ nhân lực, kinh phí và nguồn lực khác cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để phân bổ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo quy mô doanh nghiệp, phạm vi địa bàn để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và công tác quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp theo quy định;
e) Xây dựng, triển khai các chương trình phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, người quản lý doanh nghiệp. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập cũng như pháp luật về doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; tổ chức thường xuyên các buổi đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.
7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định, văn bản về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình. Những quy định về đăng ký doanh nghiệp do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành trái với quy định tại Nghị định này không có hiệu lực thi hành.
Chương III
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Điều 20. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân kê khai số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không bao gồm bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp thành viên là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức kê khai số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không bao gồm bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân này.
3. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì hồ sơ không bao gồm danh sách thành viên quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức kê khai số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không bao gồm bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân này.
4. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kê khai số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không bao gồm bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân này.
Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất công ty
1. Trường hợp chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới được thành lập trên cơ sở chia công ty bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này trong trường hợp đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn; Các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này trong trường hợp đăng ký công ty cổ phần, trong đó không bao gồm danh sách cổ đông sáng lập nếu công ty mới được thành lập trên cơ sở chia công ty không có cổ đông sáng lập;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định về việc chia công ty theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty.
2. Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty được tách bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này trong trường hợp đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn; Các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này trong trường hợp đăng ký công ty cổ phần, trong đó không bao gồm danh sách cổ đông sáng lập nếu công ty được tách không có cổ đông sáng lập;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định về việc tách công ty theo quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty.
3. Trường hợp hợp nhất một số công ty thành một công ty mới, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này trong trường hợp đăng ký công ty hợp danh; Các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này trong trường hợp đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn; Các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này trong trường hợp đăng ký công ty cổ phần, trong đó không bao gồm danh sách cổ đông sáng lập nếu công ty hợp nhất không có cổ đông sáng lập;
b) Hợp đồng hợp nhất theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp;
c) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định về việc thông qua hợp đồng hợp nhất công ty của các công ty bị hợp nhất;
d) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới.
Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
1. Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 Nghị định này tương ứng với loại hình doanh nghiệp sau chuyển đổi, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi không có cổ đông sáng lập thì hồ sơ không bao gồm danh sách cổ đông sáng lập. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
b) Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
c) Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
đ) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; Hợp đồng sáp nhập trong trường hợp sáp nhập công ty; Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của tổ chức, cá nhân khác và giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới;
b) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp chuyển đổi công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chỉ có một cổ đông, thành viên góp vốn theo cam kết hoặc chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên do chỉ có 02 cổ đông góp vốn theo cam kết thì hồ sơ chuyển đổi bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, hồ sơ đăng ký chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho cổ phần, phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty; Hợp đồng mua lại trong trường hợp công ty mua lại cổ phần, phần vốn góp;
b) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, hồ sơ đăng ký chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn; Các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, danh sách cổ đông sáng lập trong trường hợp công ty được chuyển đổi là công ty cổ phần không có cổ đông sáng lập;
b) Bản sao hoặc bản chính các giấy tờ sau đây: Biên bản họp và nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty trong trường hợp chuyển đổi công ty mà không có thêm thành viên, cổ đông mới;
c) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho cổ phần, phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật; nghị quyết hoặc quyết định chia, tách công ty trong trường hợp chia, tách công ty; Hợp đồng sáp nhập trong trường hợp sáp nhập công ty; Hợp đồng mua lại trong trường hợp công ty mua lại cổ phần; Giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới trong trường hợp tiếp nhận vốn góp của thành viên, cổ đông mới;
d) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
6. Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện tương ứng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì người có thẩm quyền ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần của công ty sau chuyển đổi.
Điều 23. Đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh
1. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ phải có bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Việc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông tin về việc thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở;
b) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi thông tin về việc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh cho cơ quan thuế và ra thông báo về việc hộ kinh doanh đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về việc hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh hoàn thành nghĩa vụ thuế, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện việc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu về đăng ký hộ kinh doanh;
c) Trước khi chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh thì tất cả các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh phải được chấm dứt hoạt động.
4. Hộ kinh doanh không được hoạt động kể từ thời điểm doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Kèm theo hồ sơ phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do những người sau đây ký:
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;
b) Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;
c) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;
d) Đối với công ty cổ phần: cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung cam kết;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua nội dung cam kết.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3. Trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:
a) Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung thay đổi của Cam kết;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua nội dung thay đổi của Cam kết.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
4. Trường hợp chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường, doanh nghiệp xã hội phải gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định chấm dứt. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về việc chấm dứt Cam kết, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt;
b) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chấm dứt Cam kết.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải các giấy tờ quy định tại khoản này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp thành lập doanh nghiệp xã hội mới trên cơ sở chia, tách, hợp nhất doanh nghiệp, hồ sơ phải có thêm Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp xã hội dẫn đến chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường thì hồ sơ phải có thêm các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận thì hồ sơ giải thể phải có thêm bản sao tài liệu về việc xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.
7. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội trên cơ sở chuyển đổi từ cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
b) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
d) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện để chấm dứt hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Điều 25. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định tại Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ phải có bản sao giấy phép thành lập và hoạt động hoặc bản sao văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký đối với chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện tương ứng theo quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký đối với chi nhánh của doanh nghiệp tại Nghị định này, kèm theo hồ sơ phải có bản sao giấy phép thành lập và hoạt động hoặc bản sao văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phòng giao dịch của công ty chứng khoán thực hiện theo quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Nghị định này, kèm theo hồ sơ phải có bản sao văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Điều 26. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kể từ ngày quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp, trong đó, bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp bao gồm:
a) Bản sao quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh;
b) Bản sao quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
c) Bản sao quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Trường hợp kê khai số định danh cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này thì hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện không bao gồm bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh
a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh bao gồm thông báo lập địa điểm kinh doanh.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
4. Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cập nhật thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải được tiếp nhận và giải quyết trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
c) Có số điện thoại của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Nghị định này thì người ủy quyền phải thực hiện xác thực điện tử để nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Trường hợp việc xác thực điện tử bị gián đoạn thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo bản sao thẻ căn cước hoặc căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực của người ủy quyền;
d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, số hóa, đặt tên văn bản điện tử tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký bằng bản giấy và đính kèm lên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. Các thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Cơ quan thuế.
6. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp là người ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Điều 28. Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định hoặc thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không thống nhất, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Thời hạn để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là 60 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn nêu trên, nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không còn giá trị. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sẽ hủy hồ sơ đăng ký theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 29. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Điều 30. Phương thức thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử được hỗ trợ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc bằng các phương thức khác theo quy định. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Tiền sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử không được tính trong lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
3. Khi phát sinh lỗi giao dịch trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, tổ chức, cá nhân thanh toán phí, lệ phí qua mạng điện tử liên hệ với tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử để được giải quyết.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và việc sử dụng phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí cung cấp thông tin và công bố nội dung về đăng ký doanh nghiệp đảm bảo việc nâng cấp, duy trì, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 31. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
2. “Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của cơ quan thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Thông tin về doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Cơ quan thuế cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Việc chuyển tình trạng pháp lý và kết thúc tình trạng pháp lý này do Cơ quan thuế quyết định, trừ trường hợp doanh nghiệp đang thuộc tình trạng pháp lý quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin về tình trạng pháp lý “Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” của doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ghi nhận, cập nhật tình trạng pháp lý do Cơ quan thuế cung cấp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. “Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã bị Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
4. “Đang làm thủ tục giải thể, bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo đang làm thủ tục giải thể; doanh nghiệp đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập và đang làm thủ tục quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập.
5. “Đang làm thủ tục phá sản” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản.
6. “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc giải thể; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
7. “Đang hoạt động” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không thuộc tình trạng pháp lý quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 32. Tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Các tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh, hoạt động” là tình trạng pháp lý của chi nhánh, địa điểm kinh doanh đang trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, văn phòng đại diện đang trong thời gian tạm ngừng hoạt động hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đang trong thời gian tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
2. “Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” là tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Cơ quan thuế cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Việc chuyển tình trạng pháp lý và kết thúc tình trạng pháp lý này do Cơ quan thuế quyết định, trừ trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đang thuộc tình trạng pháp lý quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin về tình trạng pháp lý “Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ghi nhận, cập nhật tình trạng pháp lý do Cơ quan thuế cung cấp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. “Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế” là tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện đã bị ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bị ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
4. “Đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động” là tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản.
5. “Đã chấm dứt hoạt động” là tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đã phá sản.
6. “Đang hoạt động” là tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh mà không thuộc tình trạng pháp lý quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP QUA MẠNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Điều 33. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
1. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Tài khoản đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Doanh nghiệp là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân trên cơ sở những thông tin được liên kết từ tài khoản định danh điện tử của cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử trong trường hợp người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin, thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Điều 34. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các giấy tờ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định này được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
2. Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và thể hiện chính xác, toàn vẹn nội dung, thể thức của văn bản giấy. Văn bản điện tử định dạng Portable Document Format “.pdf”. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ theo quy định. Cá nhân ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo chế độ ảnh màu.
3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử;
b) Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ;
c) Có thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ được kê khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
d) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo giấy tờ quy định tại Điều 12 Nghị định này được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp hồ sơ được tiếp nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau giờ hành chính hoặc vào ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định thì thời hạn trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại Nghị định này được tính từ ngày làm việc kế tiếp của ngày hồ sơ được tiếp nhận.
Điều 35. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng chữ ký số
1. Người nộp hồ sơ sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bằng chữ ký số và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, người ủy quyền phải thực hiện xác thực điện tử để nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Trường hợp việc xác thực điện tử bị gián đoạn thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo bản sao thẻ căn cước hoặc căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực của người ủy quyền.
2. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả điện tử qua tài khoản của người nộp hồ sơ.
3. Các thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Cơ quan thuế.
4. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Người nộp hồ sơ đăng nhập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để nhận thông tin phản hồi về kết quả xử lý hồ sơ.
Điều 36. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
1. Người nộp hồ sơ sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử, người ủy quyền phải thực hiện xác thực điện tử để nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Trường hợp việc xác thực điện tử bị gián đoạn thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo bản sao thẻ căn cước hoặc căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực của người ủy quyền.
2. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả điện tử qua tài khoản của người nộp hồ sơ.
3. Các thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Cơ quan thuế.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Người nộp hồ sơ đăng nhập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để nhận thông tin phản hồi về kết quả xử lý hồ sơ.
Điều 37. Xử lý vi phạm, khiếu nại và giải quyết tranh chấp liên quan đến chữ ký số, Tài khoản đăng ký kinh doanh
1. Việc xác định và xử lý các tranh chấp, khiếu nại và hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng chữ ký số, Tài khoản đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp, người nộp hồ sơ khi kê khai thông tin để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh và việc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh.
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, THÔNG BÁO THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Điều 38. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
1. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi đặt trụ sở chính hoặc doanh nghiệp trong khu công nghệ cao chuyển địa chỉ trụ sở chính ra ngoài khu công nghệ cao và ngược lại dẫn đến thay đổi Cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trao giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi thông tin về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc doanh nghiệp hoàn thành thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định.
4. Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi.
Điều 39. Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
1. Trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi tên doanh nghiệp;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi tên doanh nghiệp.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trao giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Điều 40. Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh
1. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, tiếp nhận thành viên hợp danh mới theo quy định tại Điều 185 và Điều 186 Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách thành viên công ty hợp danh quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn.
Điều 41. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
1. Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty hoặc của Hội đồng quản trị trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty ngoài nội dung thông tin cá nhân và chữ ký của người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty hoặc của Hội đồng quản trị trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty ngoài nội dung thông tin cá nhân và chữ ký của người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp.
2. Người ký giấy đề nghị đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong các cá nhân sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật thì người ký giấy đề nghị là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mới được bổ nhiệm hoặc được bầu;
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì người ký giấy đề nghị là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới được bầu;
c) Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì người ký giấy đề nghị đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật là người được Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì người ký giấy đề nghị đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật là người được bầu tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 4 Điều 56, khoản 3 Điều 80 và khoản 4 Điều 156 Luật Doanh nghiệp.
d) Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người được ủy quyền hoặc người đại diện quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 78 Luật Doanh nghiệp là người ký giấy đề nghị đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên được thay thế bằng bản sao văn bản xác nhận việc người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký giấy đề nghị đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật là thành viên còn lại của công ty.
4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật đồng thời với đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp, hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì người có thẩm quyền ký văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và giấy đề nghị, thông báo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là người có thẩm quyền ký giấy đề nghị đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 42. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp
1. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;
d) Bản chính hoặc bản sao giấy tờ chứng minh việc góp vốn, mua cổ phần đã được thanh toán tương ứng với phần vốn điều lệ đăng ký tăng trong trường hợp công ty đăng ký tăng vốn điều lệ;
đ) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Trường hợp công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh công ty hợp danh mà không thay đổi thành viên công ty, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách thành viên công ty hợp danh, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn. Các danh sách phải bao gồm chữ ký của các thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
c) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp;
d) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần thành nhiều đợt để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;
c) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định, biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;
d) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
Điều 43. Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Trường hợp thay đổi thành viên do tiếp nhận thành viên mới dẫn đến tăng vốn điều lệ công ty hoặc tiếp nhận thành viên mới do Hội đồng thành viên bán phần vốn góp chưa góp theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp, công ty nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
c) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên;
d) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên;
đ) Giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên mới của công ty;
e) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
g) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
c) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng;
d) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
đ) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
c) Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế;
d) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
đ) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Trường hợp thay đổi thành viên do có thành viên chưa góp vốn theo cam kết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách thành viên còn lại của công ty. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
c) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên;
d) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên.
đ) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
5. Trường hợp thay đổi thành viên do tặng cho phần vốn góp
a) Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp;
b) Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp.
6. Trường hợp thay đổi thành viên trong trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ
a) Trường hợp công ty đăng ký thay đổi thành viên do thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ và người nhận thanh toán được Hội đồng thành viên chấp thuận trở thành thành viên công ty theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên mới của công ty được thay bằng bản sao hoặc bản chính văn bản thỏa thuận giữa thành viên và người nhận thanh toán về việc sử dụng phần vốn góp để trả nợ;
b) Trường hợp công ty đăng ký thay đổi thành viên do thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ và người nhận thanh toán sử dụng phần vốn góp đó để chào bán và chuyển nhượng cho người khác theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này kèm theo bản sao hoặc bản chính văn bản thỏa thuận giữa thành viên và người nhận thanh toán về việc sử dụng phần vốn góp để trả nợ.
