Nghị định 108-CP nămn 1973 về điều lệ hợp tác xã sản xuất muối do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 108-CP |
Ngày ban hành | 12/06/1973 |
Ngày có hiệu lực | 27/06/1973 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
|
Số: 108-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 1973 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT MUỐI
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để đẩy mạnh phát triến nghề
muối và tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, làm cho
các hợp tác xã sản xuất muối phát triển mạnh mẽ, vững chắc, có trình độ kỹ thuật
cao, đáp ứng các nhu cầu về muối cho tiêu dùng và sản xuất, góp phần tích cực
vào sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Lương thực và thực phẩm và Ủy ban hành chính
các tỉnh, thành phố có đồng muối;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ Hội đồng
Chính phủ ngày 9 tháng 3 năm1973.
NGHỊ ĐỊNH
|
T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Sau cải cách ruộng đất, cùng với việc cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp, nghề làm muối đã được tổ chức theo con đường hợp tác xã hóa xã hội chủ nghĩa, lao động làm muối đã vào hợp tác xã, tư liệu sản xuất đã hoàn toàn tập thể hóa.
Nhu cầu muối của Nhà nước và nhân dân ngày càng nhiều, hợp tác xã nghề muối là lực lượng sản xuất chủ yếu trong việc đáp ứng các nhu cầu đó.
Để đẩy mạnh phát triển nghề muối, và tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, làm cho các hợp tác xã sản xuất muối phát triển mạnh mẽ, vững chắc, đáp ứng các nhu cầu về muối cho tiêu dùng và sản xuất, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Điều lệ này là cơ sở pháp lý để xây dựng, củng cố và phát triển hợp tác xã, bảo đảm tính chất của hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thật sự quyền làm chủ tập thể và quyền lợi chính đáng của xã viên, đưa ngành công nghiệp muối không ngừng tiến lên.
Điều 1: Vị trí và nhiệm vụ của hợp tác xã sản xuất muối
Hợp tác xã sản xuất muối là tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa do quần chúng lao động làm muối xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, được Đảng lãnh đạo và Nhà nước giúp đỡ.
Những tư liệu sản xuất của hợp tác xã sản xuất muối đều thuộc quyền sở hữu của tập thể. Trên cơ sở tăng cường giác ngộ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, hợp tác xã phải ra sức tổ chức tốt sức lao động và sử dụng tốt tư liệu sản xuất để phát triển sản xuất muối.
Hợp tác xã sản xuất muối hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và phân phối theo lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
Nhiệm vụ của hợp tác xã sản xuất muối là không ngừng đẩy mạnh sản xuất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tăng tích lũy vốn, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hợp tác xã, không ngừng nâng cao mức sống của xã viên, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Điều 2: Điều kiện vào hợp tác xã
Tất cả những người lao động làm muối, nếu công nhận và tự nguyện chấp hành Điều lệ hợp tác xã, được đại hội xã viên hay đại hội đại biểu xã viên đồng ý, thì được nhận là xã viên.
Khi vào hợp tác xã, xã viên phải góp tư liệu sản xuất dùng vào việc làm muối như ruộng muối, ô nề, thống chạt, xe, thuyền, v.v... và góp cổ phần vào hợp tác xã. Các tư liệu sản xuất của xã viên góp vào hợp tác xã sẽ được trị giá quy thành cổ phần (trừ ruộng muối) và trở thành tài sản chung của hợp tác xã.
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
|
Số: 108-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 1973 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT MUỐI
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để đẩy mạnh phát triến nghề
muối và tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, làm cho
các hợp tác xã sản xuất muối phát triển mạnh mẽ, vững chắc, có trình độ kỹ thuật
cao, đáp ứng các nhu cầu về muối cho tiêu dùng và sản xuất, góp phần tích cực
vào sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Lương thực và thực phẩm và Ủy ban hành chính
các tỉnh, thành phố có đồng muối;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ Hội đồng
Chính phủ ngày 9 tháng 3 năm1973.
NGHỊ ĐỊNH
|
T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Sau cải cách ruộng đất, cùng với việc cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp, nghề làm muối đã được tổ chức theo con đường hợp tác xã hóa xã hội chủ nghĩa, lao động làm muối đã vào hợp tác xã, tư liệu sản xuất đã hoàn toàn tập thể hóa.
Nhu cầu muối của Nhà nước và nhân dân ngày càng nhiều, hợp tác xã nghề muối là lực lượng sản xuất chủ yếu trong việc đáp ứng các nhu cầu đó.
Để đẩy mạnh phát triển nghề muối, và tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, làm cho các hợp tác xã sản xuất muối phát triển mạnh mẽ, vững chắc, đáp ứng các nhu cầu về muối cho tiêu dùng và sản xuất, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Điều lệ này là cơ sở pháp lý để xây dựng, củng cố và phát triển hợp tác xã, bảo đảm tính chất của hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thật sự quyền làm chủ tập thể và quyền lợi chính đáng của xã viên, đưa ngành công nghiệp muối không ngừng tiến lên.
Điều 1: Vị trí và nhiệm vụ của hợp tác xã sản xuất muối
Hợp tác xã sản xuất muối là tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa do quần chúng lao động làm muối xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, được Đảng lãnh đạo và Nhà nước giúp đỡ.
Những tư liệu sản xuất của hợp tác xã sản xuất muối đều thuộc quyền sở hữu của tập thể. Trên cơ sở tăng cường giác ngộ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, hợp tác xã phải ra sức tổ chức tốt sức lao động và sử dụng tốt tư liệu sản xuất để phát triển sản xuất muối.
Hợp tác xã sản xuất muối hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và phân phối theo lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
Nhiệm vụ của hợp tác xã sản xuất muối là không ngừng đẩy mạnh sản xuất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tăng tích lũy vốn, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hợp tác xã, không ngừng nâng cao mức sống của xã viên, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Điều 2: Điều kiện vào hợp tác xã
Tất cả những người lao động làm muối, nếu công nhận và tự nguyện chấp hành Điều lệ hợp tác xã, được đại hội xã viên hay đại hội đại biểu xã viên đồng ý, thì được nhận là xã viên.
Khi vào hợp tác xã, xã viên phải góp tư liệu sản xuất dùng vào việc làm muối như ruộng muối, ô nề, thống chạt, xe, thuyền, v.v... và góp cổ phần vào hợp tác xã. Các tư liệu sản xuất của xã viên góp vào hợp tác xã sẽ được trị giá quy thành cổ phần (trừ ruộng muối) và trở thành tài sản chung của hợp tác xã.
1. Tuân theo điều lệ, nội quy và thực hiện đầy đủ các nghị quyết của hợp tác xã, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách của Đảng, của Chính phủ và pháp luật của Nhà nước;
2. Ra sức lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng hợp tác xã, phục tùng kỷ luật lao động và phân công trong hợp tác xã, làm tròn nghĩa vụ lao động đối với hợp tác xã và mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước;
3. Tôn trọng, bảo vệ và sử dụng tốt của cải của hợp tác xã, ngăn ngừa mọi hành động tham ô, lãng phí của công, luôn luôn cảnh giác, chống mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch, tích cực tham gia bảo vệ bờ biển của Tổ quốc;
4. Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết với các hợp tác xã bạn, hăng hái học tập chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nâng cao nghề nghiệp và tham gia mọi công tác ở nông thôn.
1. Được làm việc trong hợp tác xã theo khả năng của mình, được trả công theo kết quả lao động, được hưởng mọi quyền lợi chung theo quy định của hợp tác xã và theo chính sách của Nhà nước đối với người lao động làm muối, được hợp tác xã khen thưởng xứng đáng khi có thành tích;
2. Được tham gia bàn bạc, quyết định, kiểm tra mọi công việc của hợp tác xã; được bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quản lý của hợp tác xã;
3. Được làm thêm kinh tế phụ gia đình theo đúng phương hướng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và không gây trở ngại cho kinh tế chung của hợp tác xã;
4. Được hưởng những chế độ về phúc lợi tập thể, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo nội quy của hợp tác xã.
ĐẠI HỘI XÃ VIÊN VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU XÃ VIÊN
Điều 5: Nhiệm vụ và quyền hạn của đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên.
Đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên là cơ quan có quyền cao nhất của hợp tác xã. Đại hội thường kỳ hoặc đại hội bất thường xét và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây của hợp tác xã:
1. Thảo luận việc thi hành điều lệ, xét duyệt hoặc sửa đổi nội quy của hợp tác xã, xét và phê chuẩn báo cáo của Ban quản trị và Ban kiểm soát.
2. Quyết định phương hướng sản xuất, các kế hoạch sản xuất, lao động, tài vụ, phân phối và các công tác văn hóa, xã hội trong hợp tác xã.
3. Xét và quyết định các chế độ quản lý sản xuất như các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức lao động, đơn giá tính công cho từng loại sản phẩm và quyết định số ngày công hàng năm của xã viên phải đóng góp cho hợp tác xã.
4. Bầu cử hoặc bãi miễn Ban quản trị, chủ nhiệm, Ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng của hợp tác xã.
5. Quyết định những công việc quan trọng khác của hợp tác xã như khen thưởng, kỷ luật, kết nạp hoặc khai trừ xã viên v.v...
Điều 6: Thời gian họp đại hội và các thủ tục họp đại hội.
Đại hội xã viên thường kỳ hàng năm họp một lần vào cuối năm để kiểm điểm thực hiện kế hoạch sản xuất trong năm, đặt kế hoạch sản xuất năm sau, xét duyệt quyết toán cả năm, quyết định việc phân phối thu nhập và bàu các cơ quan quản lý của hợp tác xã.
Ngoài cuộc họp thường kỳ, nếu có yêu cầu của 1/3 số xã viên hoặc của Ban kiểm soát hợp tác xã, của cấp trên hoặc Ban chủ nhiệm thấy cần thiết thì sẽ triệu tập đại hội xã viên bất thường.
Trường hợp xã viên quá động, hợp tác xã có thể họp đại hội đại biểu xã viên có đầy đủ quyền hạn như đại hội xã viên. Riêng đối với việc bầu Ban quản trị và chủ nhiệm, Ban kiểm soát và trưởng ban, kế toán trưởng, thì phải tổ chức cho toàn thể xã viên bầu trực tiếp bằng phiếu kín.
Đại hội xã viên phải có ít nhất quá nửa số xã viên và đại hội đại biểu xã viên có ít nhất 2/3 số đại biểu đến dự mới hợp lệ. Khi biểu quyết phải có quá nửa số người có mặt tại đại hội tán thành thì nghị quyết mới có giá trị.
Để cho đại hội có kết quả, Ban quản trị cần chuẩn vị kỹ và phải thông báo trước từ 5 đến 10 ngày cho xã viên biết chương trình làm việc của kỳ họp để mọi người có thì giờ chuẩn bị và tham gia ý kiến.
Ban quản trị là cơ quan chấp hành của hợp tác xã để thường xuyên chăm lo công việc của hợp tác xã, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Tổ chức thực hiện tốt điều lệ, nội quy của hợp tác xã và các nghị quyết của đại hội xã viên; chấp hành và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng, của Chính phủ và luật pháp Nhà nước trong hợp tác xã;
2. Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã theo đúng phương hướng và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và bảo đảm toàn bộ muối làm ra bán cho Nhà nước;
3. Quản lý chặt chẽ và sử dụng tốt sức lao động, các tư liệu sản xuất và các tài sản khác của hợp tác xã;
4. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định mức lao động và đơn giá để trả công theo sản phẩm, nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho xã viên;
5. Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghề nghiệp, chăm lo đời sống vật chất và văn hóa cho xã viên;
6. Cử các nhân viên giúp việc hợp tác xã như nhân viên thống kê, kế hoạch, kế toán, thủ quỹ, thủ kho, v.v...
7. Thay mặt xã viên ký các hợp đồng và đảm bảo thực hiện hợp đồng đã ký;
8. Triệu tập đại hội xã viên thường kỳ hoặc bất thường, báo cáo tình hình của hợp tác xã với xã viên và cấp trên; trả lời những điều xã viên cần biết về mọi công việc của hợp tác xã.
