Kế hoạch 933/KH-UBND năm 2021 phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng 5 năm 2021-2025 của tỉnh Gia Lai
Số hiệu | 933/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/07/2021 |
Ngày có hiệu lực | 12/07/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Đỗ Tiến Đông |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 933/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 12 tháng 7 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO AN NINH, QUỐC PHÒNG 5 NĂM 2021-2025 CỦA TỈNH GIA LAI
CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV, XVI;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
- Công văn số 3889/BKHĐT-TH ngày 16/6/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề cương Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025;
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2016-2020
Tỉnh Gia Lai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -2020 trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới và khu vực; nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật mới của Nhà nước được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Các chính sách của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển mạnh; tình hình chính trị, xã hội ổn định; tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; an sinh xã hội được đảm bảo.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên Tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản giảm, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong năm 2020
Dịch Covid-19 xảy ra và diễn biến phức tạp, vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh chính trị tiềm ẩn những yếu tố phức tạp có tác động rất mạnh đến kinh tế toàn cầu, cũng như đối với Việt Nam và tỉnh Gia Lai.
Song được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát có hiệu quả của Hội đồng nhân dân, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên đã vượt qua những khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020.
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,55% (trong đó ngành nông lâm thuỷ sản tăng 5,78%, công nghiệp- xây dựng 8,65%, dịch vụ tăng 8,23%)1. GRDP đến năm 2020 theo giá hiện hành đạt 80.00 tỷ đồng, gấp 1,63 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 51,9 triệu đồng, tăng 1,48 lần so với năm 2015.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 37,18% (giảm 2,86% so với năm 2015), công nghiệp - xây dựng chiếm 28,46% (tăng 1,69% so với năm 2015), dịch vụ chiếm 34,36% (tăng 1,17% so với năm 2015).
2.1. Các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm đạt 7,55% (Vượt kế hoạch 0,05%).
- Cơ cấu kinh tế: Ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 37,18%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,46%, dịch vụ chiếm 34,36%.
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 87 xã (vượt 17 xã so với kế hoạch đề ra).
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,15% (vượt kế hoạch 0,05%);
- Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 50,53% (vượt kế hoạch 10,53%);
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,38% (Kế hoạch là 7%).
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 90% (vượt kế hoạch 28,7%);
- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 91,05% (vượt kế hoạch 0,95%)
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,7% (vượt kế hoạch 0,1%).
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt xấp xỉ 100% (đạt kế hoạch).
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 933/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 12 tháng 7 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO AN NINH, QUỐC PHÒNG 5 NĂM 2021-2025 CỦA TỈNH GIA LAI
CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV, XVI;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
- Công văn số 3889/BKHĐT-TH ngày 16/6/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề cương Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025;
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2016-2020
Tỉnh Gia Lai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -2020 trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế thế giới và khu vực; nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật mới của Nhà nước được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Các chính sách của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển mạnh; tình hình chính trị, xã hội ổn định; tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; an sinh xã hội được đảm bảo.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên Tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản giảm, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong năm 2020
Dịch Covid-19 xảy ra và diễn biến phức tạp, vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh chính trị tiềm ẩn những yếu tố phức tạp có tác động rất mạnh đến kinh tế toàn cầu, cũng như đối với Việt Nam và tỉnh Gia Lai.
Song được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát có hiệu quả của Hội đồng nhân dân, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên đã vượt qua những khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020.
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,55% (trong đó ngành nông lâm thuỷ sản tăng 5,78%, công nghiệp- xây dựng 8,65%, dịch vụ tăng 8,23%)1. GRDP đến năm 2020 theo giá hiện hành đạt 80.00 tỷ đồng, gấp 1,63 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 51,9 triệu đồng, tăng 1,48 lần so với năm 2015.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 37,18% (giảm 2,86% so với năm 2015), công nghiệp - xây dựng chiếm 28,46% (tăng 1,69% so với năm 2015), dịch vụ chiếm 34,36% (tăng 1,17% so với năm 2015).
2.1. Các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm đạt 7,55% (Vượt kế hoạch 0,05%).
- Cơ cấu kinh tế: Ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 37,18%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,46%, dịch vụ chiếm 34,36%.