7. Trường hợp thay đổi thành viên do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
c) Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua lại phần vốn góp;
d) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
8. Trường hợp thay đổi thành viên do công ty có thành viên là tổ chức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
a) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này;
b) Các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định này trong trường hợp chia công ty;
c) Các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định này trong trường hợp tách công ty;
d) Các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định này trong trường hợp sáp nhập công ty;
đ) Các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này trong trường hợp hợp nhất công ty.
Nghị quyết hoặc quyết định chia, tách, hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập công ty phải thể hiện nội dung chuyển giao phần vốn góp trong công ty sang thành viên mới.
Điều 44. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì bên nhận chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu cũ là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu là tổ chức và chủ sở hữu mới là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu là tổ chức ký;
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.
Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng;
d) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hồ sơ đăng ký thay đổi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng được thay bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi chủ sở hữu công ty.
3. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi chủ sở hữu do thừa kế thì người thừa kế nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu là cá nhân mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu là tổ chức mới ký;
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức.
Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế;
d) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông qua hợp đồng tặng cho, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp.
5. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu công ty là tổ chức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất công ty, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng phần vốn góp được thay bằng các giấy tờ sau:
a) Các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định này trong trường hợp chia công ty;
b) Các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định này trong trường hợp tách công ty;
c) Các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định này trong trường hợp sáp nhập công ty;
d) Các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này trong trường hợp hợp nhất công ty.
a) Người có thẩm quyền ký giấy đề nghị đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Người có thẩm quyền ký văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp và giấy đề nghị đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật, giấy đề nghị, thông báo thay đổi nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là chủ sở hữu mới là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới là tổ chức.
7. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Điều 45. Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết
1. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người mua, người được tặng cho, người thừa kế phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân;
b) Hợp đồng mua bán hoặc biên bản thanh lý hợp đồng mua bán trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân; hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế.
Điều 46. Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
Điều 47. Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 48. Thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập của công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết
1. Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
3. Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 2 Điều này, công ty gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.
Điều 49. Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài của công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết
1. Trường hợp công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thay đổi. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài phải bao gồm chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần không thay đổi;
c) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần; Bản sao trích lục sổ đăng ký cổ đông công ty hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc thanh toán cổ phần trong trường hợp cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần chào bán riêng lẻ;
d) Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp cổ đông mới là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
đ) Bản sao văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều 50. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế
1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trừ thay đổi phương pháp tính thuế, doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 51. Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thông báo thay đổi người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, cổ đông là tổ chức nước ngoài
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ liên lạc, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là tổ chức nước ngoài, công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết gửi thông báo bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại khoản 3 Điều 176 Luật Doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực, chủ doanh nghiệp tư nhân phải gửi thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại Điều 191 Luật Doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, cổ đông là tổ chức nước ngoài, công ty gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và danh sách người đại diện theo ủy quyền đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 52. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập
1. Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà công ty bị tách thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài giảm xuống, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty bị tách phải có các giấy tờ tương ứng quy định tại Chương này và các giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định này.
2. Trường hợp sáp nhập một hoặc một số công ty vào một công ty khác, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập phải có các giấy tờ tương ứng quy định tại Chương này và các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp;
b) Bản sao hoặc bản chính các giấy tờ sau đây: nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; biên bản họp và nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
c) Bản sao hoặc bản chính các giấy tờ sau đây: nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; biên bản họp và nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập.
Điều 53. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trường hợp thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh, văn phòng đại diện sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện trong khu công nghệ cao chuyển địa chỉ ra ngoài khu công nghệ cao và ngược lại dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Trường hợp thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh dự định chuyển đến.
4. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
5. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nếu doanh nghiệp có nhu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
6. Sau khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần thì các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều này.
7. Sau khi công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại, doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh thì các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của những doanh nghiệp nêu trên thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều này.
Điều 54. Thông báo cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp doanh nghiệp cập nhật, bổ sung thông tin về chức danh, thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật và các thông tin khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không thuộc các trường hợp đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định từ Điều 38 đến Điều 53 của Nghị định này thì doanh nghiệp gửi thông báo cập nhật, bổ sung thông tin đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tiếp nhận thông báo, xem xét cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp cập nhật, bổ sung các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp thay đổi địa giới hành chính làm thay đổi địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Doanh nghiệp gửi thông báo đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh đã được cập nhật thông tin về địa chỉ khi có nhu cầu hoặc khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp không phải trả lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố trong trường hợp doanh nghiệp cập nhật, bổ sung thông tin sau:
a) Số điện thoại, số fax, thư điện tử, website của doanh nghiệp;
b) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do thay đổi về địa giới hành chính;
c) Trường hợp doanh nghiệp cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và không thuộc các trường hợp thông báo thay đổi quy định từ Điều 47 đến Điều 53 Nghị định này.
Điều 55. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản
Trường hợp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty cổ phần thông qua các nghị quyết hoặc quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bản sao hoặc bản chính biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quy định tại Nghị định này được thay thế bằng bản sao hoặc bản chính báo cáo kết quả kiểm phiếu của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc biên bản kiểm phiếu của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Điều 56. Các trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp đã bị Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể theo quyết định của doanh nghiệp;
c) Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tiếp tục giải quyết thủ tục đăng ký với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này khi:
a) Doanh nghiệp đã có biện pháp khắc phục vi phạm theo yêu cầu trong thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chấp thuận hoặc đã được khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi bị ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để phục vụ việc giải thể của doanh nghiệp theo quy định. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thay đổi phải kèm theo văn bản giải trình của doanh nghiệp về lý do đăng ký thay đổi và được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chấp nhận;
c) Doanh nghiệp không còn trong tình trạng pháp lý “Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký”.
Chương VI
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Điều 57. Thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, thông báo tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn đã thông báo đối với văn phòng đại diện
1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, văn phòng đại diện tạm ngừng hoạt động hoặc tiếp tục hoạt động trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc tiếp tục kinh doanh, tiếp tục hoạt động trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh, văn phòng đại diện có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng hoạt động sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải gửi hồ sơ thông báo tạm ngừng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng của mỗi lần thông báo không được quá 12 tháng.
2. Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm các giấy tờ sau:
a) Thông báo tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hồ sơ thông báo tiếp tục kinh doanh, tiếp tục hoạt động trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bao gồm thông báo tiếp tục kinh doanh, tiếp tục hoạt động trước thời hạn đã thông báo.
4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thông báo tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thông báo tiếp tục kinh doanh, tiếp tục hoạt động trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Trường hợp doanh nghiệp thông báo tạm ngừng kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đang ở tình trạng “Đang hoạt động” sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động”.
Điều 58. Tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng, không chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo yêu cầu, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh hoặc chấp hành xong hình phạt, chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 59. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 60. Xử lý các trường hợp thực hiện không đúng quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục hoặc nội dung kê khai trong hồ sơ không trung thực, không chính xác
1. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp không đúng quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho doanh nghiệp, đồng thời thực hiện lại thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện và thực hiện lại thủ tục đăng ký doanh nghiệp không đúng quy định.
2. Việc xử lý nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không trung thực, không chính xác được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh là không trung thực, không chính xác, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được cấp trên cơ sở hồ sơ đăng ký có nội dung kê khai không trung thực, không chính xác không có hiệu lực, đồng thời đăng tải thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kê khai hồ sơ không trung thực, không chính xác để phối hợp quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ mới thay hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh kê khai không trung thực, không chính xác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi hợp pháp của các lần đăng ký thay đổi trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi mới. Trường hợp doanh nghiệp không nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này;
b) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là không trung thực, không chính xác, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được cấp trên cơ sở hồ sơ đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi có nội dung kê khai không trung thực, không chính xác là không có hiệu lực, đồng thời đăng tải thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trên cơ sở hồ sơ hợp lệ liền kề trước hồ sơ kê khai không trung thực, không chính xác.
Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi của hồ sơ đăng ký thay đổi có nội dung kê khai không trung thực, không chính xác và các lần đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi, xác nhận thay đổi mới.
Điều 61. Đăng ký giải thể doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp
Việc đăng ký giải thể doanh nghiệp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết hoặc quyết định giải thể quy định tại khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính các giấy tờ sau đây:
a) Nghị quyết hoặc quyết định giải thể của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
b) Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
c) Phương án giải quyết nợ (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc quyết định giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện như sau:
a) Đăng tải nghị quyết hoặc quyết định giải thể đồng thời thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, tình trạng chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
b) Chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể, chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sang tình trạng đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
c) Gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp, thông tin về việc đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan thi hành án dân sự.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 210 Luật Doanh nghiệp.
4. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
5. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến của Cơ quan thuế hoặc nhận được ý kiến của Cơ quan thuế xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, đồng thời đăng tải thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp cơ quan thuế có ý kiến từ chối do doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo cho doanh nghiệp biết.
6. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được nghị quyết hoặc quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và ý kiến phản đối bằng văn bản của Cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, đã chấm dứt hoạt động, đồng thời ra thông báo doanh nghiệp đã giải thể, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã chấm dứt hoạt động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.
7. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được nghị quyết hoặc quyết định giải thể quy định tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp chưa bị chuyển sang tình trạng đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện giải thể, doanh nghiệp gửi thông báo về việc hủy bỏ nghị quyết hoặc quyết định giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có nghị quyết hoặc quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc hủy bỏ nghị quyết hoặc quyết định giải thể. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc hủy bỏ nghị quyết hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải đăng tải thông báo và nghị quyết hoặc quyết định về việc hủy bỏ nghị quyết hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi thông tin cho Cơ quan thuế.
8. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định.
Điều 62. Đăng ký giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện như sau:
a) Đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, tình trạng chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế;
b) Chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể; chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sang tình trạng đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế;
c) Gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cho Cơ quan thuế, cơ quan thi hành án dân sự.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 61 Nghị định này.
3. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và ý kiến phản đối bằng văn bản của Cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân và bên có liên quan khác, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, đã chấm dứt hoạt động đồng thời ra thông báo doanh nghiệp giải thể, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.
