Kế hoạch 17/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/01/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 17/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2013
Ngày có hiệu lực 28/02/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lê Văn Thi
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 32-CTR/TU NGÀY 28/01/2013 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04/9/2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG

- Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/01/2013 của Tỉnh ủy Kiên Giang về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân; phấn đấu kiềm chế, giảm tai nạn giao thông hàng năm từ 5% đến 10% cả 03 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương.

2. Tập trung nguồn lực từ ngân sách, tận dụng mọi nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng.

3. Tiếp tục xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông có đủ năng lực, đạo đức, phong cách; nâng cao chất lượng hoạt động và trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với các lực lượng khác, các tổ chức quần chúng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông phải được nâng lên.

II. NHIỆM VỤ

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp chính quyền; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các tổ chức đoàn thể đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông; đa dạng hóa hình thức, cập nhật bổ sung nội dung phong phú, phù hợp với đời sống sinh hoạt của địa phương nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong trường học; xem đây là giải pháp quan trọng trong việc đẩy lùi tai nạn giao thông một cách bền vững.

3. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông cả đường bộ và đường thủy; nâng cao hiệu quả trong xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng phương tiện, kỹ thuật, hệ thống giám sát camera. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ.

4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông như: Vận tải hành khách và hàng hoá; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp phép điều khiển phương tiện; tổ chức giao thông...

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên tập trung lãnh đạo và huy động cả hệ thống chính trị tham gia thiết lập trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp; tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc; kịp thời sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai thực hiện.

2. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là thanh thiếu niên nông thôn; kết hợp tuyên truyền chiều rộng với tuyên truyền chiều sâu, lồng ghép vào nội dung sinh hoạt của các đoàn thể, sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư. Đồng thời, hướng dẫn, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; kịp thời, biểu dương, nêu gương người tốt, việc tốt và phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông.

- Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ của cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; gắn việc xây dựng “Văn hóa giao thông” vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xác định việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ quan, đơn vị, đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên,…

- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc giáo dục, nhắc nhở học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xem đây là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của học sinh, sinh viên hàng năm; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhà trường.

3. Các ngành chức năng, các địa phương thực hiện tốt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đồng thời, tập trung các nguồn lực đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao năng lực vận tải; đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

4. Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm: Tập trung chỉ đạo tuần tra, kiểm soát và xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm; xem đây là giải pháp cơ bản trước mắt kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông.

- Công tác tuần tra, kiểm soát phải đa dạng hóa về phương pháp; phân công, phân cấp địa bàn tuần tra trên các tuyến đường bộ; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông.

- Thường xuyên kiểm tra, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cảng, bến, chợ nổi và phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa thủy nội địa chưa đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện an toàn; đặc biệt là các tuyến ven biển, tuyến từ bờ ra đảo và tuyến nối giữa các đảo.

5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.

- Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với quy định của cấp trên và tình hình thực tế tại địa phương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và cá nhân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức can thiệp vào việc xử phạt vi phạm hành chính và xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Quy định trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng về quản lý hành lang an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông; nhất là việc lập lại trật tự, kỷ cương đường phố; thực hiện nghiêm chủ trương vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho phương tiện tham gia giao thông. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các hành vi lấn chiếm xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông.

- Tiếp tục kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn giao thông và Ban An toàn giao thông các cấp theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm tham mưu, đề xuất trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

- Xây dựng đề án phát triển phương tiện giao thông phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố. Kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các bất cập trong tổ chức giao thông trên địa bàn tỉnh.

[...]