CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 113/2020/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 9 năm 2020
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỂM Đ KHOẢN 3 ĐIỀU 3 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
XÂY DỰNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRIỂN KHAI SAU THIẾT KẾ CƠ SỞ
VÀ MIỄN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng
ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều
6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của
Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11
năm 2018;
Căn cứ Luật Kiến
trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết điểm đ khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xây dựng về công tác thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ
sở và miễn giấy phép xây dựng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết điểm
đ khoản 3 Điều 3 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (sau đây gọi tắt là Luật số 62/2020/QH14) đối với công trình xây dựng có
yêu cầu thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan
chuyên môn về xây dựng và được áp dụng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại
khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
2. Công trình xây dựng không thuộc phạm vi áp dụng
quy định của Nghị định này gồm:
a) Công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng
theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
b) Công trình xây dựng áp dụng thủ tục thẩm định thiết
kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng theo đề nghị
của chủ đầu tư xây dựng công trình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng với chủ đầu tư, cơ quan
chuyên môn về xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình.
Điều 3. Thẩm quyền, nội dung,
quy trình thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và đánh giá điều kiện
cấp phép xây dựng
Thẩm quyền, nội dung, quy trình thẩm định hoặc thẩm
định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (sau đây gọi tắt
là thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở) và đánh giá điều
kiện cấp phép xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 3 Luật số 62/2020/QH14 được quy định như
sau:
1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển
khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 9, 10 và 11 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 05 tháng 4 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP).
2. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển
khai sau thiết kế cơ sở và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng bao gồm:
a) Hồ sơ theo quy định tại Điều 29
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP);
b) Giấy tờ hợp pháp về đất đai
để cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Nghị định
số 53/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 5
năm 2017 quy định về các loại giấy tờ hợp pháp đất đai để cấp giấy phép xây dựng;
c) Văn bản theo yêu cầu tại điểm b khoản
3, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 95; khoản 4 Điều 96 Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 (nếu có).
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có thẩm quyền thẩm
định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều
này (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) có trách nhiệm chủ trì thẩm định các
nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số
59/2015/NĐ-CP; gửi văn bản xin ý kiến phối hợp đến cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 5
Nghị định này (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp phép xây dựng) về nội dung
đánh giá việc đáp ứng các điều kiện cấp phép xây dựng của công trình xây dựng
theo quy định tại các Điều 91, 92 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
được sửa đổi, bổ sung tại Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14
và kiểm tra thực địa theo quy định khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng
số 50/2014/QH13; tổng hợp kết quả thẩm định và ý kiến xác nhận của cơ quan
cấp phép xây dựng để kết luận về điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và miễn
giấy phép xây dựng cho công trình.
4. Thời gian thẩm định và rà soát điều kiện cấp
phép là thời gian thẩm định theo quy định tại khoản 8 Điều 30
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và thời gian thực hiện song song việc có ý kiến
phối hợp của cơ quan cấp phép, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định
của khoản 2 Điều này, cụ thể như sau:
a) Không quá 45 ngày đối với công trình xây dựng cấp
I, cấp đặc biệt;
b) Không quá 35 ngày đối với công trình cấp II và cấp
III;
c) Không quá 25 ngày đối với các công trình còn lại.
