Nghị định 27-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 27-HĐBT
Ngày ban hành 09/03/1988
Ngày có hiệu lực 09/03/1988
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Phạm Hùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27-HĐBT

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 1988

  

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 27-HĐBT NGÀY 9-3-1988  BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ, KINH TẾ TƯ DOANH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG, VẬN TẢI

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để thể chế hoá các chủ trương mới đã nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải;
Để giải phóng mọi lực lượng sản xuất, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, huy động khả năng của nhân dân phát triển sản xuất hàng hoá và dịch vụ sản xuất phục vụ đời sống và phục vụ xuất khẩu;
Để phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kết hợp chặt chẽ kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải.

Điều 2. - Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3. - Nghị định này thi hành kể từ ngày ban hành.

 

 

Phạm Hùng

(Đã ký)


QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ, KINH TẾ TƯ DOANH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG, VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 27-HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng)

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. - Nhà nước công nhận sự tồn tại và các tác dụng tích cực lâu dài của các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân của nước ta. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế này phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực, đẩy mạnh sản xuất phát triển, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế này hoạt động, phát triển trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải với quy mô, ngành nghề thích hợp.

Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của các đơn vị kinh tế và của công dân thuộc các thành phần kinh tế này. Mọi hành vi xâm phạm các quyền đó đều bị xử lý theo pháp luật.

Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân của các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế này trong xã hội.

Điều 2. - Các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh là các đơn vị kinh tế tự quản như có tư liệu sản xuất và các vốn khác, tự quyết định mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về thu nhập, lỗ lãi. Mọi công dân Việt Nam có vốn, có tư liệu sản xuất, có kỹ thuật, chuyên môn, có sức lao động, không phải là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước tại chức, hoặc xã viên hợp tác xã, đều có quyền đứng ra tổ chức sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, theo những hình thức nói dưới đây:

1. Hộ cá thể.

- Tư liệu sản xuất và các vốn khác là sở hữu của người chủ đứng tên đăng ký kinh doanh.

- Chủ đăng ký kinh doanh phải là người lao động trực tiếp. Những người lao động khác phải là bố mẹ, vợ chồng, các con và nếu là người thân thì phải có tên trong sổ đăng ký hộ khẩu của người chủ đăng ký kinh doanh.

- Thu nhập sau khi đã đóng thuế thuộc sở hữu của chủ hộ.

2. Hộ tiểu công nghiệp (xưởng, cửa hàng...).

- Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu của chủ hộ.

- Được thuê mướn lao động theo hợp đồng thoả thuận giữa chủ và người làm thuê.

- Chủ hộ là người lao động trực tiếp hoặc đóng vai trò chính về kỹ thuật sản xuất và tự điều hành sản xuất kinh doanh.

- Thu nhập sau khi đóng thuế và trả công cho người làm thuê thuộc sở hữu của chủ hộ.

3. Xí nghiệp tư doanh.

[...]