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 87 xã (vượt 17 xã so với kế hoạch đề ra).
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,15% (vượt kế hoạch 0,05%);
- Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 50,53% (vượt kế hoạch 10,53%);
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,38% (Kế hoạch là 7%).
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 90% (vượt kế hoạch 28,7%);
- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 91,05% (vượt kế hoạch 0,95%)
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,7% (vượt kế hoạch 0,1%).
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt xấp xỉ 100% (đạt kế hoạch).
- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 89% (đạt kế hoạch).
- Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở bậc THCS đạt 91,5% (đạt kế hoạch).
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% (đạt kế hoạch).
- Số bác sỹ trên vạn dân đạt 8 bác sỹ (đạt kế hoạch).
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 97%, ở thành thị đạt trên 99% (đạt kế hoạch).
2.2. Một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch:
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 51,9 triệu đồng (kế hoạch 54,8 triệu đồng).
- Thu ngân sách tăng bình quân đạt 7,02%/năm (kế hoạch 9-10%).
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 13,35%/năm (kế hoạch 15,24%).
- Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính: Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh.
- Về đột phá trong đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển đô thị, nông thôn: Mạng lưới đường bộ đã thông suốt với chiều dài 12.183 km gồm 6 tuyến quốc lộ, 10 tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn, buôn và đường chuyên dùng. Hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm đầu tư với quy mô lớn(3). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 352 công trình thủy lợi kiên cố với tổng năng lực thiết kế tưới gần 67.411 ha. Hệ thống cấp điện được đầu tư phát triển nhanh, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước(4). Hạ tầng thương mại được đầu tư và phát triển phù hợp với quy hoạch(5), đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn đã đạt được những kết quả tích cực. Các khu đô thị, nhà cao tầng đã triển khai đúng quy hoạch, không gian của thành phố Pleiku được mở rộng và hiện đại hơn. Hệ thống kết cấu hạ tầng trong các đô thị được quan tâm đầu tư; công tác chỉnh trang đô thị được chú trọng. Các đường giao thông chính, hệ thống điện, nước, mạng lưới viễn thông, cây xanh, vỉa hè được xây mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp.
- Về phát triển nguồn nhân lực: Tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, ưu tiên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin, công nhân kỹ thuật bậc cao, bác sỹ chuyên khoa I, II... Chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện và nâng cao, đặc biệt là tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học; cơ cấu nhân lực có sự chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn trong cơ cấu lao động của nền kinh tế có xu hướng giảm; công tác đào tạo nhân lực đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. Đội ngũ nhân lực có trình độ đã và đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng lao động(6). Các cơ sở đào tạo và dạy nghề đã cung cấp lao động có tay nghề cho khu vực hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2015 lên 55% vào năm 2020.
4. Thực hiện các cân đối về thu chi ngân sách nhà nước
Trong giai đoạn 2016-2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện là 21.598,3 tỷ đồng7. Tốc độ tăng thu bình quân hằng năm đạt 7,02%, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 thực hiện là 67.598,2 tỷ đồng8, tốc độ tăng bình quân hằng năm đạt 7,65%. Công tác quản lý, điều hành ngân sách, lập dự toán chi ngân sách địa phương thực hiện đúng quy định; đảm bảo cân đối ngân sách, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên; các nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng được đảm bảo. Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí triển khai tích cực.
5.1. Kết quả kiềm chế lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng trong thời kỳ được kiềm chế tốt và giảm dần theo chiều hướng tích cực. Chỉ số giá năm 2016 là 3%; năm 2017 là 1,8%; năm 2018 là 2,89%, năm 2019 là 1,18%, năm 2020 là 1,12%.
5.2. Tình hình thực hiện tái cơ cấu kinh tế
- Tái cơ cấu đầu tư công: Tỉnh Gia Lai đã tích cực tham gia đề xuất với TW các ý kiến nhằm hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhà nước theo các quy định của Luật Đầu tư công và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Quản lý chặt chẽ từ bước lập, thẩm định chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi; đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật để việc đầu tư thực sự hiệu quả. Bảo đảm các dự án đầu tư phải theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt gắn với trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư và chủ đầu tư. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm quản lý thống nhất; đề cao trách nhiệm của các sở, ngành, huyện, thành phố và chủ đầu tư trong phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư. Tập trung vốn ngân sách để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, các dự án chuyển tiếp, dự án trọng điểm, cấp thiết, vốn đối ứng dự án ODA, vốn giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới, bố trí vốn khởi công mới cho các dự án thật sự cấp bách. Với việc quản lý chặt chẽ vốn đầu tư XDCB, tỉnh không có nợ động XDCB.