5. Quy trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai
sau thiết kế cơ sở và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng của cơ quan chuyên
môn về xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định
số 59/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định số
42/2017/NĐ-CP và bổ sung các nội dung sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận
được hồ sơ trình thẩm định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, có văn bản
yêu cầu chủ đầu tư nộp bổ sung hồ sơ trình thẩm định nêu tại khoản 2 Điều này
(nếu cần) để làm cơ sở thực hiện thẩm định. Việc thẩm định chỉ được thực hiện
khi cơ quan thẩm định nhận đủ các hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều
này. Riêng đối với hồ sơ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này, chủ đầu
tư được nộp bổ sung trong quá trình thẩm định của cơ quan thẩm định;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ
hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này, cơ
quan thẩm định có trách nhiệm gửi văn bản kèm các hồ sơ có liên quan đến cơ
quan cấp phép xây dựng công trình để lấy ý kiến xác nhận về điều kiện cấp phép
xây dựng của công trình xây dựng, nội dung lấy ý kiến và hồ sơ gửi kèm theo quy
định tại Phụ lục I của Nghị định này. Trường hợp cơ
quan thẩm định đồng thời là cơ quan cấp phép xây dựng, cơ quan này thực hiện
toàn bộ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Sau khi nhận được văn bản xin ý kiến phối hợp của
cơ quan thẩm định, cơ quan cấp phép xây dựng thực hiện việc kiểm tra thực địa về
mặt bằng xây dựng công trình và hiện trạng thi công xây dựng của công trình, có
văn bản xác nhận gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo nội dung yêu cầu trong
vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến phối hợp;
d) Sau khi nhận được ý kiến của cơ quan cấp phép
xây dựng, cơ quan thẩm định tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế triển khai sau
thiết kế cơ sở và kết luận về điều kiện cấp phép xây dựng công trình; thông báo
Kết quả thẩm định thiết kế xây dựng công trình triển khai sau thiết kế cơ sở và
miễn giấy phép xây dựng theo Phụ lục II của Nghị định
này, kết quả thực hiện thủ tục cần được gửi đồng thời đến cơ quan cấp phép xây
dựng để theo dõi, quản lý việc thực hiện đầu tư xây dựng;
đ) Trường hợp đến thời hạn phải
hoàn thành công tác thẩm định theo quy định tại khoản 8 Điều
30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP mà chủ đầu tư chưa
nộp bổ sung văn bản theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan
thẩm định thông báo kết quả thẩm định theo các nội dung thẩm định quy định tại
Điều 83 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Đối với hồ sơ thiết kế xây dựng đủ điều kiện phê
duyệt, tại văn bản thông báo kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định yêu cầu chủ đầu
tư gửi bổ sung văn bản đến cơ quan cấp phép xây dựng để được rà soát, đánh giá
các điều kiện cấp phép theo quy định tại khoản 3 Điều này để được miễn giấy
phép xây dựng. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của chủ đầu tư, cơ
quan cấp phép xây dựng thông báo kết quả đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng
theo Phụ lục III của Nghị định này.
6. Đối với công trình xây dựng thuộc đối tượng có
yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng theo quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều 82 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, việc thẩm định dự toán xây dựng thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 42/2017/NĐ-CP và các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
7. Đối với công trình xây dựng đã được cấp phép xây
dựng và có yêu cầu thẩm định điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở,
trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất và mục tiêu của dự án, nội
dung văn bản xin ý kiến cơ quan cấp phép chỉ bao gồm nội dung kiểm tra về tình
trạng thi công của công trình và nội dung liên quan đến việc điều chỉnh (nếu
có), không yêu cầu rà soát, đánh giá các hồ sơ quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều
này. Công trình xây dựng sau khi được thực hiện thẩm định điều chỉnh thiết kế
xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định này thì
không yêu cầu điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của
chủ đầu tư
1. Chủ đầu tư công trình xây dựng được đề nghị thực
hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và rà soát, đánh giá các điều
kiện cấp phép xây dựng công trình để được miễn phép xây dựng theo quy định tại
Nghị định này hoặc thực hiện riêng hai thủ tục thẩm định thiết kế triển khai
sau thiết kế cơ sở và thủ tục cấp phép xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng
số 50/2014/QH13 và Nghị định số
59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 42/2017/NĐ-CP.
2. Chủ đầu tư công trình xây dựng chịu trách nhiệm
về tính pháp lý, tính chính xác của hồ sơ trình thẩm định và có trách nhiệm thực
hiện các yêu cầu của cơ quan thẩm định nêu tại thông báo kết quả thẩm định thiết
kế xây dựng và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan
cấp phép xây dựng
1. Cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm phối hợp
với cơ quan thẩm định thực hiện nội dung theo quy định tại khoản
3 Điều 3 của Nghị định này là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
công trình theo quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
và điểm c khoản 2 Điều 3 Luật số 62/2020/QH14.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân
cấp, ủy quyền thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, cơ quan cấp
phép xây dựng là cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền.
2. Cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm có ý kiến
phối hợp với cơ quan thẩm định theo nội dung tại Phụ lục
I và có văn bản xác nhận gửi cơ quan thẩm định trong thời hạn quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 của Nghị định này hoặc có văn bản xác nhận
về điều kiện cấp phép xây dựng công trình theo quy định tại điểm
đ khoản 5 Điều 3 và Phụ lục III của Nghị định
này; chịu trách nhiệm về các nội dung xác nhận về điều kiện cấp phép xây dựng
công trình.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn
về xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng thực hiện việc thẩm định và đánh giá các
điều kiện cấp phép xây dựng để miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định
này.
Điều 7. Xử lý chuyển tiếp
Đối với công trình xây dựng đã được trình thẩm định
thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở song cơ quan thẩm định chưa ban hành
thông báo kết quả thẩm định trước ngày Nghị định này có hiệu lực, việc thẩm định
được tiếp tục thực hiện như sau:
1. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu được đánh giá về
điều kiện cấp phép xây dựng để miễn giấy phép xây dựng, cơ quan chuyên môn về
xây dựng hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung hồ sơ theo quy định tại điểm
b, điểm c khoản 2 Điều 3 của Nghị định này, gửi văn bản xin ý kiến phối hợp
cơ quan cấp phép xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều
3 Nghị định này và tiếp tục thực hiện thẩm định theo quy định.
2. Trường hợp chủ đầu tư không có yêu cầu thực hiện
theo khoản 1 Điều này thì việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết
kế cơ sở và cấp phép xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được
sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 42/2017/NĐ-CP.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2020.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
3. Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về
xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều
kiện phê duyệt và đánh giá đảm bảo các điều kiện cấp phép xây dựng để được miễn
phép xây dựng theo quy định của Nghị định này thì không phải thực hiện quy
trình về cấp giấy phép xây dựng quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định số 42/2017/NĐ-CP và Nghị định số 100/2018/NĐ-CP; đối
với các thủ tục hành chính khác mà trong thành phần hồ sơ có yêu cầu về giấy
phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu xuất trình giấy phép xây dựng
khi xem xét giải quyết thủ tục./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ
LỤC I
(Kèm theo Nghị định
số: 113/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
Kính gửi: (Cơ quan cấp
phép xây dựng)
(Cơ quan thẩm định) đã nhận Tờ trình số .... ngày
.... của ……… đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng (TKKT/TKBVTC) và dự toán xây dựng
(nếu có) công trình ……… thuộc dự án đầu tư ………. tại địa điểm …………
Căn cứ Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số.... ngày.... của Chính phủ quy
định chi tiết về công tác thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và
rà soát điều kiện để miễn giấy phép xây dựng kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2020;
Các căn cứ khác có liên quan …………………………………………………………
1. (Cơ quan thẩm định) đề nghị quý cơ quan cho ý
kiến xác nhận về điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình với các nội dung
sau:
a) Giấy tờ hợp pháp đất đai.
b) Hiện trạng thi công của công trình (chưa thi
công xây dựng/đã thi công xây dựng đến...).
c) Các yêu cầu đặc thù liên quan đến địa điểm xây dựng
công trình theo thực tế địa phương (bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành
lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản
văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình
dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an
ninh) (nếu có).
2. Hồ sơ được gửi kèm theo bao gồm:
a) Tờ trình thẩm định thiết kế triển khai sau thiết
kế cơ sở của chủ đầu tư.
b) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất, kèm theo
sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt
chính của công trình;
c) Giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây
dựng.
d) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên
ngành theo đặc thù của công trình theo điểm c khoản 1 Phụ lục này.
Đề nghị quý cơ quan có ý kiến bằng văn bản, gửi về
(cơ quan thẩm định) trước ngày....
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: …….
|
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC II
(Kèm theo Nghị định
số: 113/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
Kính gửi:
……………………………..
(Cơ quan thẩm định) đã nhận Tờ trình số .... ngày
.... của ……….. đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng (TKKT/TKBVTC) và dự toán xây
dựng (nếu có) công trình thuộc dự án đầu tư ……………………………….
