Kết luận 64-KL/TW năm 2013 tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 64-KL/TW
Ngày ban hành 28/05/2013
Ngày có hiệu lực 28/05/2013
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Nguyễn Phú Trọng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-----

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 64-KL/TW

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2013

 

KẾT LUẬN

HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN CƠ SỞ

Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị về Đề án "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở" và kết luận như sau:

I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hơn hai mươi năm qua, cùng với việc lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành, tổ chức thực hiện nhiều nghị quyết về đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cải cách tiền lương và thu được những kết quả quan trọng. Tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn; góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thi kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên một số lĩnh vực còn chồng chéo; thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nht là người đứng đu chưa rõ. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước ở nhiều nơi còn hn chế. Chưa đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Chưa phân định rạch ròi tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chưa đáp ứng được yêu cầu. Đổi mới tổ chức bộ máy chưa gắn với việc tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Số lượng cán bộ, công chức, nhất là viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ công chức xã, phường, thị trấn tăng nhanh. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

2. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là:

Hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế là việc hết sức quan trọng, phức tạp, chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. Nhiều vấn đề về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền, về tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, về quyền làm chủ của nhân dân còn chưa được làm sáng tỏ.

Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng về hoàn thiện hệ thống chính trị chưa thực sự kiên quyết, nể nang, thiếu nhất quán; buông lỏng kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Chưa tiến hành đồng bộ giữa đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy với sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định tổ chức bộ máy, biên chế phù hợp với từng cơ quan chưa được làm rõ. Xã hội hóa dịch vụ công chậm. Chưa có một đầu mi thng nhất quản lý biên chế cho cả hệ thống chính trị. Việc chuyển cán bộ cấp xã thành công chức với diện quá rộng. Cơ chế, chính sách về tiền lương, nhà ở còn bất cập, chưa tạo cho cán bộ, công chức có động lực, toàn tâm toàn ý với công việc và thu hút người giỏi về công tác ở các cơ quan trong hệ thống chính trị. Chưa có cơ chế kịp thời thay thế những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN CƠ SỞ

A. Quan điểm

1. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải bám sát, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm của Cương lĩnh, Điều lệ, văn kiện Đại hội XI của Đảng, đồng bộ với nội dung sửa đổi Hiến pháp 1992; bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

2. Đổi mới, hoàn thiện đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế, phù hợp với đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

3. Về tổ chức bộ máy, không nhất thiết ở Trung ương có tổ chức nào thì ở địa phương cũng có tổ chức đó. Căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung của Trung ương, địa phương có thể lập (hoặc không lập) tổ chức sau khi được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền, về biên chế, cần tăng cường kiêm nhiệm một số chức danh trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Đổi mi mạnh mẽ về tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị cần thực hiện mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao. Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồi thì kiên quyết thực hiện. Những vấn đề chưa đủ rõ thì khẩn trương nghiên cứu, làm thí điểm và tổng kết thực tiễn để làm rõ, có bước đi thích hp, không nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Những chủ trương đã thực hiện, nhưng thực tiễn khẳng định là không phù hợp thì điều chỉnh, sửa đổi ngay.

B. Mục tiêu

Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng hp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và có tiền lương, thu nhập bảo đảm cuộc sống.

C. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Đối với tổ chức đảng

1.1. Cơ quan lãnh đạo của Đảng: Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, Bổ sung, hoàn thiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng đoàn, ban cán sự đảng và cấp ủy đảng các cấp theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm, mở rộng dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng và cấp ủy các cấp có chất lượng. Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các quy chế, quy định về quy trình công tác của các cấp ủy, tổ chức đảng, về quan hệ lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với hoạt động của hệ thng chính trị. Tiếp tục đổi mới cách ra nghị quyết, tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn cho phù hợp với thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ mới; sơ kết việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn; thống nhất mô hình tổ chức đảng ở cơ sở phù hợp với tổ chức dân cư dưới cấp xã. Tiếp tục nghiên cứu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đảng ủy khối ở Trung ương, địa phương, Đảng ủy Ngoài nước; mô hình tổ chức đảng ở các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước.

1.2. Các cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương cơ bản giữ ổn định về tổ chức. Chuyển Hc vin Hành chính từ Hc viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ và tổ chức lại cho hp lý; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để phù hợp với vị trí, chức năng là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương. Thực hiện chủ trương không nhất thiết ở Trung ương có ban đảng, đảng bộ nào thì ở địa phương cũng phải có ban đảng, đảng bộ đó; căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung của Trung ương, cấp ủy địa phương có thể lập (hoặc không lập) tổ chức sau khi được sự đồng ý của cấp ủy cấp trên có thẩm quyền. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện. Xem xét việc thành lập ban kinh tế ở một số tỉnh ủy, thành ủy.

2. Đối với Nhà nước

2.1. Quốc hội

Trước mắt, giữ ổn định Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Nghiên cứu bổ sung một số thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực giữa 2 kỳ họp Quốc hội; bổ sung thêm thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban, điều chỉnh số lượng lãnh đạo cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan. Kiện toàn bộ máy giúp việc của Văn phòng Quốc hội theo các khối công việc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, gắn với hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Nghiên cứu việc chuyển một số ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành ban của Quốc hội và việc lập chức danh Tổng thư ký của Quốc hội. Từng bước tăng hp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách trên cơ sở bảo đảm tính đại diện, tính chuyên nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu; tăng đại biểu chuyên trách làm việc ở Hội đồng dân tộc và các Ủy ban là các chuyên gia, am hiểu sâu các lĩnh vực chuyên môn. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm của đại biểu với cử tri, trước hết là cử tri tại nơi bầu cử. Tiếp tục đổi mới quy trình và nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

2.2. Chủ tịch nước

Hoàn thiện chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp và pháp luật nhằm xác định rõ và cụ thể hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nghiên cứu làm rõ quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Chủ tịch nước.

Kiện toàn tổ chức bộ máy của Văn phòng Chủ tịch nước đáp ứng yêu cầu tham mưu, giúp việc Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trong tình hình mi theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

[...]