Trong giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh đã đầu tư các công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng như: Thủy lợi Plei Keo (Chư Sê); hồ Ia Rtô (Ayun pa); hồ Plei Thơ Ga (Chư Pưh); hồ Tầu Dầu 2 (Đak Pơ); đầu tư hoàn thiện Hồ Ia Mơr (huyện Chư Prông); Cổng Quốc môn, nâng cấp các tuyến quốc lộ 14c, quốc lộ Trường Sơn Đông, quốc lộ 25; đường tỉnh 662B, đường tỉnh 666; đường 665; đường nối quốc lộ 19 với tỉnh lộ 669; đường liên huyện Chư Păh-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông; đường tránh thị trấn Chư Sê; đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thành phố Pleiku; Nâng cấp cảng hàng không Pleiku; các tuyến đường nội thị, các tuyến đường liên xã của các huyện; Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trà Đa, Khu công nghiệp Nam Pleiku; hoàn thiện kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh; các cụm công nghiệp ở các huyện.
- Tái cơ cấu ngân hàng: Mạng lưới chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh không ngừng củng cố và mở rộng: Từ năm 2016 đến nay, thành lập mới 07 chi nhánh ngân hàng và 33 phòng giao dịch9 hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh từ thành phố đến các huyện, thị xã, các cụm dân cư, trung tâm kinh tế, liên xã, liên phường nên đã thúc đẩy cạnh tranh, đáp ứng các nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho khách hàng nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung ngày một tốt hơn. Tốc độ huy động vốn bình quân hằng năm tăng 9,3% (đến năm 2020 đạt 39.600 tỷ đồng); tốc độ tăng dư nợ tín dụng bình quân hằng năm đạt 12% (đến năm 2020 đạt 94.100 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ các năm luôn ở mức dưới 2%, riêng năm 2020 tăng 2,95%.
- Tái cơ cấu doanh nghiệp tỉnh: Đã thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại 05 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý. Thực hiện sắp xếp, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của 11 công ty lâm nghiệp theo Phương án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ năm 2019 tỉnh đã hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn cho các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đề ra; toàn tỉnh hiện nay còn 13 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý(10).
6. Tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
6.1. Ngành nông lâm thủy sản:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 5,78%; đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.186 tỷ đồng, gấp 1,29 lần so với năm 2015. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hình thành và phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế và tính cạnh tranh cao gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm(11), thu hút các doanh nghiệp lớn: Tập đoàn Lộc Trời, Đồng Giao, Trường Hải De Heus… đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ(12), góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh(13). Đã hình thành tính liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp(14). Ban hành các nghị quyết chuyên đề về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Chỉ đạo tập trung phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai với diện tích vùng nguyên liệu 10.000 ha(15).
Ngành chăn nuôi đã có bước tăng trưởng, từng bước nâng dần tỷ trọng, cân đối với ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 12,41%/năm, đến năm 2020 đạt 4.313 tỷ đồng, gấp 1,79 lần năm 2015; tỷ trọng tăng từ
10,25% năm 2015 lên 14,29% năm 2020. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao, gắn với xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh. Các tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực giống, thức ăn, quy trình nuôi dưỡng… được người dân ứng dụng nhằm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường(16).
Lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành nông, lâm, nghiệp và thủy sản. Nhờ thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Kế hoạch tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong 05 năm qua, diện tích trồng rừng đạt 25.271 ha, tăng 6,3 lần so với Nghị quyết đề ra. Đến năm 2020 diện tích khoán quản lý đạt 145.358 ha, tăng 25.906 ha so với năm 2015, độ che phủ rừng (kể cả cao su và các cây đặc sản khác) đạt 46,7%, đạt kế hoạch đề ra; công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo. Nuôi trồng thủy sản có bước phát triển khá với các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và khu vực. Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản tăng bình quân 3,64%.
Tỉnh đã huy động hơn 18.851 tỷ đồng để thực hiện xây dựng nông thôn mới(17). Đến năm 2020, toàn tỉnh có 88 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 18 xã so với kế hoạch đề ra; trong đó, thành phố Pleiku được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018, thị xã An Khê có 5/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã Ayun Pa có 4/4 xã đạt chuẩn nông thôn mới; nâng tổng số huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới là 3 huyện, thị xã, thành phố (vượt 01 huyện). Huy động hơn 145 tỷ đồng để xây dựng làng đạt chuẩn nông thôn mới gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến năm 2020 có 97 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới.
6.2. Ngành công nghiệp- xây dựng
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,65% (vượt 0,16% so với kế hoạch đề ra), giá trị sản xuất đạt 22.519 tỷ đồng, gấp 1,48 lần so với năm 2015. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2020 đạt 30.000 tỷ đồng, tăng bình quân 13,95%. Tỉnh đã tập trung phát triển công nghiệp nhóm, chuỗi sản phẩm theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng. Nhiều nhà máy được xây dựng mới và nâng cấp(18). Các dự án đầu tư (vốn ngoài ngân sách) không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô; lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng, tập trung nhiều vào lĩnh vực chế biến sâu từ các sản phẩm nông nghiệp. Khai thác tốt thế mạnh của tỉnh để phát triển điện gió, điện mặt trời.
Các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư, bước đầu phát huy tác dụng. Trên địa bàn tỉnh có 03 khu công nghiệp với tổng diện tích 622,95 ha; Khu Công nghiệp Trà Đa được đầu tư, mở rộng với diện tích được phê duyệt là 210,17 ha; diện tích lấp đầy đạt 88%; các dự án nhìn chung hoạt động ổn định và phát triển(19). Hiện nay, 11/16 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 378,97 ha, đạt 68,75%; trong đó 08/11 cụm công nghiệp đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng 151,32 ha, chiếm 28,76% diện tích đất cụm công nghiệp. Các cụm công nghiệp hiện hữu được bố trí có tính kết nối với hệ thống giao thông thuận lợi như Quốc lộ 14 (Cụm công nghiệp Chư Păh, Chư Pưh); Quốc lộ 19 (Cụm công nghiệp Đăk Đoa, Mang Yang, An Khê) Quốc lộ 25 (Cụm công nghiệp Chư Sê, Ia Sao-thị xã Ayun Pa). Khu công nghiệp Nam Pleiku đang tiến hành đầu tư kết cấu hạ tầng.
6.3. Ngành dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,23% (kế hoạch đề ra 8,75%). Thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển đồng bộ; công tác quản lý và khai thác thị trường nội địa được quan tâm. Hệ thống thương mại phát triển khá nhanh về số lượng, quy mô hoạt động ở cả thành thị, nông thôn. Nhiều siêu thị, chợ được đầu tư nâng cấp từ nguồn vốn xã hội hóa, góp phần mở rộng liên kết sản xuất với tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Đến năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 72.266 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 13,72%; kim ngạch xuất khẩu đạt 580 triệu USD, tăng gấp 1,95 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 14,38%.
Hoạt động xuất khẩu của tỉnh tiếp tục phát triển và ngày càng được mở rộng thị trường và tăng trưởng về kim ngạch(20), ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là những Doanh nghiệp đầu tiên của cả nước có lô hàng xuất khẩu sang Châu Âu.
Hoạt động du lịch có sự chuyển biến tích cực về mặt chủ trương, định hướng và hành động; tỉnh đã xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án phát triển với mục tiêu đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh Gia Lai đến du khách trong và ngoài nước được chú trọng; hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương có nhiều khởi sắc. Các sự kiện văn hóa, du lịch tạo hiệu ứng cao, có sức lan tỏa, thu hút đông đảo lượng khách tham quan(21). tổng thu du lịch tăng bình quân 12,3%/năm.
Năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động mạnh các hoạt động kinh tế, xã hội; các ngành dịch vụ và hoạt động kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng nặng nề đã làm cho tăng trưởng của ngành dịch vụ và du lịch không đạt kế hoạch đề ra.
6.4. Tình hình thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, sản phẩm, thu hút đầu tư.
Giai đoạn 2016-2020 đã phê duyệt 08 quy hoạch ngành, sản phẩm, hiện nay tỉnh đang tiến hành lập quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch năm 2017. Ban hành quyết định bãi bỏ 11 quy hoạch hàng hoá, sản phẩm không phù hợp với Luật Quy hoạch.
Công tác lập quy hoạch xây dựng được triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản giúp các địa phương định hình không gian tổng thể đô thị và nông thôn; định hướng cho quá trình đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay có 100% đô thị đã có quy hoạch chung xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các huyện, thị xã, thành phố đang chủ động rà soát để điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã.
Trong giai đoạn 2016-2020 đã thu hút, kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh 515 dự án với tổng vốn đăng ký là 832.925 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần số dự án và tăng 36 lần về vốn so với giai đoạn 2011-2015.
7. Về văn hóa, xã hội, môi trường
7.1. Giáo dục và đào tạo
Quy mô mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo tiếp tục mở rộng(22); tỷ lệ huy động học sinh đến lớp, học sinh khá, giỏi và tốt nghiệp phổ thông tăng đều qua các năm(23). Cơ sở vật chất ngày càng được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa(24); đến năm 2020 có 50,53% số trường đạt chuẩn quốc gia, vượt kế hoạch đề ra. Hệ thống các cơ sở giáo dục phát triển nhanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân; chất lượng dạy và học được nâng lên, chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn được chú trọng; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được củng cố, kiện toàn, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo(25).
Công tác dạy nghề nông thôn được tăng cường, đã đào tạo nghề cho 58.775 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2020 đạt 35,7%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh lên 55%, đạt kế hoạch đề ra. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp của toàn xã hội(26). Tỉnh đã tạo điều kiện xây dựng các phân hiệu của Đại học Đông Á, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Lâm nghiệp góp phần nâng cao chất lượng hệ thống trường lớp và đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập đang từng bước triển khai. Các phân hiệu đại học, trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục thường xuyên đã chủ động trong công tác, đào tạo, bồi dưỡng(27).
7.2. Hoạt động khoa học công nghệ: Đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, định hướng tăng cường năng lực tiếp cận để các cơ quan, đơn vị, người dân nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và có giải pháp thực hiện phù hợp, hiệu quả.
Công tác quản lý và hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và đưa nhiều đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống(28), nhiều mô hình điểm về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất được triển khai nhân rộng(29). Hoạt động sở hữu trí tuệ và thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất cho người dân và doanh nghiệp được chú trọng(30).
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tiếp tục có sự phát triển cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiếp cận khoa học công nghệ. Cơ chế, chính sách thu hút các nguồn nhân lực của xã hội để thực hiện chủ trương xã hội hóa khoa học và công nghệ được quan tâm chỉ đạo và triển khai có hiệu quả.
7.3. Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân đạt kết quả tốt.
Các bệnh viện tuyến tỉnh đã được bổ sung thiết bị chuyên sâu và sử dụng có hiệu quả thiết bị để phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị(31). Công tác y tế dự phòng được triển khai đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển. Mạng lưới khám, chữa bệnh được bố trí theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn, góp phần khắc phục tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Các bệnh viện chuyên khoa(32) đi vào hoạt động ổn định. Công tác xã hội hóa có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tăng(33), góp phần tích cực trong việc khám, chữa bệnh và giảm tải các bệnh viện công lập.
Các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số triển khai có hiệu quả, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ hằng năm được duy trì ở mức 97%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm còn 18,9%. Đến năm 2020, số bác sỹ/vạn dân đạt 8 bác sỹ; số giường bệnh/vạn dân đạt 27,4 giường; 92% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc, tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 90%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 11,5‰; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt trên 91,05% vào năm 2020.
Năm 2020 dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, trong nước một số địa phương có ca mắc. Tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, trên địa bàn tỉnh không có dịch xảy ra.