Căn cứ hồ sơ trình thẩm định gửi kèm tờ trình thẩm
định;
Căn cứ kết quả thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) và dự
toán xây dựng (nếu có) của tổ chức tư vấn, cá nhân được (cơ quan thẩm định)
giao (nếu có);
Căn cứ Văn bản số ……. ngày ……. của (Cơ quan cấp
phép) về việc phối hợp đánh giá điều kiện cấp phép công trình;
Các căn cứ khác có liên quan
……………………………………………………………
Sau khi xem xét, (Cơ quan thẩm định) thông báo kết
quả thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
- Tên công trình ………………………………. Loại, cấp công trình
…………………………………..
- Thuộc dự án đầu tư: ……………………………………………………………………………………..
- Chủ đầu tư:
………………………………………………………………………………………………..
- Giá trị dự toán xây dựng công trình:
……………………………..……………………………………..
- Nguồn vốn: …………………………………………………………………………………………………
- Địa điểm xây dựng:
………………………………………..………………….…………………………..
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, lập dự
toán xây dựng (nếu có)
- Nhà thầu khảo sát xây dựng
……………………………………………………………………………..
II. NỘI DUNG HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH
1. Danh mục hồ sơ trình thẩm định.
2. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng.
3. Giải pháp thiết kế chủ yếu về: Kiến trúc, nền,
móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ và các nội
dung khác (nếu có).
4. Phương pháp lập dự toán được lựa chọn và các cơ
sở để xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng trình thẩm định (nếu
có).
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG
1. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện
khảo sát, thiết kế; lập dự toán xây dựng (nếu có). Năng lực cá nhân thực hiện
thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán xây dựng (nếu có).
2. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với
thiết kế xây dựng bước trước (thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở; thiết kế
bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, so
với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết
kế trong trường hợp thiết kế một bước).
3. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng
công trình.
4. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ
thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.
5. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế công trình
với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và đảm bảo an
toàn của công trình lân cận.
6. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết
bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).
7. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường,
phòng, chống cháy, nổ.
8. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế
(nếu có).
IV. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN (NẾU CÓ YÊU CẦU)
1. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với
khối lượng thiết kế.
2. Tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng
định mức, đơn giá xây dựng công trình.
3. Giá trị dự toán xây dựng là: ………………….. (giá trị
dự toán ghi bằng chữ), trong đó:
- Chi phí xây dựng:
……………………………………………………………………………………….
- Chi phí thiết bị (nếu có):
………………………………………………….…………………………….
- Chi phí quản lý dự án:
………………………………………………….………………………………
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
………………………………………………………………………
- Chi phí khác: …………………………………………………………………………………………….
- Chi phí dự phòng:
………………………………………………………………………………………
4. Nội dung khác (nếu có)
……………………………………………………………………………….
V. TỔNG HỢP KẾT QUẢ RÀ SOÁT CÁC ĐIỀU KIỆN CẤP
PHÉP ĐỂ MIỄN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
- Ý kiến của cơ quan cấp phép xây dựng về các điều
kiện cấp phép xây dựng công trình.
- Việc thực hiện các yêu cầu khác theo pháp luật có
liên quan.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để trình phê
duyệt thiết kế.
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để miễn giấy
phép xây dựng.
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan cấp phép;
- Lưu: …….
|
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC III
(Kèm theo Nghị định
số: 113/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
Kính gửi:
…………………………………
Căn cứ các yêu cầu tại văn bản thông báo kết quả thẩm
định số.... ngày...
Căn cứ văn bản bổ sung hồ sơ của chủ đầu tư (giấy tờ
hợp pháp đất đai, các văn bản khác có liên quan);
Các căn cứ khác có liên quan
…………………………………………………………………………..
Sau khi xem xét, (cơ quan cấp phép) thông báo kết
quả đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng để miễn giấy phép xây dựng đối với
công trình như sau:
- Giấy tờ hợp pháp về đất đai của dự án đầu tư xây
dựng.
- Điều kiện về mặt bằng xây dựng, hiện trạng công
trình xây dựng.
- Việc thực hiện các yêu cầu khác theo pháp luật có
liên quan.
Kết luận:
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện về các điều kiện
cấp phép xây dựng để miễn phép xây dựng.
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư (nếu có).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan thẩm định;
- Lưu: …….
|
CƠ QUAN CẤP
PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|