Luật Đất đai 2024

Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025

Số hiệu 79/2025/QH15
Cơ quan ban hành Quốc hội
Ngày ban hành 24/06/2025
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Quyền dân sự
Loại văn bản Luật
Người ký Trần Thanh Mẫn
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 79/2025/QH15

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2025 

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 203/2025/QH15;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 56/2014/QH13.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và bổ sung các khoản 5, 6, 7 và 8 vào sau khoản 4 Điều 5 như sau:

“4. Trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

5. Người ứng cử, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, địa phương; người làm việc trong tổ chức cơ yếu; người tham gia lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và phải thường trú tại Việt Nam.

6. Công chức, viên chức không thuộc quy định tại khoản 5 Điều này phải là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam và phải thường trú tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

7. Trường hợp luật khác ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định về quốc tịch khác với quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này thì áp dụng quy định của Luật này; trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà có quy định về quốc tịch khác với quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện quy định này, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.

8. Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam liên quan đến quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này không bị khiếu nại, khiếu kiện.”.

2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Giấy chứng minh nhân dân; thẻ Căn cước công dân; thẻ căn cước; căn cước điện tử;”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 như sau:

“4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

5. Các giấy tờ khác do Chính phủ quy định.”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 13 như sau:

“2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đề nghị với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác nhận có quốc tịch Việt Nam.

3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:

2. Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi thực hiện thủ tục về khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo hướng dẫn của Chính phủ. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp là người chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ, người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đang thường trú ở Việt Nam;

đ) Thời gian thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

e) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có vợ hoặc chồng hoặc có con đẻ là công dân Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm c, đ và e khoản 1 Điều này.

3. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này:

a) Có cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc ông nội và bà nội hoặc ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Là người chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

6. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Chủ tịch nước cho phép:

a) Việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó;

b) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 20 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:

“d) Giấy tờ chứng minh thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phù hợp với pháp luật của nước đó đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Giấy tờ chứng minh thông tin lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.”.

7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 21 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2; bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:

“1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nếu cư trú ở trong nước, cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại nếu cư trú ở nước ngoài. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

2a. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất việc xin nhập quốc tịch Việt Nam về Bộ Tư pháp; đồng thời gửi thông tin về Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc tịch.

Bộ Công an có trách nhiệm xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tư pháp.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với hồ sơ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với hồ sơ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.”.

8. Sửa đổi, bổ sung tên Điều và một số khoản của Điều 23 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

Điều 23. Điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì được xem xét giải quyết trở lại quốc tịch Việt Nam.”;

c) Sửa đổi, bổ sung các khoản 4, 5 và 6 như sau:

“4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Chủ tịch nước cho phép:

a) Việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó;

b) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

9. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm của khoản 1 Điều 24 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d như sau:

“d) Giấy tờ chứng minh thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phù hợp với pháp luật của nước đó đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Giấy tờ chứng minh thông tin lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;”;

b) Bãi bỏ điểm e.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 25 như sau:

“3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Tư pháp; đồng thời gửi thông tin về Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc tịch.

Bộ Công an có trách nhiệm xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tư pháp.

4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với hồ sơ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với hồ sơ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.”.

11. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 26 như sau:

“2a. Bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.”.

12. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 28 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 như sau:

“e) Giấy xác nhận không nợ thuế do cơ quan quản lý thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;”;

b) Bãi bỏ điểm d khoản 1;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau;

“2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.”.

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 29 như sau:

“4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Tư pháp; đồng thời gửi thông tin về Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc tịch.

Bộ Công an có trách nhiệm xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tư pháp. Đối với các trường hợp thuộc diện miễn xác minh theo quy định của Luật này, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh trong trường hợp cần thiết.

5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với trường hợp phải xác minh về nhân thân, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.”.

14. Sửa đổi, bổ sung tên Mục 4 Chương III như sau:

“Mục 4

HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM, QUYẾT ĐỊNH CHO TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM”.

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 và Điều 34 như sau:

“Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19, Điều 23 của Luật này, cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Cố ý khai báo, cam đoan không đúng sự thật, giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

b) Lợi dụng việc nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; lợi dụng việc giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.

Điều 34. Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

2. Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.”.

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 35 như sau:

“1. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.

1a. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ, nếu cha mẹ không có yêu cầu khác.”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

“Điều 36. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam

Khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.”.

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:

“Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước về quốc tịch

1. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

2. Quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật Điều ước quốc tế.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 Điều 39 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Đàm phán, ký điều ước quốc tế hoặc trình Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật Điều ước quốc tế.”;

b) Bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 như sau:

7. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu và khả năng thực hiện trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định về việc thực hiện giải quyết hồ sơ quốc tịch trên môi trường điện tử.

20. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 40 như sau:

“4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Tư pháp.

5. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp.”.

21. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

Điều 41. Thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch

Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi kết quả giải quyết các việc về quốc tịch cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để thông báo cho người có yêu cầu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.”.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan có liên quan rà soát; sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài (nếu có) trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam được tiếp nhận trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì được giải quyết theo quy định của Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2025.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Trần Thanh Mẫn

 

 

17
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025
Tải văn bản gốc Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025
Chưa có văn bản song ngữ
Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025
Số hiệu: 79/2025/QH15
Loại văn bản: Luật
Lĩnh vực, ngành: Quyền dân sự
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Trần Thanh Mẫn
Ngày ban hành: 24/06/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 12 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 12. Trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam
...
3. Cơ quan có thẩm quyền quản lý, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quyết định việc tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam trên cơ sở xác định có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và bổ sung các khoản 5, 6, 7 và 8 vào sau khoản 4 Điều 5 như sau:
...
6. Công chức, viên chức không thuộc quy định tại khoản 5 Điều này phải là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam và phải thường trú tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 12 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 7. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam được cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

2. Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được cấp theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 như sau:
...
5. Các giấy tờ khác do Chính phủ quy định.”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 30 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 30. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam

1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4 x 6 chụp chưa quá 06 tháng và bản sao các giấy tờ sau:

a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó như thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 7 Nghị định này hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nhưng trên đó ghi họ tên Việt Nam của người yêu cầu và cha, mẹ của người đó, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quốc tịch Việt Nam của người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

c) Trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người yêu cầu xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam phải lập bản khai lý lịch kèm theo một trong các giấy tờ sau để có cơ sở xác minh quốc tịch Việt Nam:

Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam;

Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở miền Bắc Việt Nam cấp, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch công dân Việt Nam.

2. Trình tự kiểm tra, xác minh, tra cứu quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin về thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan đã cấp giấy tờ đó tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.

Trường hợp nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin về thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời. Nếu nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền trong nước cấp thì cơ quan đại diện có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao, cơ quan nhận được yêu cầu tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện;

b) Đối với trường hợp người không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nhưng có giấy tờ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp chủ động tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin về thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Đồng thời, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người có yêu cầu. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Sở Tư pháp; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.

Nếu hồ sơ nộp tại cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan đại diện chủ động tra cứu hoặc có văn bản kèm theo bản chụp các giấy tờ, thông tin do người yêu cầu cung cấp gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin về thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người có yêu cầu. Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao; đối với việc xác minh và trả lời kết quả xác minh về nhân thân của Bộ Công an thì thời hạn là 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu có đủ căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam và người đó không có tên trong danh sách được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 13 như sau:
...
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 30 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 11, Điều 12 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...

Điều 11. Một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam mà không được miễn điều kiện về thường trú quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được cơ quan Công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.

Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

3. Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Điều 12. Trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Các trường hợp có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

a) Người có tài năng vượt trội trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục hoặc các lĩnh vực khác đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng hoặc được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương và có cơ sở cho thấy người đó sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam;

b) Doanh nhân, nhà đầu tư là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về việc người đó sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam.

