NGHỊ ĐỊNH THƯ
GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ TỔNG CỤC HẢI QUAN NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
VỀ YÊU CẦU KIỂM DỊCH VÀ SỨC KHỎE ĐỐI VỚI KHỈ NUÔI XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM SANG
TRUNG QUỐC
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là “phía
Việt Nam”) và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi
là “phía Trung Quốc” ) thông qua đàm phán hữu nghị, đã thống nhất các yêu cầu về
kiểm dịch và sức khỏe đối với khỉ nuôi được nhập khẩu từ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam vào nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa như sau:
ĐIỀU 1
Phía
Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm dịch, kiểm tra và cấp Giấy
chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu khỉ. Giấy chứng nhận kiểm dịch phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
1.1. Phía Việt Nam phải
cung cấp cho phía Trung Quốc mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy chứng nhận này
hiệu lực sau khi được phía Trung Quốc chấp thuận.
1.2. Giấy chứng nhận kiểm
dịch bao gồm các thông tin:
1.2.1 Tuyên bố rằng tất cả
các yêu cầu kiểm tra và kiểm dịch quy định trong Nghị định thư này đã được đáp ứng;
1.2.2 Tên, địa chỉ của
công ty xuất khẩu, nhập khẩu;
1.2.3 Ngày khởi hành, cảng
khởi hành, tên phương tiện vận tải;
1.2.4 Số lượng, chủng loại
và mã nhận diện của khỉ xuất khẩu;
1.2.5 Kết quả khám lâm
sàng, phương pháp và kết quả xét nghiệm, tên, địa chỉ phòng xét nghiệm;
1.2.6 Tên, liều lượng và
nhà sản xuất các loại thuốc diệt ký sinh trùng, thuốc khử trùng và các thuốc đã
được sử dụng, ngày và địa điểm điều trị;
1.2.7 Ngày cấp Giấy chứng
nhận kiểm dịch, tên cơ quan thú y của Việt Nam, tên và chữ ký của kiểm dịch
viên và con dấu cơ quan;
1.2.8 Tên trang trại và
nơi xuất xứ;
1.2.9 Loại vắc xin bao gồm
tên, thời gian hiệu lực của vắc xin, ngày và địa điểm tiêm vắc xin nếu khỉ đã
được tiêm vắc xin.
1.3 Có một bản chính và
hai bản sao Giấy chứng nhận kiểm dịch; bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch phải
kèm theo lô hàng khỉ được xuất khẩu.
1.4 Giấy chứng nhận kiểm
dịch được in bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Các bản viết tay hoặc sửa đổi đều
không hợp lệ.
ĐIỀU 2
Sau
khi xác nhận nhà nhập khẩu Trung Quốc đã nhận được giấy phép nhập khẩu khỉ hợp lệ
do phía Trung Quốc cấp, phía Việt Nam có thể bắt đầu thực hiện thủ tục kiểm tra
và kiểm dịch đối với khỉ theo các yêu cầu được nêu trong Nghị định thư này. Mỗi
giấy phép nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu một lô khỉ.
ĐIỀU 3
Phía
Trung Quốc có thể cử cán bộ kiểm dịch động vật đến các cơ sở xuất khẩu khỉ, cơ
sở kiểm dịch liên quan và phòng xét nghiệm để phối hợp với các bác sĩ thú y có
thẩm quyền của Việt Nam trong việc thực hiện các thủ tục kiểm tra và kiểm dịch.
ĐIỀU 4
Phía
Việt Nam khẳng định Việt Nam không có bệnh Ebola Hemorrhagic và bệnh Marburg,
không có ca bệnh lâm sàng Cercopithecine Herpesvirus loại I (vi-rút B), Lao,
Salmonella và Bệnh lỵ trực khuẩn (Shigellosis) ở các khu vực và nơi xuất xứ của
khỉ xuất khẩu trong 12 tháng qua.
ĐIỀU 5
Khỉ
xuất khẩu sang Trung Quốc phải được sinh ra hoặc nuôi nhốt ít nhất 2 năm ở Việt
Nam. Trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc, khỉ đã qua kiểm dịch tại trang trại gốc
xứ sẽ được cách ly 30 ngày tại địa điểm kiểm dịch được phía Việt Nam phê duyệt.
Trong thời gian cách ly, khỉ sẽ được kiểm tra lâm sàng từng con một, xác nhận
khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm. Tất cả khỉ sẽ được xét nghiệm
trong phòng thí nghiệm được phía Việt Nam phê duyệt theo các yêu cầu dưới đây
và chỉ những con khỉ có kết quả âm tính mới được xuất khẩu sang Trung Quốc.
5.1 Bệnh Lao (Tuberculin ở
bò và người): xét nghiệm tuberculin nội bì; hai lần, cách nhau 2 tuần;
5.2 Bệnh nhiễm khuẩn
Salmonella: 21 ngày trước khi xuất khẩu, lấy mẫu phân để kiểm tra vi khuẩn;
5.3 Bệnh lỵ trực khuẩn
(Shigellosis): 21 ngày trước khi xuất khẩu, lấy mẫu phân để xét nghiệm vi khuẩn;
5.4 Bệnh Cercopithecine
Herpesvirus type I (virus B): 21 ngày trước khi xuất khẩu, xét nghiệm bằng
ELISA;
5.5 Vi-rút đậu khỉ
(Monkeypox virus): 21 ngày trước khi xuất khẩu bằng PCR.
ĐIỀU 6
Trong
thời gian cách ly, khỉ xuất khẩu sẽ được điều trị nội, ngoại ký sinh trùng bằng
thuốc diệt ký sinh trùng hiệu quả đã được phía Việt Nam phê duyệt và thực hiện
dưới sự giám sát của các bác sĩ thú y chính thức của Việt Nam.
ĐIỀU 7
Tất
cả các thùng, xe cộ, tàu, máy bay và các phương tiện, thiết bị khác dùng để vận
chuyển khỉ phải được làm sạch, khử trùng bằng chất khử trùng hiệu quả được phía
Việt Nam phê duyệt. Thức ăn và chất độn chuồng được sử dụng trong thời gian cách
ly và vận chuyển khỉ không được có nguồn gốc từ những vùng có dịch bệnh truyền
nhiễm ở động vật và phải tuân thủ các yêu cầu vệ sinh thú y.
ĐIỀU 8
Trong
thời gian cách ly và vận chuyển, khỉ không được tiếp xúc với bất kỳ động vật
khác không thuộc cùng một công ty xuất khẩu hoặc nhập khẩu và không được sử dụng
cùng một phương tiện vận chuyển. Khỉ không được vận chuyển qua vùng có dịch bệnh
động vật nghiêm trọng.
ĐIỀU 9
Trong
vòng 24 giờ trước khi xuất khẩu, khỉ phải được kiểm tra và xác nhận khỏe mạnh,
không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh truyền nhiễm ở động vật.
ĐIỀU 10
Để
thực hiện Nghị định thư này, phía Trung Quốc và phía Việt Nam nhất trí thiết lập
các đầu mối liên lạc như sau:
1. Trung Quốc: Cục Kiểm dịch
động vật, thực vật, Tổng cục Hải quan.
2. Việt Nam: Cục Thú y, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
ĐIỀU 11
Nghị
định thư này có thể được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của cả hai Bên.
ĐIỀU 12
Nghị
định thư này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký. Một Bên sẽ thông báo cho Bên kia bằng
văn bản về ý định chấm dứt Nghị định thư này. Nghị định thư sẽ chấm dứt sau 6
tháng kể từ ngày bên kia nhận được thông báo.
ĐIỀU 13
Nghị
định thư này được ký tại ,vào
ngày , và được lập thành hai bản bằng ba ngôn ngữ tiếng Trung,
tiếng Việt và tiếng Anh có tính pháp lý như nhau. Trong trường hợp có sự giải
thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được áp dụng.
Thay mặt cho
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
|
Thay mặt cho
Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
|