Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn trọng điểm đến năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 23/05/2017
Ngày có hiệu lực 23/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Nguyễn Công Trưởng
Lĩnh vực Thương mại

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 23 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TẠI CÁC ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020; Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28/3/2017 của Bộ Công Thương về phê duyệt Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai có hiệu quả Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28/3/2017 của Bộ Công Thương phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các điều kiện thực tế tổ chức phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tổ chức tuyên truyền, đấu tranh có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả, không để hình thành đường dây, tụ điểm buôn lậu lớn trên địa bàn; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, lâu dài.

Các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân cần nhận thức rõ những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, sức khỏe của con người, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp và tổ chức thực hiện kiên quyết, hiệu quả, từng bước thay đổi nhận thức và hành động của người tiêu dùng trong lựa chọn hàng hóa.

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và người tiêu dùng về tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với phát triển kinh tế - xã hội; làm giảm các hành vi vi phạm về trật tự quản lý kinh tế nói chung và làm giảm cơ bản các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; giúp cá nhân kinh doanh và người dân tự giác chấp hành pháp luật, không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.... nhằm từng bước tạo dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh; kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính kết hợp tuyên truyền pháp luật góp phần đẩy lùi tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng tỷ lệ phát hiện, bắt giữ số vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Giảm tỷ lệ tái phạm đối với các đối tượng vi phạm; phấn đấu chuyển hoá thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Phấn đấu đạt ít nhất 80% số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn trọng điểm được tuyên truyền về công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Phấn đấu ít nhất 60% doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn trọng điểm thực hiện ký cam kết không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất - kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.

- Phấn đấu đạt ít nhất 90% siêu thị và trung tâm thương mại tại thành phố, thị trấn thuộc địa bàn trọng điểm không bày bán hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

- 100% cán bộ, công chức, chiến sỹ làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được thường xuyên đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn về công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.

- 100% cán bộ, công chức, chiến sỹ được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

2. Địa bàn trọng điểm

Thành phố Lạng Sơn, các huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Lộc Bình, Tràng Định, Đình Lập, Chi Lăng và Hữu Lũng; các thị trấn huyện lỵ, các điểm hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch sôi nổi trên địa bàn tỉnh.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo điều hành

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố quán triệt, triển khai có hiệu quả các Chương trình, Chiến lược quốc gia, các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, quản lý để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của nhân dân; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại kéo dài hoặc nghiêm trọng trên địa bàn, lĩnh vực được phân công thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm. Chú trọng công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo nội bộ trong sạch; kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu; rà soát, luân chuyển vị trí công tác của cán bộ, công chức theo đúng quy định, đặc biệt là tại các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

2. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về quyền lợi, trách nhiệm, tác hại, mức độ ảnh hưởng và các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ nảy sinh tiếp tay cho buôn lậu, tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tổ chức các chương trình hoạt động mang tính tương tác giữa các cơ quan chức năng với nhân dân nhằm phát huy tích cực vai trò của nhân dân trong công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

3. Công tác kiểm tra, kiểm soát

[...]