CHÍNH
PHỦ
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
26/2008/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2008
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ CÔNG TÁC THỎA THUẬN QUỐC TẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế ngày 20 tháng 4 năm
2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về bảo đảm kinh phí, lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho công tác ký kết, gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ
theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sau đây
gọi chung là công tác điều ước quốc tế) và công tác ký kết và thực hiện thỏa
thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ
quan trung ương của tổ chức theo quy định của Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa
thuận quốc tế (sau đây gọi chung là công tác thỏa thuận quốc tế)
2. Nghị định này
áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan
khác ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức được cấp
ngân sách nhà nước để thực hiện công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận
quốc tế (sau đây gọi chung là cơ quan).
Điều 2. Nguyên tắc bảo đảm, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác điều
ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
1. Kinh phí cho
công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước ở
Trung ương, cơ quan cấp tỉnh được bảo đảm từ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện
hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quản, trong
khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc theo sự phân công của Nhà nước, Chỉnh phủ.
2. Kinh phí cho
công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương của
tổ chức được bảo đảm từ ngân sách nhà nước trong trường hợp cơ quan đó thực hiện
hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc theo sự phân công của Nhà
nước, Chính phủ; trường hợp thỏa thuận quốc tế của cơ quan trung ương của tổ chức
nhằm thực hiện hợp tác quốc tế khác thì kinh phí cho ký kết và thực hiện thỏa
thuận quốc tế đó được bảo đảm từ nguồn tài chính của cơ quan trung ương của tổ
chức.
3. Kinh phí cho
công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế thuộc ngân sách cấp nào
thì do ngân sách cấp đó bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi cho hoạt động
thường xuyên của các cơ quan thực hiện công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa
thuận quốc tế; trường hợp kinh phí phát sinh ngoài dự toán ngân sách thì được bổ
sung phù hợp với quy định tại Nghị định này và pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Cơ quan được cấp
kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa
thuận quốc tế có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích,
đúng nội dung, đúng chế độ và mức chi theo quy định tại Nghị định này và pháp
luật về tài chính - ngân sách.
5. Trường hợp công
tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được tài trợ từ nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài,
các tổ chức khác và cá nhân ở nước ngoài thì việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng
nguồn tài trợ đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng
nguồn tài trợ đó.
Điều 3. Phân nguồn ngân sách cho công tác điều ước quốc tế và công tác
thỏa thuận quốc tế
1. Kinh phí ngân
sách trung ương cấp cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
bao gồm:
a) Kinh phí cho
công tác điều ước quốc tế của cơ quan nhà nước ở Trung ương; cơ quan cấp tỉnh
và cơ quan trung ương của tổ chức được Nhà nước, Chính phủ phân công thực hiện
công tác điều ước quốc tế;
b) Kinh phí cho
công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước ở Trung ương; cơ quan cấp tỉnh
và cơ quan trung ương của tổ chức trong trường hợp thỏa thuận quốc tế đó nhằm
thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế thuộc khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc theo
phân công của Nhà nước, Chính phủ.
2. Kinh phí ngân sách
cấp tỉnh cấp cho công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan cấp tỉnh nhằm thực hiện
hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp tỉnh.
Chương 2:
LẬP DỰ TOÁN, QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC ĐIỀU ƯỚC QƯỐC TẾ VÀ CÔNG TÁC THỎA
THUẬN QUỐC TẾ
Điều 4. Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế
1. Công tác xây dựng
đề án, kế hoạch về đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế:
Chi tổ chức dịch
thuật điều ước quốc tế; tổ chức họp lấy ý kiến về dự thảo điều ước quốc tế;
mua, thu thập tư liệu; khảo sát thực tiễn, rà soát, so sánh điều ước quốc tế với
pháp luật trong nước; tổ chức hội thảo chuyên đề, các cuộc họp để lấy ý kiến hoặc
xét duyệt đề án, kế hoạch về đàm phán, ký, phệ chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều
ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung phức tạp, phạm vi áp
dụng rộng rãi.
2. Công tác kiểm
tra đề xuất đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế; thẩm định điều tước quốc tế
và hoạt động khác phục vụ đề xuất đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế:
Chi mua, thu thập
tư liệu; tổ chức các cuộc họp, biên soạn báo cáo kiểm tra đề xuất đàm phán, ký,
gia nhập điều ước quốc tế, báo cáo thẩm định điều ước quốc tế.
3. Công tác tổ chức
đàm phán, ký, phê duyệt, thẩm tra, phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế:
Chi tổ chức đoàn
đàm phán, đón đoàn đàm phán của nước ngoài; tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc
tế ở trong nước hoặc ở nước ngoài; tổ chức các cuộc họp thẩm tra, biên soạn báo
cáo thẩm tra điều ước quốc tế và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp
việc thẩm tra, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế.
4. Công tác tổ chức
thực hiện điều ước quốc tế:
Chi lưu chiểu, sao
lục điều ước quốc tế; công bố điều ước quốc tế trên công báo và niên giám điều
ước quốc tế; tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế; mua, thu thập tư liệu phục
vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế; dịch thuật điều ước quốc tế và tư
liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế; đóng góp tài chính hoặc
niên liễm cho tổ chức quốc tế được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên; tổ chức họp lấy ý kiến, phê duyệt kế hoạch, đề án thực hiện điều
ước quốc tế; tổ chức thực hiện kế hoạch đề án thực hiện điều ước quốc tế; rà
soát, so sánh điều ước quốc tế với pháp luật trong nước; tổ chức đối thoại, hội
nghị ở Việt Nam hoặc tham dự hội nghị ở nước ngoài về việc thực hiện điều ước
quốc tế; và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp hoạt động thực hiện điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
5. Công tác kiểm
tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế:
Chi soạn thảo, dịch
thuật báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên theo quy định
của điều ước quốc tế; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động ký kết, gia nhập, thực
hiện điều ước quốc tế; biên soạn báo cáo, tổ chức các cuộc họp đánh giá báo cáo
kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc
tế.
Điều 5. Nội dung chi cho công tác thỏa thuận quốc tế
1. Công tác chuẩn
bị đàm phán, ký thỏa thuận quốc tế:
Chi dịch thuật thỏa
thuận quốc tế, tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo thỏa thuận quốc tế và
chi phí cần thiết khác trực tiếp phục vụ chuẩn bị đàm phán, ký thỏa thuận quốc
tế.
2. Công tác tổ chức
đàm phán, ký thỏa thuận quốc tế:
Chi tổ chức đoàn
đàm phán, đón đoàn đàm phán của nước ngoài; tổ chức đàm phán, ký thỏa thuận quốc
tế ở trong nước hoặc nước ngoài.
3. Công tác tổ chức
thực hiện thỏa thuận quốc tế:
Chi lưu trữ, sao lục,
công bố, tuyên truyền, phổ biến thỏa thuận quốc tế; tổ chức triển khai kế hoạch
thực hiện thỏa thuận quốc tế; đóng góp tài chính theo thỏa thuận quốc tế; tổ chức
họp ở trong nước hoặc nước ngoài về việc thực hiện thỏa thuận quốc tế và các
chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp việc thực hiện thỏa thuận quốc tế.
4. Công tác kiểm
tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế:
Chi tổ chức kiểm
tra, giám sát việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; biên soạn báo cáo, tổ
chức các cuộc họp đánh giá báo cáo kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết,
thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Điều 6. Mức chi cho công tác điều ước quốc tế và công tác thoả thuận quốc
tế
1. Việc sử dụng
kinh phí bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được
thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính về công tác phí trong nước, công tác
phí khi đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài, hội nghị, dịch thuật, làm thêm giờ,
chi phí văn phòng phẩm, in ấn và chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với khoản chi
đóng góp tài chính theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thì mức đóng góp
tài chính được thực hiện như sau:
a) Mức đóng góp
tài chính theo điều ước quốc tế (bao gồm đóng góp tài chính, niên liễm cho tổ
chức quốc tế được thành lập theo điều ước quốc tế, viện trợ cho chính phủ nước
ngoài, hoặc đóng góp tài chính khác theo điều ước quốc tế) được thực hiện căn cứ
vào quy định của điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế có liên quan mà Việt Nam là
thành viên; trường hợp có thay đổi mức đóng góp tài chính thì cơ quan chủ trì
thực hiện điều ước quốc tế lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Mức đóng góp
tài chính theo thỏa thuận quốc tế (bao gồm đóng góp tài chính, niên liễm cho tổ
chức quốc tế được thành lập theo thỏa thuận quốc tế, hoặc đóng góp tài chính
khác theo thỏa thuận quốc tế) được thực hiện căn cứ vào quy định của thỏa thuận
quốc tế có liên quan đang có hiệu lực; trường hợp có thay đổi mức đóng góp tài
chính thì cơ quan chủ trì thực hiện thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến của Bộ Ngoại
giao, Bộ Tài chính và trình cơ quan đã quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế
đó phê duyệt mức đóng góp tài chính theo thỏa thuận quốc tế.
3. Đối với những
khoản chi do tính chất đặc thù của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận
quốc tế mà mức chi chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành thì mức chi được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 7. Lập, phân bổ và bổ sung dự toán kinh phí
1. Việc lập dự
toán kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước cho công tác điều ước quốc tế, công tác
thỏa thuận quốc tế được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định
tại Nghị định này.
2. Hàng năm, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác được bảo đảm kinh phí từ
ngân sách trung ương cho công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm lập dự kiến kế hoạch và dự
toán ngân sách cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của
cơ quan; tổng hợp chung vào dự toán ngân sách năm của cơ quan gửi Bộ Tài chính,
Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội để tổng hợp vào dự toán
ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Các cơ quan khi lập
dự toán kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế phải
dự kiến số kinh phí cần thiết, kèm theo căn cứ dự toán gửi Bộ Tài chính để thẩm
định về nguồn tài chính dự kiến nhằm bảo đảm công tác điều ước quốc tế, công
tác thỏa thuận quốc tế.
3. Cơ quan cấp tỉnh
lập dự toán kinh phí từ ngân sách địa phương cho công tác thỏa thuận quốc tế của
cơ quan cấp tỉnh và gửi dự toán kinh phí cho cơ quan tài chính cùng cấp theo
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Căn cứ dự toán
chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan có trách nhiệm phân bổ
kinh phí cho các đơn vị trực thuộc thực hiện hoạt động thuộc công tác điều ước
quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế.
5. Trường hợp cần
tiến hành gấp hoạt động ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, hoặc ký kết,
thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền mà hoạt
động đó chưa có trong kế hoạch công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận
quốc tế và cần bổ sung dự toán ngân sách năm thì việc bổ sung dự toán ngân sách
được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 8. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
1. Cơ quan thực hiện
công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí được cấp đúng mục đích, đúng nội dung và mức chi
theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về tài chính - ngân sách.
2. Kinh phí cho
công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế thực chi cho nội dung
nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 9. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm
1. Việc kiểm tra,
thanh tra việc quản lý và sử dụng kinh phí cấp cho công tác điều ước quốc tế và
công tác thỏa thuận quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm
tra, thanh tra trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức,
cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử lý theo quy định của pháp
luật.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 11. Trách nhiệm hướng dẫn
Bộ trưởng Bộ Tài
chính có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện Nghị định này.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này./.
|
KT.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|