Nghị định 33-CP năm 1997 về Quy chế về môi trường giáo dưỡng
Số hiệu | 33-CP |
Ngày ban hành | 14/04/1997 |
Ngày có hiệu lực | 29/04/1997 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Lĩnh vực | Giáo dục,Quyền dân sự |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 1997 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33-CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về trường giáo dưỡng".
Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 33/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ)
2. Đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
3. Thời hạn đưa vào trường giáo dưỡng từ sáu tháng đến hai năm.
2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội.
3. Tổ chức và hoạt động của trường giáo dưỡng phải tuân theo các quy định của pháp luật và Quy chế này.
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 1997 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33-CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1997 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về trường giáo dưỡng".
Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 33/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ)
2. Đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
3. Thời hạn đưa vào trường giáo dưỡng từ sáu tháng đến hai năm.
2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội.
3. Tổ chức và hoạt động của trường giáo dưỡng phải tuân theo các quy định của pháp luật và Quy chế này.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của học sinh trường giáo dưỡng.
THỦ TỤC ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật, lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp người đó do cơ quan Công an cấp huyện hoặc tỉnh phát hiện, lập biên bản vi phạm thì cơ quan Công an phải tiến hành xác minh, làm báo cáo gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét lập hồ sơ đề nghị hoặc quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật do cơ quan Công an cấp huyện hoặc tỉnh trực tiếp thụ lý trong các vụ án hình sự, qua điều tra thấy chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng thuộc diện đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này, thì cơ quan Công an thụ lý vụ án đó báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xét lập hồ sơ đề nghị hoặc quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gồm có:
- Tóm tắt lý lịch;
- Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó;
- Các biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có);
- Nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ, Ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em ở cơ sở, của cha mẹ hoặc người giám hộ;
- Báo cáo, đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện.
2. Hội đồng tư vấn gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an, Sở Tư pháp, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp tỉnh. Đại diện lãnh đạo cơ quan Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.
3. Thành viên Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp kinh phí cho Hội đồng tư vấn hoạt động.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn phải họp để xét duyệt hồ sơ.
2. Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm làm văn bản (có gửi kèm theo biên bản họp Hội đồng tư vấn) trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và quyết định.
2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
3. Trường hợp người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn, thì Giám đốc Công an cấp tỉnh ra lệnh truy bắt, tổ chức truy bắt và đưa vào trường giáo dưỡng.
Khi phát hiện người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn, mọi người có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt giữ người nói trên, cơ quan Công an phải lập biên bản, đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hành chính và đưa họ vào nhà tạm giữ hành chính, đồng thời báo cho cơ quan Công an cấp tỉnh đã ra lệnh truy bắt biết. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đến nhận người và đưa vào trường giáo dưỡng.
4. Thời hạn thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày được người giáo dưỡng bắt đầu chấp hành tại trường giáo dưỡng.
a. Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
b. Gia đình có khó khăn đặc biệt như thân nhân trong gia đình bị ốm nặng mà ngoài người đó, gia đình không còn ai để chăm sóc, gia đình bị thiên tai hoặc hoả hoạn. Các trường hợp này phải có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú xác nhận.
1. Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo, gồm:
- Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;
- Tóm tắt lý lịch;
- Bản tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng;
- Danh chỉ bản;
- Những tài liệu khác liên quan đến nhân thân (nếu có).
2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, phải lập biên bản giao nhận. Trường giáo dưỡng phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và khám sức khoẻ cho người được đưa vào trường, lập hồ sơ theo dõi quá trình tiến bộ của họ và định kỳ báo cáo với Bộ Nội vụ về tình hình giáo dục học sinh của trường.
Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng gọi tắt là học sinh.
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
2. Nếu số học sinh vượt quá quy mô của trường quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vì lý do chính đáng khác mà phải điều chuyển học sinh từ trường giáo dưỡng này sang trường giáo dưỡng khác thì cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên của trường ký quyết định điều chuyển. Quyết định điều chuyển phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi học sinh cư trú và gia đình học sinh.
3. Các trường giáo dưỡng được quy hoạch, thiết kế xây dựng theo quy định thống nhất của Bộ Nội vụ.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc thành lập, giải thể hoặc tách, nhập trường giáo dưỡng; quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của trường giáo dưỡng; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường giáo dưỡng.
2. Những cán bộ là giáo viên của trường giáo dưỡng được hưởng các chế độ ưu đãi, phụ cấp khác dành cho cán bộ giáo dục và được phong các danh hiệu giáo dục theo quy định chung của Nhà nước.
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, HỌC TẬP, LAO ĐỘNG, SINH HOẠT, ĂN, Ở, MẶC VÀ CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI HỌC SINH
Học sinh trường giáo dưỡng phải chịu sự quản lý, giáo dục và phân công lao động của trường.
