Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 99/KH-UBND về phát triển doanh nghiệp năm 2023 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 14/04/2023
Ngày có hiệu lực 14/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 14 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NĂM 2023

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Số 300/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Số 124/NQ-HĐND ngày 04/11/2022 về một số giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gắn với chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Số 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 318/KHĐT-ĐKKD ngày 07/02/2023 và Công văn số 932/KHĐT-ĐKKD ngày 22/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp năm 2023 với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

Tiếp tục phát triển doanh nghiệp về số lượng và chất lượng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp.

Tập trung thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như: hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ kê khai thuế, kế toán; hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Tăng nhanh số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể và ngừng sản xuất kinh doanh; tăng số lượng hoạt động trở lại; đẩy mạnh năng lực sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phấn đấu năm 2023 phát triển trên 2.100 doanh nghiệp.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển: Tập trung hoàn thành các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đã đề ra tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình hành động số 131/CTr-UBND ngày 02/7/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU (sau đây viết tắt là Chương trình hành động số 131/CTr-UBND ngày 02/7/2021); Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/01/2022 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/01/2022); Chương trình hành động số 122/CTr-UBND ngày 19/01/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 (sau đây viết tắt là Chương trình hành động số 122/CTr-UBND ngày 19/01/2023 ).

2. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát huy hiệu quả cơ chế công khai minh bạch và giám sát các hoạt động đối thoại: Tiếp tục đổi mới công tác tiếp xúc doanh nghiệp theo từng chuyên đề, thiết thực và hiệu quả; đến tận cơ sở tổ chức đối thoại, hướng dẫn doanh nghiệp; Phát huy hiệu quả của trang thông tin tiếp nhận kiến nghị và mô hình “Café doanh nhân”. Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác đối thoại doanh nghiệp ở cấp tỉnh đến cấp cơ sở; tiếp tục triển khai hiệu quả đường dây nóng, cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của các sở, ngành, địa phương nhằm giải quyết triệt để những khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp.

3. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vận động hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo: Tập trung thực hiện hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ kê khai thuế, kế toán; hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh đồng thời tăng cường công tác vận động hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; Triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Quốc gia về khởi nghiệp, phổ biến rộng rãi các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.

4. Tăng cường vai trò hỗ trợ của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Phát huy vai trò cầu nối giữa các hội viên với các Sở, ngành, địa phương trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp; tăng sức hút của Hiệp hội doanh nghiệp nhằm tăng hơn nữa số thành viên tham gia; Chủ động đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết kịp thời; phát huy hiệu quả mô hình “Café doanh nhân”; Nâng cao công tác phản biện các chính sách, quy định của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Các sở, ban, ngành và UBND các địa phương:

Tập trung triển khai các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chương trình hành động số 131/CTr-UBND ngày 02/7/202, Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/01/2022, Chương trình hành động số 122/CTr-UBND ngày 19/01/2023.

Tiếp tục đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, coi việc phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phát triển doanh nghiệp. Quán triệt cán bộ, công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, nâng cao tinh thần chính quyền phục vụ, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi nhất cho việc đăng ký thành lập và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức các hội nghị đối thoại theo chuyên đề để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất trong tiếp cận thông tin, thị trường, các nguồn lực hỗ trợ, cơ chế, chính sách ưu đãi; cải cách thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

Định kỳ hàng quý gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức các cuộc gặp mặt đối thoại với doanh nghiệp định kỳ cấp tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong hỗ trợ, tháo gỡ tối đa khó khăn, vướng mắc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư, khu vực dân doanh; đầu mối tổng hợp các đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp chuyển các Sở, ban, ngành và địa phương xử lý theo chức năng nhiệm vụ, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ hàng quý và hàng năm.

Tham mưu Kế hoạch, chương trình, xây dựng cơ chế chính sách thực hiện Đề án về Phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và Phát triển sản phẩm chủ lực, xây dựng thương hiệu của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số năm 2023; phối hợp triển khai hỗ trợ chuyển đổi hộ cá nhân sản xuất, kinh doanh thành doanh nghiệp. Chủ trì triển khai công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất kinh doanh và chuyển đổi số cho đội ngũ doanh nhân. Mỗi năm tổ chức, hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tối thiểu 1.000 lượt doanh nghiệp (Xây dựng kế hoạch xong trong tháng 4 năm 2023).

Đầu mối, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các địa phương trong công tác phát triển doanh nghiệp, phấn đấu đạt mục tiêu phát triển doanh nghiệp trong Kế hoạch này.

Tiếp tục tham mưu thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh thuộc nhiệm vụ của Sở để góp phần tạo môi trường phát triển doanh nghiệp bền vững, giữ vững chỉ số PCI của tỉnh.

Định kỳ hàng quý tổng hợp, báo cáo kết quả, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch để Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời.

3. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư:

Đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Chủ trì tham mưu theo dõi, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương DDCI Quảng Ninh 2023 đảm bảo toàn diện, khách quan, phản ánh đầy đủ, đa chiều và có cải tiến cách làm.

4. Sở Khoa học Công nghệ:

[...]