Khuyến nghị của Unesco về nguyên tắc quốc tế áp dụng cho khai quật khảo cổ

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 05/12/1956
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc
Người ký ***
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

KHUYẾN NGHỊ CỦA UNESCO

VỀ CÁC NGUYÊN TẮC QUỐC TẾ ÁP DỤNG CHO KHAI QUẬT KHẢO CỔ

"KHUYẾN NGHỊ NEW DELHI", 1956

Đại hội đồng của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), họp tại New Delhi từ ngày 05 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 năm 1956, kỳ họp thứ 9.

Cho rằng việc đảm bảo chắc chắn nhất cho công tác bảo tồn các công trình và tác phẩm của quá khứ nằm chính ở sự tôn trọng và tình cảm mà các dân tộc dành cho những công trình và tác phẩm đó, và tình cảm của họ sẽ được khích lệ nhiều hơn nhờ có những biện pháp phù hợp mà qua đó các Nước thành viên mong muốn phát triển khoa học và quan hệ quốc tế.

Bị thuyết phục bởi những tình cảm được khơi dậy từ sự trưng bày và nghiên cứu các tác phẩm của quá khứ sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và đó chính là khao khát tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực này và xa hơn nữa, bằng mọi cách có thể, hoàn thành nhiệm vụ xã hội của chính đất nước mình.

Cho rằng trong khi từng nước đang trực tiếp quan tâm tới những khám phá khảo cổ trên lãnh thổ của nước mình thì cộng đồng quốc tế với tư cách là một thể thống nhất cũng đang hưởng lợi từ những khám phá đó.

Cho rằng lịch sử của loài người chứa đựng tri thức của tất cả các nền văn minh khác nhau; và rằng vì lợi ích chung, cần thiết phải nghiên cứu những di vật khảo cổ đó và nếu có thể bảo tồn và bảo quản chúng.

Mong muốn các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm bảo vệ di sản khảo cổ cần tuân theo các nguyên tắc chung vốn đã được kiểm nghiệm và được các cơ quan khảo cổ quốc gia thực thi.

Thống nhất ý kiến rằng do quy định về khảo cổ là tiên quyết trong luật pháp của từng quốc gia nên nguyên tắc này cần phù hợp với những quy định đó và được hiểu một cách rộng rãi và chấp nhận tự nguyện trong hợp tác quốc tế.

Trước khi có nguyên tắc này, đã có những đề xuất liên quan đến các nguyên tắc quốc tế áp dụng cho khai quật khảo cổ, được ghi tại các mục 9.4.3 trong chương trình nghị sự của kỳ họp.

Đã quyết định tại kỳ họp thứ 8 rằng những đề xuất này cần được xây dựng thành quy định ở cấp quốc tế dưới hình thức lập một bản khuyến nghị cho các Nước thành viên.

Thông qua, ngày 05 tháng 12 năm 1956, Bản khuyến nghị như sau:

Đại hội đồng khuyến nghị các Nước thành viên nên áp dụng những điều khoản sau bằng cách ban hành vào bản qui phạm pháp luật hay bằng những biện pháp cần thiết khác, trong khuôn khổ nước mình nhằm thực hịên những nguyên tắc và quy định ghi trong Bản khuyến nghị này.

Đại hội đồng khuyến nghị các Nước thành viên cần gửi Bản khuyến nghị này cho các cơ quan chức trách và tổ chức có liên quan đến khai quật khảo cổ và bảo tàng.

Đại hội đồng khuyến nghị các Nước thành viên nên lập báo cáo vào các ngày và theo cách thức do Hội nghị toàn thể qui định về những hành động mà họ đã thực hiện nhằm đưa Bản khuyến nghị này vào hiệu lực.

I. ĐỊNH NGHĨA

Khai quật khảo cổ

1. Vì mục đích của Bản khuyến nghị này, khai quật khảo cổ nghĩa là thực thi bất kỳ nghiên cứu nào nhằm mục đích khám phá những hiện vật có đặc điểm khảo cổ, không kể nghiên cứu đó có liên quan đến việc đào đất hoặc khai thác có hệ thống bề mặt của đất hoặc được tiến hành trong lòng đất hoặc tại tầng đất hoặc tại vùng lãnh thổ của một Nước thành viên.

Tài sản được bảo vệ

2. Các điều khoản trong Bản khuyến nghị này áp dụng cho bất kỳ di vật nào mà việc bảo tồn nó là vì lợi ích chung xét theo khía cạnh lịch sử hoặc nghệ thuật và kiến trúc, mỗi Nước thành viên tự nguyện chấp nhận những tiêu chuẩn phù hợp nhất để đánh giá lợi ích chung của mỗi hiện vật tìm được trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nói cụ thể hơn, các điều khoản của Bản khuyến nghị này sẽ áp dụng cho bất kỳ công trình và động sản hay bất động sản nào có đặc điểm khảo cổ xét theo nghĩa rộng.

3. Tiêu chuẩn áp dụng cho việc đánh giá lợi ích chung của di vật khảo cổ có thể thay đổi tuỳ theo đó là vấn đề bảo tồn tài sản hay là nghĩa vụ của người khai quật hoặc người tìm ra phải công bố khám phá của mình.

Trong trường hợp đầu (bảo tồn tài sản), tiêu chuẩn được dựa trên việc bảo tồn tất cả những hiện vật có nguồn gốc trước một thời điểm nào đó cần được huỷ bỏ và thay thế bằng tiêu chuẩn mà theo đó việc bảo vệ được mở rộng cho tất cả những hiện vật thuộc vào một thời kỳ xác định hoặc có một tuổi thọ tối thiểu được ấn định theo luật.

Trong trường hợp sau (nghĩa vụ của người khai quật hoặc người tìm ra phải công bố khám phá của mình), mỗi Nước thành viên cần chấp nhận những tiêu chuẩn rộng hơn, buộc người khai quật hay người tìm ra phải công bố bất kỳ hiện vật nào có đặc điểm khảo cổ, dù hiện vật đó là động sản hay bất động sản mà anh ta có thể tìm thấy.

II. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

Bảo vệ di sản khảo cổ học

4. Mỗi Nước thành viên cần đảm bảo việc bảo vệ di sản khaỏ cổ học của nước mình, xem xét kỹ lưỡng những vấn đề nảy sinh liên quan đến việc khai quật và tuân theo những điều khoản của Bản khuyến nghị này.

5. Cụ thể mỗi Nước thành viên nên:

a. khai phá và khai quật khảo cổ cần có sự uỷ quyền ưu tiên của cơ quan có thẩm quyền;

b. bắt buộc bất kỳ ai tìm kiếm di vật khảo cổ phải thông báo vào ngày sớm nhất có thể cho các cơ quan có thẩm quyền;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