2. Học sinh trường giáo dưỡng được chia thành đội, lớp, căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất, mức độ hành vi vi phạm pháp luật của họ. Mỗi đội, lớp phải có cán bộ trực tiếp phụ trách.
3. Học sinh ra khỏi trường phải được phép và có cán bộ giáo viên của trường quản lý, hướng dẫn.
4. Ban đêm học sinh ngủ trong các phòng tập thể có khoá cửa bên ngoài và có cán bộ thường trực tại các khu ở.
2. Cơ quan có yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa học sinh đi và trả lại trường đúng thời hạn đã ghi trong lệch trích xuất. Khi giao nhận học sinh theo lệnh trích xuất phải lập biên bản. Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành quyết định tại trường.
2. Kinh phí dùng cho việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 3 kg gạo.
2. Số điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chứng chỉ học văn hoá, học nghề trong các trường giáo dưỡng có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông.
2. Không được sử dụng học sinh làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
3. Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian lao động và học tập trên lớp không quá 7 giờ trong một ngày. Chỉ được sử dụng học sinh làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong những trường hợp thật cần thiết và theo quy định của pháp luật lao động.
4. Kết quả lao động do học sinh làm ra được sử dụng để phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của họ.
2. Học sinh nữ được cấp thêm mỗi tháng một số tiền tương đương với 1,5 kg gạo.
1. Tiêu chuẩn ăn của mỗi học sinh trong 1 tháng quy định như sau:
- Gạo 15 kg;
- Thịt 0,5 kg;
- Cá 0,5 kg;
- Đường 0,5 kg;
- Nước mắm 1 lít;
- Muối 0,5 kg;
- Rau xanh 15 kg;
- Chất đốt tương đương 15 kg than.
Ngày lễ, tết học sinh được ăn thêm, nhưng không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
2. Chế độ ăn, nghỉ đối với học sinh ốm đau do y, bác sĩ chỉ định.
3. Kinh phí dùng mua thuốc chữa bệnh cho mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 1 kg gạo.
2. Kinh phí chữa bệnh cho học sinh do ngân sách Nhà nước cấp. Trường giáo dưỡng trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho bệnh viện, nơi học sinh được chuyển đến để điều trị. Trường hợp gia đình bảo lãnh học sinh về điều trị tại nhà thì gia đình phải chịu toàn bộ kinh phí khám chữa bệnh.
2. Trường hợp học sinh bị tai nạn, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn theo quy định của pháp luật.
2. Học sinh được gửi, nhận thư, tiền, quà, trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm. Trường có trách nhiệm kiểm tra các gói quà trước khi trao cho học sinh. Học sinh phải gửi tiền mặt vào bộ phận lưu ký của trường và sử dụng theo quy định của trường.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể chế độ thăm, gặp, nhận tiền, quà, nhận và gửi thư của học sinh.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định tại trường trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm xem xét, quyết định việc giảm thời hạn chấp hành quyết định. Quyết định giảm thời hạn được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú và gia đình học sinh.
2. Khi hết hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận hết hạn cho học sinh, gửi bản sao giấy chứng nhận cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân huyện, nơi đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi học sinh cư trú.
4. Đối với những học sinh đã chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng mà không rõ cha mẹ, nơi cư trú thì trường liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tìm biện pháp giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
5. Đối với những học sinh dưới 15 tuổi và những học sinh ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón, trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đưa học sinh về tận gia đình hoặc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa ra trường giáo dưỡng.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
- Biểu dương;
- Thăm quan do trường tổ chức;
- Thưởng tiền hoặc hiện vật;
- Thưởng 5 ngày phép về thăm gia đình không kể thời gian đi đường và một khoản tiền để ăn đường, mua vé tầu, xe đi về;
- Được đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định.
- Phê bình;
- Cảnh cáo trong toàn trường;
- Giáo dục tại phòng kỷ luật 5 ngày. Học sinh bị đưa vào phòng kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước toàn trường.
2. Nếu học sinh có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Điều 41.- Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
1. Thống nhất quản lý và tổ chức chỉ đạo các trường giáo dưỡng trong phạm vi cả nước;
2. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đúng quy định của pháp luật;
3. Ban hành nội quy trường giáo dưỡng, các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu cần thiết để tổ chức thực hiện;
4. Phối hợp với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Điều 46.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
1. Cấp đất, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường giáo dưỡng đóng tại địa phương mình trong quá trình thành lập và hoạt động.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng của địa phương mình tổ chức, tạo điều kiện cho những học sinh đã ra trường tiếp tục học tập hoặc tìm việc làm và tiếp tục giúp đỡ họ hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Điều 47.- Bộ Nội vụ và các Bộ có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Quy chế này.