3. Cơ quan có thẩm quyền quản lý, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quyết định việc tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam trên cơ sở xác định có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp là người chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ, người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đang thường trú ở Việt Nam;

đ) Thời gian thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

e) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có vợ hoặc chồng hoặc có con đẻ là công dân Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm c, đ và e khoản 1 Điều này.

3. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này:

a) Có cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc ông nội và bà nội hoặc ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Là người chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

6. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Chủ tịch nước cho phép:

a) Việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó;

b) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 11, Điều 12 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 12 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...

Điều 12. Trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
...
Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
...
3. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này:
...
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 12 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 12 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...

Điều 12. Trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam
...
2. Các trường hợp có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

a) Người có tài năng vượt trội trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục hoặc các lĩnh vực khác đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng hoặc được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương và có cơ sở cho thấy người đó sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam;

b) Doanh nhân, nhà đầu tư là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về việc người đó sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
...
Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
...
3. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này:
...
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 12 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 đến Khoản 5 Điều 17 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 17. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
...
2. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam vì lý do đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài thì phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận rõ về lý do không được nhập quốc tịch nước ngoài. Trong trường hợp không được nhập quốc tịch nước ngoài là do lỗi của người đó thì phải có văn bản bảo lãnh của một trong những người là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam, kèm theo đơn của người đó tự nguyện về cư trú tại Việt Nam.

3. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ sau:

a) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp về việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp loại giấy tờ này thì người đó phải có bản cam đoan về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không quy định việc cấp loại giấy tờ này và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;

b) Bản cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài.

4. Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam và con chưa thành niên sống cùng người đó trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho con. Văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký; người đứng đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho con phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người kia.

Trường hợp cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì văn bản thỏa thuận được thay thế bằng giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

5. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lập thành 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan thụ lý hồ sơ trong trường hợp chưa đủ điều kiện, khả năng giải quyết hồ sơ trên môi trường điện tử.

Trường hợp giải quyết hồ sơ trên môi trường điện tử thì hồ sơ lập thành 01 bộ và lưu trữ tại cơ quan thụ lý hồ sơ. Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp lưu trữ hồ sơ điện tử theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
8. Sửa đổi, bổ sung tên Điều và một số khoản của Điều 23 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

“Điều 23. Điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì được xem xét giải quyết trở lại quốc tịch Việt Nam.”;

c) Sửa đổi, bổ sung các khoản 4, 5 và 6 như sau:

“4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Chủ tịch nước cho phép:

a) Việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó;

b) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 đến Khoản 5 Điều 17 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 13 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 13. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
...
2. Người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 12 Nghị định này phải nộp giấy tờ sau:

a) Trường hợp có vợ, chồng là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; nếu có cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con; nếu có ông nội và bà nội hoặc ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy tờ hợp lệ để chứng minh, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

b) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định này thì nộp giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp tương ứng.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 20 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 15. Xác minh hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân theo quy định tại khoản 2a Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 21 như sau:
...
2a. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất việc xin nhập quốc tịch Việt Nam về Bộ Tư pháp; đồng thời gửi thông tin về Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc tịch.

Bộ Công an có trách nhiệm xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tư pháp.”;
Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 13 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương II Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Chương II THỦ TỤC NHẬP, TRỞ LẠI, THÔI, TƯỚC QUỐC TỊCH, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM, QUYẾT ĐỊNH CHO TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
...
Mục 4. TƯỚC QUỐC TỊCH, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM, QUYẾT ĐỊNH CHO TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

Điều 24. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam

1. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có:

a) Văn bản kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện về việc tước quốc tịch Việt Nam;

b) Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam;

c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam (nếu có).

2. Trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam của người đó thì hồ sơ gồm có:

a) Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc tước quốc tịch Việt Nam;

b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.

3. Sau khi hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình chủ tịch nước xem xét về việc tước quốc tịch Việt Nam.

Điều 25. Hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có:

a) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;

b) Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;

c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam (nếu có).

2. Trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người đó thì hồ sơ gồm có:

a) Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;

b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.

3. Sau khi hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 và Điều 34 như sau:
...
Điều 34. Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương II Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 6. Giải quyết hồ sơ quốc tịch trên môi trường điện tử

Việc giải quyết hồ sơ quốc tịch trên môi trường điện tử theo quy định tại khoản 7 Điều 39 Luật Quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công quốc gia và theo quy định của Nghị định này như sau:

1. Người yêu cầu đăng nhập tài khoản vào Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và nộp hồ sơ theo quy định, cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản điện tử. Trường hợp thông tin, dữ liệu điện tử của người yêu cầu đã được kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu thì người yêu cầu không phải khai lại thông tin hoặc đính kèm hồ sơ, giấy tờ.

Trường hợp không có bản điện tử thì đính kèm bản chụp hoặc bản sao các giấy tờ theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia, các nền tảng thanh toán khác hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

2. Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người yêu cầu được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan thụ lý.

3. Hồ sơ điện tử xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được tiếp nhận tại Cổng Dịch vụ công quốc gia và thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh chuyển đến Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2, 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định này thì gửi cho cơ quan tiếp nhận thông qua Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để thông báo cho người có yêu cầu.

4. Người có yêu cầu có thể lựa chọn nhận kết quả theo các phương thức sau:

a) Nhận bản điện tử gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó;

b) Nhận bản điện tử gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin;

c) Nhận kết quả là bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính và nộp chi phí trả kết quả;

d) Nhận kết quả là bản giấy tại cơ quan thụ lý hồ sơ.

5. Sở Tư pháp, cơ quan đại diện tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu về quốc tịch trên môi trường điện tử phù hợp với mức độ triển khai dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực quốc tịch.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 Điều 39 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 như sau:

“7. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu và khả năng thực hiện trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định về việc thực hiện giải quyết hồ sơ quốc tịch trên môi trường điện tử.”
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Chương III THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VỀ QUỐC TỊCH

Điều 26. Thông báo kết quả giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi kết quả giải quyết việc cho nhập quốc tịch Việt Nam cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện để tổ chức lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Việc trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

2. Việc thông báo kết quả giải quyết cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi kết quả giải quyết cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện để thông báo cho người có yêu cầu và để theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

Cơ quan đại diện thu hồi Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an để làm thủ tục xóa đăng ký thường trú, nộp lại Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, khóa căn cước điện tử theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Người được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu có yêu cầu thì được đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 27. Thông báo, ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thay đổi quốc tịch

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện, nơi đã đăng ký hộ tịch của người đó để ghi chú hoặc hướng dẫn ghi chú vào Sổ hộ tịch. Nội dung ghi chú gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định; người thực hiện ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm ghi chú. Trường hợp việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại cơ quan đại diện mà Sổ hộ tịch đã chuyển lưu tại Bộ Ngoại giao thì Bộ Ngoại giao thực hiện ghi chú.

2. Trường hợp người được trở lại quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã ghi vào Sổ hộ tịch việc thôi quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam, người được nhập quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì việc thông báo ghi vào Sổ hộ tịch do trở lại quốc tịch, nhập quốc tịch Việt Nam cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong trường hợp cơ quan đại diện, Sở Tư pháp nhận được thông báo ghi chú nhưng không còn lưu giữ được Sổ hộ tịch trước đây thì lập Sổ để theo dõi, quản lý và giải quyết các việc về hộ tịch, quốc tịch có liên quan.

4. Trong trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc tịch đã được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì việc thông báo thay đổi quốc tịch được thực hiện trên môi trường điện tử.

Điều 28. Thông báo cho Bộ Công an kết quả giải quyết các việc về quốc tịch

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Quyết định cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam, thẻ căn cước, căn cước điện tử cho người được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam hoặc đã từng có thời gian cư trú tại Việt Nam thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, khóa căn cước điện tử của người đó theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc tịch đã được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì việc thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được thực hiện trên môi trường điện tử.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

“Điều 41. Thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch

Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi kết quả giải quyết các việc về quốc tịch cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để thông báo cho người có yêu cầu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.”.
Điều này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 9. Xác định quốc tịch của trẻ em khi thực hiện thủ tục về khai sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì việc xác định quốc tịch Việt Nam của trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:

a) Trẻ em có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi thực hiện đăng ký khai sinh.

b) Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con khi thực hiện đăng ký khai sinh thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Cha hoặc mẹ lập văn bản cam đoan về việc không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con và chịu trách nhiệm về việc cam đoan này.

c) Trường hợp trẻ em đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh và việc giữ quốc tịch nước ngoài phải phù hợp với pháp luật của nước mà trẻ đang mang quốc tịch. Cha mẹ trẻ phải có bản cam đoan về việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước mà trẻ đang mang quốc tịch và chịu trách nhiệm về việc cam đoan này.

2. Khi thực hiện thủ tục về khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trường hợp trẻ em có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, thì tên của trẻ có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:

“2. Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi thực hiện thủ tục về khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo hướng dẫn của Chính phủ. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu xét thấy hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam chưa đầy đủ, người xin nhập quốc tịch chưa đáp ứng đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ.

Đối với trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định này, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho cơ quan thụ lý hồ sơ để yêu cầu người đó tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài.

2. Trong thời hạn 09 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp có văn bản thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người xin nhập quốc tịch Việt Nam không nộp văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho thôi quốc tịch nước ngoài thì Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ. Thời hạn 09 tháng không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam.

3. Khi xem xét hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu thấy hồ sơ phức tạp hoặc liên quan đến an ninh chính trị, Bộ Tư pháp lấy ý kiến của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

4. Trường hợp kết quả xác minh về nhân thân cho thấy việc xin nhập quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ.

5. Sau khi hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Quy định về việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước cũng được áp dụng đối với việc trình hồ sơ xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam.

6. Quyết định từ chối giải quyết hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này không bị khiếu nại, khiếu kiện theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam.

7. Quy định về việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều này cũng được áp dụng khi giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam.

Quy định tại các khoản 1, 4 và khoản 6 Điều này cũng được áp dụng khi giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 21 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với hồ sơ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với hồ sơ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam

1. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu xét thấy hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam chưa đầy đủ, người xin nhập quốc tịch chưa đáp ứng đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ.

Đối với trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định này, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho cơ quan thụ lý hồ sơ để yêu cầu người đó tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài.

2. Trong thời hạn 09 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp có văn bản thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người xin nhập quốc tịch Việt Nam không nộp văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho thôi quốc tịch nước ngoài thì Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ. Thời hạn 09 tháng không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam.

3. Khi xem xét hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu thấy hồ sơ phức tạp hoặc liên quan đến an ninh chính trị, Bộ Tư pháp lấy ý kiến của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

4. Trường hợp kết quả xác minh về nhân thân cho thấy việc xin nhập quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ.

5. Sau khi hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Quy định về việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước cũng được áp dụng đối với việc trình hồ sơ xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam.

6. Quyết định từ chối giải quyết hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này không bị khiếu nại, khiếu kiện theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam.

7. Quy định về việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều này cũng được áp dụng khi giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam.

Quy định tại các khoản 1, 4 và khoản 6 Điều này cũng được áp dụng khi giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 21 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với hồ sơ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhận được kết quả xác minh từ Bộ Công an đối với hồ sơ do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 18. Xác minh hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 25 như sau:

“3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Tư pháp; đồng thời gửi thông tin về Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc tịch.

Bộ Công an có trách nhiệm xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
...
Điều 23. Xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam

Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 29 như sau:

“4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Tư pháp; đồng thời gửi thông tin về Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc tịch.

Bộ Công an có trách nhiệm xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tư pháp. Đối với các trường hợp thuộc diện miễn xác minh theo quy định của Luật này, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh trong trường hợp cần thiết.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 191/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025