Điều 63. Đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trước khi đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
b) Bản sao hoặc bản chính nghị quyết hoặc quyết định về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông tin về việc chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã chấm dứt hoạt động nếu không nhận được ý kiến của Cơ quan thuế hoặc nhận được ý kiến của Cơ quan thuế về việc chi nhánh, văn phòng đại diện đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp Cơ quan thuế có ý kiến từ chối do chi nhánh, văn phòng đại diện chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo cho doanh nghiệp biết.
4. Trường hợp chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của địa điểm kinh doanh sang tình trạng đã chấm dứt hoạt động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký. Thông tin về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh được Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để cập nhật.
5. Trước khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của tất cả địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
7. Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã bị Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo tình trạng đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của Nghị định này thì khi kết thúc thời hạn 180 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo tình trạng chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà không nhận được hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và ý kiến phản đối bằng văn bản của Cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân và bên có liên quan khác, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Thông tin về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để cập nhật.
Điều 64. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập
1. Sau khi công ty mới được thành lập trên cơ sở chia công ty, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập sang tình trạng “Đang làm thủ tục giải thể, bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập” và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sang tình trạng đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc doanh nghiệp bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện việc chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Trước khi chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập thì tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập phải được chấm dứt hoạt động.
4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 52 Nghị định này.
Điều 65. Xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
1. Trường hợp có căn cứ xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo thì tổ chức, cá nhân liên quan gửi văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để đề nghị thu hồi theo quy định.
Tổ chức, cá nhân đề nghị thu hồi có trách nhiệm cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quy định tại khoản này, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 66 và khoản 2 Điều 68 Nghị định này.
2. Giấy tờ xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo bao gồm:
a) Bản sao hoặc bản chính văn bản trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc văn bản do cơ quan có thẩm quyền đó cấp bị giả mạo;
b) Bản sao hoặc bản chính văn bản trả lời của cơ quan công an về việc nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
Điều 66. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung nội dung đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, Thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp
1. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
a) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định này;
b) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của lần đăng ký thay đổi hoặc Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được cấp trên cơ sở nội dung kê khai là giả mạo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định này. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ liền kề trước hồ sơ đăng ký có nội dung kê khai là giả mạo.
Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi của hồ sơ đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi có nội dung kê khai là giả mạo và các lần đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi, xác nhận thay đổi mới.
c) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh, nghị quyết hoặc quyết định giải thể, biên bản họp về việc giải thể doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp và quyết định thu hồi Giấy xác nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, Thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp được cấp trên cơ sở nội dung kê khai là giả mạo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định này. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp thành lập
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ra thông báo về việc vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp đăng ký thay đổi thành viên hoặc thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Đối với cổ đông không phải là nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc thay đổi cổ đông theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nói trên mà doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thành viên hoặc không báo cáo về việc thay đổi cổ đông thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật đến trụ sở Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để giải trình. Kết thúc thời hạn giải trình ghi trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp thuận thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn giải trình. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc xem xét nội dung giải trình về việc vi phạm của doanh nghiệp.
4. Trường hợp nhận được quyết định của Tòa án về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định.
5. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế không thực hiện thủ tục giải thể, thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp này, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sang tình trạng “Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế” trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
6. Trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đề nghị của Cơ quan quản lý thuế, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể theo quy định tại Điều 209 Luật Doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định tại Điều 63 Nghị định này.
7. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm của doanh nghiệp để xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thực hiện đăng tải thông báo về việc vi phạm, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung nội dung đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, Thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo về việc vi phạm, quyết định thu hồi các Giấy trên đến trụ sở chính của doanh nghiệp.
8. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương bị thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 67. Trình tự, thủ tục hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị thu hồi của cơ quan quản lý thuế.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được văn bản đề nghị của cơ quan quản lý thuế. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và việc khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi quyết định đến trụ sở chính của doanh nghiệp, đồng thời gửi thông báo về việc khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế, đăng tải thông báo, quyết định trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 68. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy xác nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động, thông báo tiếp tục kinh doanh, tiếp tục hoạt động, Thông báo chi nhánh, văn phòng đại diện đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động, Thông báo về việc chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo;
b) Ngừng hoạt động trên 12 tháng mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Cơ quan thuế;
c) Theo quyết định của Tòa án;
d) Theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo
a) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định này;
b) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của lần đăng ký thay đổi, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được cấp trên cơ sở nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thay đổi là giả mạo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định này. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất liền kề trước hồ sơ đăng ký thay đổi có nội dung kê khai là giả mạo.
