Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2012 điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người Dân tộc thiểu số để xác định hai bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 28/11/2012
Ngày có hiệu lực 28/11/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 11 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ ĐỐI CHIẾU TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ XÁC ĐỊNH HAI BỘ CHỮ TIẾNG DÂN TỘC PA KÔH - TA ÔIH VÀ KA TU

Thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của Dân tộc thiểu strong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư Liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 3 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội Vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Điều 3,4,5,6,7,8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của Dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Đcó cơ sở tổ chức dạy và học tiếng bản ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số, y ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số để xác định hai bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu” trên địa bàn 02 huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.

I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

- Xác định 2 bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu để UBND tỉnh phê duyệt thông qua, làm cơ sở cho Sở Giáo dục & Đào tạo lập kế hoạch giảng dạy và học cho học sinh người dân tộc thiểu số nói trên trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định hiện hành.

- Xây dựng các đề án, kế hoạch cho phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển tiếng nói, chviết bản ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế thực sự bền vững, lâu dài và hiệu quả nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Mc tiêu c thể

Tiến hành điều tra, khảo sát, đối chiếu, thu thập thông tin, đánh giá một cách khách quan, chính xác để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt 02 bộ chữ dạy tiếng dân tộc Pa Kô - Ta Ôih và Ka Tu.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi điều tra, khảo sát

Địa bàn điều tra chủ yếu ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế địa bàn điều tra, khảo sát có th tri rộng hơn trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam nơi có đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu đang sinh sống.

2. Đối tượng điều tra, khảo sát

- Đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu bao gồm: học sinh và giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan cấp huyện, cấp xã và người dân sinh sống trên địa bàn 2 huyện Nam Đông và A Lưới.

- Các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm am hiểu tiếng dân tộc Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

1. Phương pháp điều tra, khảo sát

- Đối với Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, các Trường THCS và THPT của 2 huyện Nam Đông và A Lưới: Chọn tất cả các học sinh và giáo viên là người Dân tộc thiểu số.

- Đối với cấp xã/huyện Nam Đông và A Lưới: Chọn tất cả cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các phòng, ban cấp huyện; các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội của huyện là người dân tộc thiểu số.

- Đối với khu dân cư: mỗi xã/thị trấn chọn ngẫu nhiên 01 thôn/bản/cụm dân cư có đông người dân tộc thiểu số sinh sống.

- Mời các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm am hiểu tiếng Pa Kôh - Ta Ôih và Ka Tu để cùng tham vấn, điều tra, khảo sát.

2. Số lưng mẫu điều tra, khảo sát

Dự kiến điều tra, khảo sát khoảng 7.000 người tham gia. Trong đó:

- Học sinh: 4.929 người;

- Giáo viên: 200 người;

- Cán bộ của 2 huyện: 60 người;

- Cán bộ của các thị trấn, xã: 60 người;

[...]