Hiệp định số 54/2004/LPQT về việc hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Số hiệu 54/2004/LPQT
Ngày ban hành 26/07/2004
Ngày có hiệu lực 30/06/2004
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Bộ Ngoại giao
Người ký Nguyễn Hoàng Anh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NGOẠI GIAO

*******

Số: 54/2004/LPQT

 

 

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2004

 

Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2004./.

 

 

 TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

HỢP TÁC NGHỀ CÁ Ở VỊNH BẮC BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là “hai Bên ký kết”).

Nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển trong Vùng nước Hiệp định ở Vịnh Bắc Bộ.

Nhằm mục đích tăng cường hợp tác nghề cá giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Căn cứ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định liên quan trong “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển” ký ngày 10 tháng 12 năm 1982 cũng như Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 (dưới đây gọi tắt là “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ”).

Qua hiệp thương hữu nghị, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau trong Vịnh Bắc Bộ, bình đẳng cùng có lợi.

Đã thỏa thuận như sau:

Phần 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hiệp định này áp dụng cho một phần vùng đặc quyền kinh tế và một phần vùng giáp giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là “Vùng nước Hiệp định”).

Điều 2. Hai Bên ký kết tiến hành hợp tác nghề cá trong Vùng nước Hiệp định trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau. Việc hợp tác nghề cá này không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác mà mỗi Bên ký kết được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Phần 2:

VÙNG ĐÁNH CÁ CHUNG

Điều 3.

1. Hai Bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 20o Bắc và cách đường phân định được xác định trong Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là “Đường phân định”) 30,5 hải lý về mỗi phía.

2. Phạm vi cụ thể của Vùng đánh cá chung là vùng nước nằm trong các đoạn đường thẳng tuần tự nối liền các điểm sau đây:

Điểm 1: Vĩ độ 17o23’38’’ Bắc

Điểm 2: Vĩ độ 18o09’20’’ Bắc

Điểm 3: Vĩ độ 18o44’25’’ Bắc

Điểm 4: Vĩ độ 19o08’09’’ Bắc

Điểm 5: Vĩ độ 19o43’00’’ Bắc

Điểm 6: Vĩ độ 20o00’00’’ Bắc

Điểm 7: Vĩ độ 20o00’00’’ Bắc

Điểm 8: Vĩ độ 19o52’34’’ Bắc

Điểm 9: Vĩ độ 19o52’34’’ Bắc

Điểm 10: Vĩ độ 20o00’00’’ Bắc

Điểm 11: Vĩ độ 20o00’00’’ Bắc

Điểm 12: Vĩ độ 19o33’07’’ Bắc

Điểm 13: Vĩ độ 18o40’00’’ Bắc

Điểm 14: Vĩ độ 18o18’58’’ Bắc

Điểm 15: Vĩ độ 18o00’00’’ Bắc

Điểm 16: Vĩ độ 17o23’38’’ Bắc

Kinh độ 107o34’43’’ Đông

Kinh độ 108o20’18’’ Đông

Kinh độ 107o41’51’’ Đông

Kinh độ 107o41’51’’ Đông

Kinh độ 108o20’30’’ Đông

Kinh độ 108o42’32’’ Đông

Kinh độ 107o57’42’’ Đông

Kinh độ 107o57’42’’ Đông

Kinh độ 107o29’00’’ Đông

Kinh độ 107o29’00’’ Đông

Kinh độ 107o07’41’’ Đông

Kinh độ 106o37’17’’ Đông

Kinh độ 106o37’17’’ Đông

Kinh độ 106o53’08’’ Đông

Kinh độ 107o01’55’’ Đông

Kinh độ 107o34’43’’ Đông

Điều 4. Hai Bên ký kết tiến hành hợp tác nghề cá lâu dài trong Vùng đánh cá chung trên tinh thần cùng có lợi.

Điều 5. Hai Bên ký kết căn cứ theo điều kiện môi trường tự nhiên, đặc điểm của tài nguyên sinh vật, nhu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, cũng như những ảnh hưởng đối với hoạt động nghề cá của mỗi Bên ký kết trong Vùng đánh cá chung, cùng đặt ra những biện pháp về việc bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật trong Vùng đánh cá chung.

Điều 6. Hai Bên ký kết tôn trọng nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt được xác định trên cơ sở kết quả điều tra liên hợp định kỳ về nguồn lợi thủy sản và những ảnh hưởng đối với hoạt động nghề cá của mỗi Bên ký kết cũng như nhu cầu của sự phát triển bền vững, thông qua Ủy ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt – Trung được thành lập theo Điều 13 của Hiệp định này, hàng năm xác định số lượng tầu cá của mỗi Bên ký kết vào hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung.

Điều 7.

1. Mỗi Bên ký kết thực hiện chế độ cấp phép đánh bắt đối với tầu cá Bên mình tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung. Việc cấp phép đánh bắt phải căn cứ theo số lượng tầu cá hoạt động đánh bắt mà Ủy ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt – Trung định ra cho năm đó, đồng thời thông báo cho Bên ký kết kia tên, số hiệu tầu cá được cấp phép. Hai Bên ký kết có nghĩa vụ giáo dục và đào tạo những ngư dân vào tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung.

[...]