Nhiệm kỳ của Ban quản trị là 1 năm. Những người được bầu vào Ban quản trị phải là những người có nhiệt tình xây dựng hợp tác xã; gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách, luật pháp của Nhà nước; nắm được kinh nghiệ và kỹ thuật sản xuất muối; có năng lực quản lý, hăng hái tiếp thu kỹ thuật mới để vận dụng vào sản xuất và được xã viên tin cậy.
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt xã viên thường xuyên kiểm tra mọi công việc trong hợp tác xã, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Kiểm tra đôn đốc các cán bộ của hợp tác xã và xã viên làm đúng điều lệ, nội quy và nghị quyết của đại hội xã viên, phát hiện kịp thời những thiếu sót, chậm trễ trong sản xuất và trong công tác quản lý để có biện pháp khắc phục.
2. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý trong hợp tác xã như quản lý sản xuất, kỹ thuật, lao động, vật tư, tiền vốn, phân phối thu nhập v.v...; kiểm tra việc giải quyết những vụ xã viên khiếu nại, tố cáo về những việc có quan hệ đến nội bộ hợp tác xã nhằm ngăn chặn mọi việc vi phạm chế độ quản lý của hợp tác xã, vi phạm quyền làm chủ tập thể và quyền lợi chính đáng của xã viên.
3. Báo cáo việc chấp hành điều lệ, nội quy, các nghị quyết của hợp tác xã và những việc đã kiểm tra trước đại hội xã viên.
4. Tham dự các cuộc họp của Ban quản trị và các tổ chức sản xuất, đòi hỏi các tổ chức và cá nhân trong hợp tác xã trả lời những việc cần kiểm tra; khi cần thiết có quyền yêu cầu Ban quản trị triệu tập đại hội xã viên bất thường để báo cáo về công việc đã kiểm tra hoặc báo cáo lên Ủy ban hành chính xã hay Ủy ban hành chính huyện giải quyết.
Nhiệm kỳ Ban kiểm soát ........ Những người được bầu vào Ban kiểm soát phải là những người có tinh thần trách nhiệm cao, có công tâm, nắm được việc của hợp tác xã, có năng lực để làm công tác kiểm soát và được xã viên tín nhiệm.
Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các ủy viên Ban quản trị và những người giúp việc Ban quản trị như tổ trưởng, tổ phó sản xuất, thủ quỹ, kế toán... không được kiêm chức trưởng ban hoặc ủy viên Ban kiểm soát.
Điều 9: Tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất.
Mỗi tổ sản xuất có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do xã viên trong tổ bầu ra. Tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất có nhiệm vụ:
1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý sức lao động, tư liệu sản xuất và mọi tài sản khác trong tổ;
2. Quản lý và phân công lao động hợp với khả năng, trình độ kỹ thuật và sức khỏe của từng người; bàn bạc dân chủ với xã viên thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của hợp tác xã giao; bảo đảm an toàn lao động cho xã viên trong tổ; thực hiện việc theo dõi, ghi chép đầy đủ kết quả lao động của từng người để trả công cho xã viên theo như điều lệ, nội quy hợp tác xã đã quy định.
3. Thường xuyên hướng dẫn và giúp đỡ xã viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất để tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho xã viên.
4. Căn cứ vào quy định của hợp tác xã, phải định kỳ báo cáo công khai về kết quả sản xuất, thu, nhập và việc trả công trước xã viên.
Điều 10: Tài sản của hợp tác xã.
Ruộng muối, ô nề, công cụ sản xuất và các tài sản khác của hợp tác xã sản xuất muối đều là của chung của hợp tác xã, phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ và sử dụng tốt, chống mọi hành động làm tổn hại đến tài sản của hợp tác xã. Cán bộ, xã viên không được chiếm tài sản chung làm của riêng.
Ban quản trị không được tự ý bán hoặc chuyển nhượng tài sản của hợp tác xã.
Điều 11: Tài sản của Nhà nước giao cho hợp tác xã sử dụng.
Đối với các công trình mà Nhà nước xây dựng như đê, cống, kênh, mương v.v.. trực tiêế phục vụ cho hợp tác xã sản xuất muối, mỗi cán bộ và xã viên đều có trách nhiệm tu bổ, bảo vệ, quản lý và sử dụng theo đúng chế độ thể....... do nhà Nhà nước quy định.