Doanh nghiệp có thể gộp các nội dung thay đổi của hồ sơ đăng ký thay đổi có nội dung kê khai là giả mạo và các lần đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi sau đó trong một bộ hồ sơ để được cấp một lần đăng ký thay đổi, xác nhận thay đổi mới;
c) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh, thông báo tạm ngừng hoạt động, hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp và quyết định thu hồi Giấy xác nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động, thông báo tiếp tục kinh doanh, tiếp tục hoạt động, Thông báo chi nhánh, văn phòng đại diện đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động, Thông báo về việc chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động được cấp trên cơ sở nội dung kê khai là giả mạo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định này. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh khôi phục tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện ngừng hoạt động trên 12 tháng mà không báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Cơ quan thuế thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để giải trình. Kết thúc thời hạn giải trình ghi trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc nội dung giải trình không được chấp thuận thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn giải tình. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc xem xét nội dung giải trình.
4. Trường hợp nhận được quyết định của Tòa án về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định.
5. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm của doanh nghiệp để phối hợp quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đăng tải thông báo về việc vi phạm, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy xác nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động, thông báo tiếp tục kinh doanh, đăng ký tiếp tục hoạt động, Thông báo chi nhánh, văn phòng đại diện đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động, Thông báo về việc chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo về việc vi phạm, quyết định thu hồi các Giấy trên đến trụ sở chính của doanh nghiệp.
7. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đồng thời ra thông báo về việc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động, cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh sang tình trạng đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện để thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
8. Sau khi Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh theo quy định tại Điều 63 Nghị định này, trừ trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện để thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
Trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp. Việc xử lý nội dung dự án đầu tư trên Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi quyết định thu hồi đến Cơ quan đăng ký đầu tư để phối hợp quản lý nhà nước.
10. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi và khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 67 Nghị định này.
Điều 69. Đăng tải quyết định mở thủ tục phá sản, danh sách chủ nợ, quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Tòa án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đăng tải quyết định trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục phá sản, tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sang tình trạng đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách chủ nợ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đăng tải danh sách chủ nợ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Tòa án, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đăng tải quyết định trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng đã phá sản, tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sang tình trạng đã chấm dứt hoạt động trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Thông tin về việc doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản hoặc đã phá sản và các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động hoặc đã chấm dứt hoạt động được truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để cập nhật.
Chương VII
CÔNG BỐ, CUNG CẤP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, LIÊN THÔNG, KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN
Điều 70. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Các nội dung công bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Luật Doanh nghiệp.
2. Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 71. Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp
1. Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn, bao gồm:
a) Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh; họ và tên người đại diện theo pháp luật; tình trạng pháp lý của doanh nghiệp;
b) Tên, mã số, địa chỉ, họ và tên người đứng đầu, tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp gửi đề nghị cung cấp thông tin đến Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cung cấp thông tin.
Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin lưu trữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp và phải thực hiện thu phí, chi phí theo quy định.
Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu trữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý.
Điều 72. Chuyển đổi dữ liệu đăng ký doanh nghiệp
1. Thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế lưu trữ tại tất cả Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đều phải được chuyển đổi vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Các thông tin đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư là thông tin gốc về doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi dữ liệu.
2. Việc triển khai công tác chuyển đổi, bổ sung dữ liệu đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Điều 73. Chuẩn hóa dữ liệu đăng ký doanh nghiệp
1. Chuẩn hóa dữ liệu là việc thực hiện các bước rà soát, kiểm tra, đối chiếu và bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trên cơ sở thông tin đăng ký doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo về việc rà soát thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đến doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp đối chiếu, bổ sung, cập nhật thông tin.
Trường hợp thông tin đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy, doanh nghiệp gửi thông báo bổ sung, cập nhật thông tin tới Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin thông báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
3. Đối với dữ liệu của doanh nghiệp được chuyển đổi vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được số hóa, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chịu trách nhiệm số hóa, đặt tên văn bản điện tử tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và lưu trữ đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Việc triển khai công tác số hóa hồ sơ, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật và bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Điều 74. Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp
1. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hiệu đính thông tin đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp nếu thông tin nêu tại văn bản đề nghị của doanh nghiệp là chính xác.
2. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với hồ sơ bản giấy của doanh nghiệp do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hiệu đính đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Kèm theo văn bản đề nghị hiệu đính phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận văn bản đề nghị hiệu đính của doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có trách nhiệm bổ sung, hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo về việc hiệu đính nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến doanh nghiệp và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo.
4. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không có hoặc không chính xác so với hồ sơ bản giấy của doanh nghiệp do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh bổ sung, hiệu đính nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. Đối với các trường hợp hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nêu tại khoản 1 và khoản 3 Điều này, thông tin sau khi được hiệu đính sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
6. Việc hiệu đính thông tin trên Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và các thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 75. Cập nhật thông tin của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 11, khoản 4 Điều 27 và khoản 4 Điều 38 Luật Các tổ chức tín dụng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cập nhật thông tin của tổ chức tín dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài chính thông báo về việc cấp, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cập nhật thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 76. Nguyên tắc thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin
1. Thông tin của cơ quan nhà nước chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Thông tin chia sẻ phải bảo đảm tính cập nhật, chính xác theo quy định của pháp luật.
2. Việc kết nối, chia sẻ thông tin không làm ảnh hưởng tới quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; phải sử dụng đúng mục đích, tuân thủ quy định về bảo mật, an ninh, an toàn thông tin mạng.
3. Cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện các hoạt động quản lý thông tin, quản trị dữ liệu và đảm bảo khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này, quy định của pháp luật về quản lý, kết nối, chia sẻ thông tin, quy định của pháp luật liên quan.
4. Quy chế phối hợp quản lý, chia sẻ, kết nối thông tin về doanh nghiệp giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
a) Danh mục các trường thông tin chia sẻ;
b) Định dạng dữ liệu, định nghĩa và mô tả các thuộc tính có liên quan của trường thông tin;
c) Phương thức, tần suất và thời gian cung cấp thông tin, cập nhật thông tin;
d) Các điều kiện đảm bảo cho việc cung cấp, tiếp nhận dữ liệu, bao gồm: đặc điểm và tiêu chuẩn kỹ thuật của hạ tầng công nghệ thông tin ở nguồn cung cấp dữ liệu, nguồn nhân lực và tài chính;
đ) Quy định về sử dụng và bảo mật dữ liệu, thông tin được cung cấp.
Điều 77. Phạm vi, các loại thông tin được cung cấp, chia sẻ
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, chịu trách nhiệm thiết lập, xây dựng quy chế kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin thường xuyên, liên tục với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để kiểm tra, theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình của doanh nghiệp sau đăng ký thành lập. Các thông tin bao gồm:
Thông tin về cấp mới, thay đổi, thu hồi, chấm dứt hoạt động của giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận hoặc văn bản chấp thuận về điều kiện kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp và quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp kể từ ngày ghi nhận trên hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phối hợp, chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động doanh nghiệp thường xuyên, liên tục để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước như sau:
a) Bộ Tài chính chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động và nộp thuế của doanh nghiệp từ báo cáo thuế; báo cáo tài chính;
b) Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam chia sẻ thông tin về số lượng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ thông tin về tình hình thay đổi lao động trong các doanh nghiệp tại các địa phương tại cơ sở dữ liệu của Cơ quản quản lý nhà nước về lao động;
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chia sẻ, cung cấp một số thông tin về tình hình dư nợ, nhóm nợ của doanh nghiệp.
Điều 78. Chia sẻ thông tin đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan được giao thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động. Sau khi thành lập, trường hợp thay đổi các thông tin có liên quan, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện đăng ký hoặc thông báo thay đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Việc chia sẻ thông tin giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
a) Sau khi cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chia sẻ thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và thông tin về tổng số lao động dự kiến, ngành, nghề kinh doanh, phương thức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
b) Khi có sự thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chia sẻ thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Việc chia sẻ thông tin giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cơ quan được giao thẩm quyền quản lý nhà nước về lao động thực hiện như sau:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chia sẻ thông tin về tên, mã số, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, ngành, nghề kinh doanh chính và tổng số lao động dự kiến của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập trên địa bàn cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp) nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phục vụ quản lý nhà nước về lao động.
4. Việc chia sẻ thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện qua phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các hệ thống công nghệ thông tin.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội không yêu cầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, các thông tin về đăng ký doanh nghiệp đã được chia sẻ từ Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trừ tên, mã số doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện khi thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 79. Xử lý hồ sơ tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được tiếp nhận và chưa được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh chấp thuận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì việc giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Điều 80. Quy định chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế
Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế được tiếp tục hoạt động theo nội dung các giấy chứng nhận nêu trên và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp sau đây:
1. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng quy định tại Nghị định này. Đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì hồ sơ phải kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tương ứng tại Nghị định này;
3. Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký quy định tại điểm a khoản này trước khi thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, thông báo tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động, tiếp tục kinh doanh, tiếp tục hoạt động trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Điều 81. Quy định chuyển tiếp đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
1. Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được tiếp tục hoạt động theo nội dung các giấy chứng nhận nêu trên và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chuyển sang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
a) Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp; bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
b) Trường hợp doanh nghiệp đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ tương ứng với nội dung đăng ký, thông báo quy định tại Nghị định này và các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thay thế nội dung đăng ký hoạt động trên Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp mà không thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và văn bản đề nghị bổ sung cập nhật thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp đối với trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động theo giấy này, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trên Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do Cơ quan đăng ký đầu tư cấp đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tương ứng tại Nghị định này và các giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
3. Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp này hồ sơ đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, chấm dứt hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này, trong đó không bao gồm các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đăng ký giải thể, doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký giải thể trong trường hợp này bao gồm các giấy tờ tương ứng theo quy định tại khoản 1 Điều 210 Luật Doanh nghiệp và các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có thông tin về địa điểm kinh doanh thì khi thực hiện cấp đổi sang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh nếu có nhu cầu.
Điều 82. Quy định chuyển tiếp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP trước ngày Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức tín dụng hết hiệu lực khi Ngân hàng nhà nước có văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động tín dụng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP trước ngày Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 có hiệu lực tiếp tục hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hết hiệu lực khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp văn bản chấp thuận việc thay đổi Giấy phép.
Điều 83. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày tháng năm.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
3. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau: “Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có)”.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |