Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kế hoạch 51-KH/TU thực hiện Kết luận 10-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu | 96/KH-UBND |
Ngày ban hành | 25/05/2017 |
Ngày có hiệu lực | 25/05/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Cầm Ngọc Minh |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/KH-UBND |
Sơn La, ngày 25 tháng 5 năm 2017 |
Thực hiện Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 01.5.2017 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26.12.2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận số 10-KL/TW ngày 26.12.2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp và thiết thực.
3. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung Kết luận số 10-KL/TW ngày 26.12.2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội củng cố lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên các cấp.
4. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với phương châm kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
5. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí của cơ quan, đơn vị mình, nội dung kế hoạch phải phù hợp với các chương trình hành động khác của Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí theo đúng quy định của pháp luật.
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu
1.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quán triệt, tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; lựa chọn các chủ đề, nội dung cần tập trung tuyên truyền trong từng giai đoạn với các hình thức đa dạng, hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn và từng đối tượng. Trong đó, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Kết luận số 10-KL/TW ngày 26.12.2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung năm 2012, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 04.01.2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07.12.2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
1.2. Người đứng đầu các đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 116-KH/TU ngày 18.11.2014 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 18.12.2013 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về nêu cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 04.02.2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07.12.2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch số 18-KH/TU ngày 05.7.2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Kế hoạch số 19-KH/BCĐTW ngày 10.5.2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07.12.2015 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Kế hoạch 23-KH/TU ngày 25.7.2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội và thực hiện kiến nghị kiểm toán nhà nước năm 2016 và các năm tiếp theo...
1.3. Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.
1.4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí; chủ động yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo để lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là đối với các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
1.5. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và quy định về những điều đảng viên không được làm.
Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí với phương châm: Đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ càng giữ chức vụ cao càng phải gương mẫu. Quản lý chặt chẽ, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên; thường xuyên giáo dục, kiểm tra để nhắc nhở, ngăn ngừa và phát hiện vi phạm; đưa nội dung chấp hành các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vào kiểm điểm, sinh hoạt thường kỳ của cấp ủy, chi bộ.
2.1. Thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ: Tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ... theo quy định của luật cán bộ, công chức, viên chức, Luật phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ ở các bộ phận thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo hướng trong sạch, vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực thực hiện công tác tham mưu.
2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính; kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức; việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp; những việc cán bộ, công chức không được làm; trách nhiệm giải trình, minh bạch tài sản, thu nhập.
3.1. Giao các sở, ngành chức năng tăng cường lãnh đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế chính sách, các văn bản quy định về quản lý kinh tế - xã hội nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển.
3.2. Người đứng đầu các cơ quan Nhà nước phải trực tiếp chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành thể chế thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình. Trọng tâm là các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí.
4.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Công tác minh bạch tài sản, thu nhập theo Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ, Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ; Thông báo kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy số 1581-TB/TU, ngày 11/4/2014 về việc giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập.
4.2. Thực hiện nghiêm quy định công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin phải thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
5. Tập trung phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí