Nghị định 52/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Số hiệu 52/2001/NĐ-CP
Ngày ban hành 23/08/2001
Ngày có hiệu lực 07/09/2001
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Trách nhiệm hình sự,Giáo dục

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 52/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 52/2001/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 70 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 và các Điều 277 và 279 của Bộ Luật Tố tụng hình sự ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội (sau đây viết gọn là biện pháp giáo dưỡng) được quy định trong Bộ Luật Hình sự, là biện pháp do Toà án quyết định, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng.

2. Người được đưa vào trường giáo dưỡng phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục của nhà trường và phải học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng. Người đang chấp hành biện pháp giáo dưỡng được gọi là học sinh trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là học sinh).

3. Thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng từ một năm đến hai năm, được tính từ ngày người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng được tiếp nhận vào trường giáo dưỡng.

Điều 2.

1. Nơi chấp hành biện pháp giáo dưỡng là các trường giáo dưỡng được tổ chức theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học sinh phù hợp với lứa tuổi, nhằm giúp họ học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có khả năng hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng.

Điều 3. Việc thi hành biện pháp giáo dưỡng phải bảo đảm đúng đối tượng và theo quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và Nghị định này.

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của học sinh.

Chương 2:

THỦ TỤC THI HÀNH BIỆN PHÁP GIÁO DƯỠNG

Điều 4.

1. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm :

a) Triển khai kế hoạch phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan, chính quyền địa phương và gia đình người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng để quản lý, giám sát họ chặt chẽ;

b) Tổ chức thi hành quyết định của Toà án.

2. Trường hợp người đã có quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng mà bỏ trốn thì Công an cấp huyện nơi người đó cư trú phải ra quyết định tổ chức truy tìm và đưa người đó vào trường.

3. Khi phát hiện người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng bỏ trốn đang bị truy tìm, mọi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Khi tiếp nhận, lưu giữ người đó, cơ quan Công an phải lập biên bản và đưa ngay họ vào trường giáo dưỡng.

Điều 5. Hồ sơ đưa người vào trường giáo dưỡng gồm :

Lý lịch cá nhân;

Danh bản, chỉ bản;

Phiếu khám sức khoẻ;

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