Điều 12: Phương hướng sản xuất.
Hợp tác xã lấy việc sản xuất muối làm phương hướng chính. Ngoài ra hợp tác xã có thể sử dụng các sản phẩm khác hoặc tổ chức thêm ngành nghề, trước hết là những ngành nghề trực tiếp phục vụ cho nghề muối nhằm sử dụng hợp lý sức lao động, tăng thêm của cải cho xã hội và cải thiện đời sống cho xã viên, việc làm thêm các nghề phụ không được ảnh hưởng đến nhiệm vụ sản xuất muối của hợp tác xã.
Sản xuất muối là loại sản xuất công nghiệp. Vì vậy việc quản lý sản xuất của các hợp tác xã sản xuất muối phải theo nguyên tắc quản lý xí nghiệp công nghiệp xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:
1. Hợp tác xã phải lấy kế hoạch hóa làm công cụ chủ yếu để quản lý mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của hợp tác xã. Kế hoạch sản xuất của hợp tác xã phải theo đúng nhiệm vụ chi tiêu kế hoạch của Nhà nước tận dụng được mọi nguồn năng lực của hợp tác xã để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của xã viên.
2. Hợp tác xã phải có kế hoạch tổ chức và sử dụng tốt lực lượng lao động theo hướng vừa tận dụng được mọi khả năng lao động của xã viên, vừa tăng năng suất lao động: phải xây dựng các định mức lao động để bảo đảm việc sử dụng lao động được hợp lý và trả công đúng nguyên tắc phân phối theo lao động; phải chú ý cải thiện điều kiện lao động và bảo đảm an toàn lao động; phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động và hết sức hạn chế số người không sản xuất.
3. Hợp tác xã phải có quy hoạch và kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến và trang bị kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, từng bước đưa sản xuất muối lên trình độ cơ giới hóa; xây dựng và thực hiện tốt các định mức kinh tế kỹ thuật và quy trình quy phạm sản xuất, xây dựng và thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng máy móc, thiết bị, sử dụng hết công suất của máy mọc, thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
4. Hợp tác xã phải có chế độ quản lý chặt chẽ nhằm sử dụng hợp lý vật tư, thiết bị, công cụ sản xuất và các tài sản khác, phải có kế hoạch cải tạo các đồng muối đem lại sản lượng nhiều, chất lượng tốt, và chi phí ít nhất; những vật tư, thiết bị do Nhà nước cung cấp cho hợp tác xã phải được quản lý sử dụng tốt, chống tham ô, lãng phí, đồng thời phải có kế hoạch khai thác, chế biến nguyên liệu, vật liệu thay thế nhằm tự túc một phần nguyên liệu, vật liệu, tránh ỷ lại vào Nhà nước.
Đối với những tài sản hư hỏng không dùng được nữa phải thành lập Hội đồng thanh lý và phải báo cáo với xã viên.
5. Đi đôi với kế hoạch về các mặt sản xuất xây dựng, lao động, vật tư, kỹ thuật, phải có kế hoạch tài vụ, kế hoạch phân phối nhằm sử dụng có hiệu quả nhất vật tư, tiền vốn và lao động của hợp tác xã, theo đúng nguyên tắc kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Sản phẩm muối làm ra phải được thu hồi đầy đủ, bảo quản chu đáo và bán toàn bộ cho Nhà nước, không được để lại để bán riêng hoặc đổi chác trái phép.
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP
Điều 14: Nguyên tắc quản lý tài chính.
Công tác quản lý tài chính của hợp tác xã sản xuất muối phải theo đúng nguyên tắc dân chủ, công khai, quản lý thống nhất và phải từng bước thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
Việc sử dụng các nguồn vốn và thực hiện các khoản thu chi của hợp tác xã phải theo đúng kế hoạch do đại hội xã viên duyệt và có sổ sách chứng từ đầy đủ; phải chấp hành đúng chế độ, thể lệ về quản lý tài chính và tiền tệ của Nhà nước đã quy định như chế độ quản lý tiền mặt, chế độ kế toán, tài vụ, chế độ kiểm kê, xử lý tài sản v.v... triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, làm thiệt hại đến của cải của hợp tác xã hoặc của Nhà nước.
Kế hoạch tài vụ hàng năm của hợp tác xã phải được đại hội xã viên xét duyệt cùng với kế hoạch sản xuất; hàng vụ và hết năm, Ban quản trị phải báo cáo tài chính công khai trước đại hội xã viên và phải niêm yết ở trụ sở hợp tác xã để mọi người cùng biết.
Điều 15: Cán bộ tài vụ, kế toán.
Mỗi hợp tác xã, ngoài phó chủ nhiệm phụ trách tài vụ, phải có một kế toán trưởng và những người chuyên trách về kế toán, giữ kho, giữ quỹ. Những người này phải có công tâm, có ý thức tiết kiệm của công và ý thức phát triển sản xuất, được học về nghiệp vụ, chuyên môn cần thiết. Các hợp tác xã phải tùy theo quy mô lớn, nhỏ mà sử dụng hợp lý số nhân viên kế toán, giữ kho, giữ quỹ.
Kế toán trưởng do Đại hội xã viên bầu và Ủy ban hành chính huyện xét duyệt. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm, chỉ đạo công tác kế toán trong hợp tác xã, bảo đảm các nguyên tắc, chế độ kế toán của hợp tác xã trước xã viên và trước các cơ quan chính quyền về mặt quản lý và kiểm tra tài chính. Kế toán trưởng tham dự các cuộc họp của Ban quản trị và có tham dự các cuộc họp của Ban quản trị và có quyền từ chối không ký vào lệnh xuất tiền, xuất kho của Ban quản trị nếu thấy lệnh ấy không đúng với kế hoạch hoặc trái với nguyên tắc, chế độ quản lý của Nhà nước. Nếu Ban quản trị vẫn quyết định chi thì kế toán trưởng phải lý lệnh xuất, đồng thời phải báo cáo ngay Ủy ban hành chính xã hoặc Ủy ban hành chính huyện để xem xét.
Kế toán trưởng chỉ bầu lại khi đại hội xã viên thấy cần phải thay và được Ủy ban hành chính huyện đồng ý.
Các nhân viên, kế toán, thủ quỹ, thủ kho chỉ được xuất kho, xuất tiền khi lệnh xuất có chữ ký của kế toán trưởng.
Hợp tác xã phải thống nhất quản lý và thống nhất phân phối các khoản thu nhập. Việc phân phối trong hợp tác xã phải bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động; bảo đảm quan hệ đúng đắn giữa tích lũy và tiêu dùng; giữa lợi ích của hợp tác xã và lợi ích của Nhà nước.
Tất cả các khoản thu nhập của hợp tác xã trong năm, sau khi trừ chi phí sản xuất, trích khấu hao trả chi phí quản lý, trả nợ cho Nhà nước, số còn lại sẽ phân phối như sau:
a. Để quỹ tích lũy từ 10 đến 12%, quỹ này không chia, chỉ dành cho việc ở rộng sản xuất;
b. Để quỹ công ích từ 2 đến 5%, quỹ này chi dùng vào việc mở mang các sự nghiệp văn hóa xã hội (cứu tế, phụ câấ sinh đẻ...);
c. Số còn lại phải chia hết cho xã viên theo lao động.
Trường hợp được mùa hoặc mất mùa có thể điều chỉnh tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng cho hợp lý.
Phương án phân phối thu nhập phải do đại hội hoặc đại hội đại biểu xã viên quyết định và phải niêm yết công khai.
Hợp tác xã trả công cho xã viên bằng tiền theo nguyên tắc trả công theo kết quả lao động cho mỗi người một cách công bằng, sòng phẳng và kịp thời.
Hợp tác xã phải xây dựng định mức lao động và đơn giá tính công sát với từng loại công việc để thực hiện rộng rãi chế độ khoán sản lượng trong sản xuất, khoán khối lượng công việc trong tu sửa và xây dựng cơ bản cho các tổ sản xuất và trả công theo sản phẩm cho các xã viên.
Các cán bộ hợp tác xã phải dành thời giờ để tham gia lao động sản xuất. Những thời gian làm công việc chung của hợp tác xã sẽ được hợp tác xã phụ cấp. Những cán bộ chủ chốt, bận làm công việc chung, ngoài tiền công phải do lao động sản xuất mà có, còn được hợp tác xã cấp về thời gian phải làm công việc chung, bảo đảm thu nhập của họ về cả hai nguồn tiên tiến trong hợp tác xã. Ủy ban hành chính tỉnh tùy theo điều kiện sản xuất từng vùng sẽ quy định cụ thể số ngày công được phụ cấp cho các loại cán bộ của hợp tác xã.
Việc trả công cho các ngành nghề phụ trong hợp tác xã phải tùy theo tính chất công việc và thu nhập của ngành nghề đó, nhưng phải chú ý quan hệ thích đáng với tiền công sản xuất muối.
CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI
Điều 18: Công tác chính trị tư tưởng.
Hợp tác xã phải quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho xã viên, làm cho mọi người tin tưởng và chấp hành đúng đắn đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nâng cao ý thức làm chủ tập thể, cần kiệm xây dựng hợp tác xã, tăng cường tinh thần đoàn kết tương trợ, hăng hái lao động sản xuất và làm tròn nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước.
Điều 19: Công tác văn hóa xã hội.
Ngoài việc Nhà nước tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cho các hợp tác xã sản xuất muối, các hợp tác xã phải có kế hoạch tự mình bồi dưỡng cán bộ, xã viên học tập nâng cao trình độ văn hóa và trình độ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý; phải chăm lo mở rộng các hoạt động văn hóa, giáo dục và xây dựng nếp sống vui tươi lành mạnh, động viên mọi người hăng hái thi đua sản xuất và xây dựng hợp tác xã; phải tùy theo điều kiện và khả năng của hợp tác xã mà từng bước lo mở rộng phúc lợi tập thể như nhà giữ trẻ, trạm y tế, câu lạc bộ và từng bước xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội như: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động v.v...; phải chăm lo thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có người đi chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, thiết thực giúp đỡ người già yếu neo đơn, tàn tật ốm đau và các cháu mồ côi trong hợp tác xã.
Điều 20: Khen thưởng và kỷ luật.
Cán bộ, xã viên nào có thành tích trong sản xuất, cải tiến kỹ thuật, bảo vệ tài sản của hợp tác xã đều được hợp tác xã khen thưởng thích đáng. Ai làm trái điều lệ, trái nội quy hoặc nghị quyết của đại hội xã viên, vi phạm chính sách và luật pháp của Nhà nước thì phải chịu ký luật theo quy định của hợp tác xã hoặc pháp luật của Nhà nước.
Khi khai trừ một xã viên thì nghị quyết khai trừ ít nhất phải được 2/3 số người dự đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên tán thành. Người bị khai trừ có quyền khiếu nại lên Ủy ban hành chính huyện và vẫn được tham gia lao động trong hợp tác xã, được trả công theo kết quả lao động của mình, nhưng không có quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết các công việc của hợp tác xã.
Xã viên bị khai trừ nếu tỏ ra chịu sửa chữa khuyết điểm và có tiến bộ, đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên vẫn có thể xét và công nhận trở lại là xã viên.
Điều 21: Phạm vi áp dụng và cách thi hành điều lệ.
Điều lệ này áp dụng cho những hợp tác xã chuyên sản xuất muối hoặc lấy việc sản xuất muối là chính. Những hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hoặc làm nghề đánh cá là chính, sản xuất nông nghiệp hoặc làm nghề đánh cá là chính, sản xuất muối là phụ thì áp dụng theo Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp hoặc hợp tác xã nghề cá.
Các hợp tác xã sản xuất muối phải căn cứ vào các quy định trong Điều lệ này và tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi mà xây dựng nội quy của hợp tác xã mình.
Nội quy phải do đại hội xã viên bàn bạc quyết định và Ủy ban hành chính huyện duyệt y.
Các cán bộ và xã viên hợp tác xã phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ này và nội quy của hợp tác xã.
Các ngành và Ủy ban hành chính các cấp nơi có đồng muối cần giúp đỡ các hợp tác xã thực hiện đúng Điều lệ này.
Việc sửa đổi điều lệ này phải do Hội đồng Chính phủ quyết định.