7.4. Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông hướng về cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân
Đến năm 2020, có 78,5% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, tăng 6,5% so với năm 2015 và 82,05% thôn, làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, tăng 11% so với năm 2015; hệ thống thiết chế cơ sở tiếp tục phát triển34. Công tác bảo tàng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc được phát huy, gắn với phát triển du lịch địa phương và bảo vệ tài nguyên môi trường(35). Các hoạt động về phát triển thể dục thể thao và công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thể thao được đẩy mạnh đã góp phần mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình hoạt động.
Công tác quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông được tăng cường, tạo điều kiện cho thị trường bưu chính, viễn thông phát triển bền vững. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo thông suốt, kịp thời(36), tỉnh đã quan tâm đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước(37). Hệ thống văn bản pháp luật về công nghệ thông tin của tỉnh ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình có những bước phát triển đáng kể, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền và cung cấp thông tin kịp thời cũng như đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
7.5. Kết quả thực hiện chính sách xã hội
Công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến năm giảm còn 5,38% vượt kế hoạch đề ra, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 40,18% năm 2015 giảm xuống còn 11,14% năm 2020, bình quân giảm 5,8%/năm. Hệ thống an sinh xã hội phát triển đa dạng, ngày càng mở rộng và có hiệu quả. Công tác chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng, các gia đình thương binh, liệt sỹ(38). Phát động phong trào toàn dân chăm lo cho gia đình thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng(39).
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực; chế độ, chính sách cho trẻ em được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Vai trò, trách nhiệm của chính quyền ở cơ sở đối với bảo vệ trẻ em được tăng cường, các vụ việc trẻ em bị xâm hại đều được các cơ quan chức năng điều tra, xét xử nghiêm minh. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, đẩy mạnh.
Đã giải quyết việc làm cho 125.192 lao động, trong đó xuất khẩu lao động được 6.990 lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 25.038 lao động); thông tin thị trường lao động ngày càng phát triển, tiếp cận được với người lao động.
Các chính sách dân tộc trên địa bàn được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tích cực(40). Đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa. Bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; văn hóa truyền thống của các dân tộc được gìn giữ và phát huy.
7.6. Lĩnh vực tài nguyên môi trường
Tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo và chấn chỉnh các hoạt động vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tài nguyên khoáng sản được quản lý theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, các hành vi vi phạm được chấn chỉnh, xử lý kịp thời; đã tạo được quỹ đất phục vụ cho công tác kêu gọi đầu tư. Công tác giao đất, cho thuê đất được kiểm soát chặt chẽ(41). Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cơ bản đáp ứng được yêu cầu của xã hội, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân(42); quản lý tài nguyên khoáng sản dần đi vào nề nếp.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu được cấp ủy, chính quyền lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương và triển khai thực hiện hiệu quả(43). Các cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm đầu tư công trình xử lý môi trường, lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc tự động nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt trên 99%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 97%.
Tập trung giải quyết sớm các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; công tác khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến việc quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được giải quyết kịp thời.
8. Về công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại, phòng chống tham nhũng:
Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực phòng thủ; chủ động phối hợp phát hiện và xử lý tốt các tình huống, góp phần giữ vững ổn định về an ninh chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng được triển khai thực hiện nghiêm. (44).Tổ chức giao quân 14.099 công dân, đạt 100% chỉ tiêu; tuyển quân 12.789 công dân (trong đó quân sự: 11.603, Công an: 1.186). Chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới được giữ vững ổn định. Công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh được quan tâm. Phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Công tác phân giới - cắm mốc đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp công tác giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, không để xảy ra gây rối, biểu tình, bạo loạn. Chủ động nắm chắc tình hình “từ xa, từ cơ sở”, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được chú trọng; ý thức cảnh giác của cán bộ, đảng viên trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch được nâng lên; chủ động phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường công tác đảm bảo an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh thông tin và an ninh mạng trong tình hình mới. Công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch được quan tâm, kịp thời phát hiện, xử lý các hệ loại đối tượng và các vấn đề phức tạp trên không gian mạng.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; chủ động đấu tranh, phòng, chống và làm giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội(45); hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự của các cấp chính quyền được nâng lên; phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đấu tranh phòng, chống, kéo giảm tội phạm và giảm thiểu tai nạn giao thông(46). Các tranh chấp, khiếu kiện trong dân được giải quyết kịp thời, không để phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự(47).
Thực hiện hiệu quả các hoạt động đối ngoại, duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh Đông Bắc Campuchia và Hạ Lào, chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng thiết lập quan hệ hợp tác phát triển với các nước.
1. Quy mô kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng chưa cao, mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và du lịch; thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định ảnh hưởng đến việc tái đầu tư và làm giảm thu nhập của nông dân. Năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp hiệu quả chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Hoạt động thương mại, dịch vụ chưa thật sự phát triển đột phá; các mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nông sản thô, giá trị kinh tế còn thấp. Đầu tư du lịch chưa tương xứng với tiềm năng; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn; thiếu các loại hình dịch vụ chất lượng cao.
2. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn, nhiều dự án thu hút đầu tư chậm triển khai và còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Tiến độ triển khai một số dự án còn chậm; chất lượng, hiệu quả của một số dự án thu hút đầu tư chưa cao. Thu ngân sách vẫn chưa đủ cân đối chi trên địa bàn, tỷ lệ nhận sự trợ cấp từ ngân sách Trung ương còn cao. Nợ xấu ngân hàng có chiều hướng tăng lên sau hạn hán, dịch bệnh Covid 19.
3. Quy mô, chất lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới chưa cao, hầu hết doanh nghiệp thuộc loại vừa, nhỏ và siêu nhỏ gặp khó khăn về vốn, nhân lực quản lý để phát triển. Một số quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư, môi trường, đất đai vừa chồng chéo và có xu hướng siết chặt, làm tăng chi phí, thời gian của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Hoạt động của các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã nông nghiệp trong thực tế chưa kết nối được giữa các thành viên sản xuất nông nghiệp với thị trường.
4. Trong liên kết vùng giữa các tỉnh Tây Nguyên, mô hình phát triển kinh tế của các tỉnh trong vùng tương đối giống nhau nhưng thiếu sự phân công giữa các tỉnh trong phát triển kinh tế.
5. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo còn cao. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ cao còn hạn chế. Các thông tin về thị trường lao động chưa kết nối được giữa cung - cầu lao động. Trình độ và tiềm lực khoa học công nghệ còn thấp. Nhân lực của ngành y tế còn thiếu. Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế chuyên sâu ở tuyến tỉnh và tuyến huyện vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả trong việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh.
6. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa được phát triển sâu rộng, thường xuyên. Công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình và triển khai các chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh trong một số thời điểm, trên một số lĩnh vực chưa cụ thể, kịp thời theo hướng chuyên sâu. An ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy còn phức tạp. Tai nạn giao thông tuy được kiềm chế nhưng chưa bền vững và còn ở mức cao. Tình hình vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản còn xảy ra.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.
1.1 Nguyên nhân khách quan:
- Kinh tế của tỉnh ngày càng hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn với sự cạnh tranh gay gắt và xu hướng bảo hộ gia tăng trong khi trình độ, năng lực của doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ liên quan của tỉnh chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Một số chính sách thuế mới của Trung ương ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động nguồn thu ngân sách địa phương.
- Đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực biến động giảm mạnh, xảy ra dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân và sự phát triển kinh tế của địa phương
2.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Trách nhiệm của người đứng đầu ở một số ngành, địa phương chưa cao, còn thiếu gương mẫu, để xảy ra sai phạm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành một số nơi chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Một số văn bản ban hành thiếu tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả thấp.
- Công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính ở từng lĩnh vực cụ thể còn bất cập và chưa đồng bộ. Một số cán bộ chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn còn yếu về năng lực.
- Trong quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chưa dự báo đầy đủ tình hình và khả năng nguồn lực đảm bảo; chỉ đạo tổ chức thực hiện có lúc còn lúng túng, chưa quyết liệt. Việc thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao còn chậm. Công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh gặp nhiều khó khăn.
- Việc cụ thể hoá một số chủ trương thành các chính sách cụ thể còn chậm, chưa kịp thời.
2. Một số bài học kinh nghiệm: Qua các kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế nêu trên, cần rút ra một số bài học kinh nghiệm để làm cơ sở xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể, đề ra các giải pháp hiệu quả, sát thực hơn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.
- Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh để làm cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giải quyết tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu; coi khoa học - công nghệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là nền tảng quan trọng, là động lực cho phát triển.
- Nâng cao vị trí, vai trò năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, có trình độ, năng lực, có tâm huyết; tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
- Cải cách thủ tục hành chính hành chính nhà nước phải được tiến hành đồng bộ, là khâu đột phá có ý nghĩa to lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức và cá nhân, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong giải quyết công việc hành chính có liên quan tổ chức và cá nhân.
- Khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có gắn với đổi mới, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của địa phương để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tranh thủ mọi nguồn lực nhất là sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành, trung ương để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Bên cạnh việc phát động, triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước phải chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các hành vi sai phạm.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI, ĐẢM BẢO AN NINH, QUỐC PHÒNG 5 NĂM 2021-2025
Đảm bảo sự phát triển tổng thể và đồng bộ giữa các ngành; khai thác tối đa có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh về đất đai, chế biến sản phẩm nông nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch nghỉ dưỡng. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước theo trục quốc lộ 19, định hướng phát triển thành cao tốc và nâng cấp sân bay Pleiku; xây dựng thành phố Pleiku là một trong những đô thị hạt nhân trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia theo hướng đô thị thông minh, với tính chất đô thị là cao nguyên xanh, vì sức khỏe con người.
Tập trung nghiên cứu để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu; huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa các vùng trong tỉnh, thu hẹp dần về khoảng cách và mức sống giữa các tầng lớp dân cư; chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc. Thúc đẩy mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm tận dụng tốt mọi cơ hội phát triển, nhất là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.
Phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội, trong đó tập trung đầu tư cho các đô thị lớn của tỉnh, tạo điều kiện phát triển các đô thị vệ tinh, lan tỏa đến các vùng, các địa phương lân cận. Chú trọng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tập trung phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh kết hợp với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; Xây dựng tỉnh Gia Lai trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia.
Đẩy mạnh liên kết vùng giữa Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên.
II. Các nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới những năm tới sẽ tiếp tục diễn biến hết sức khó lường. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thách thức về an ninh như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp đặc biệt là đại dịch Covid-19. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt là những yếu tố có tác động tới phát triển kinh tế đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng.
Đối với tỉnh ta, kế thừa những thành tựu đã đạt được, những kinh nghiệm từ thực tiễn, tranh thủ tối đa tiềm năng và lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo, phát triển mạnh du lịch gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế về rừng, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương; phối hợp, liên kết với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh vùng duyên hải miền Trung, với cả nước và quốc tế để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là những nhân tố thuận lợi cơ bản trong thời gian đến. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ đó là quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế còn thấp, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp; nguồn lực cho đầu tư phát triển và thu hút FDI còn hạn chế, chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn khá lớn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
Tất cả những yếu tố nói trên sẽ tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh trong kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải đoàn kết, ra sức phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để hội nhập, phát triển, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế thị trường. Tập trung phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo, du lịch; phát triển khu vực tư nhân; xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Ưu tiên xây dựng hạ tầng có tính kết nối, lan tỏa; phát triển thành phố Pleiku thành đô thị lớn có tính kết nối cao và lan tỏa mạnh. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị.
2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2021-2025
2.2.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (GRDP) đạt 8,6% trở lên; trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 6,25%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 10,87%, ngành dịch vụ tăng 8,68%, thuế sản phẩm tăng 8,83%. GRDP theo giá hiện hành đến năm 2025 đạt 131.702 tỷ đồng.
- Tỷ trọng nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, thuế sản phẩm đến năm 2025 tương ứng là: 29,89%, 31,22%, 35,4%, 3,49%.
- GRDP bình quân đầu người đạt 79,5 triệu đồng/người/năm.
- Thu ngân sách nhà nước tăng 15%/năm trở lên.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 12,89%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt khoảng 850 triệu USD, tăng bình quân 7,94%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 5,92%/năm.
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025: 120 xã trở lên; số địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới: 10 địa phương.
- Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt 35%.
2.2.2. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 0,8% trở lên (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020).
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2025 đạt 1,1%.
- Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở bậc trung học cơ sở đến năm 2025 đạt 97%.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025 đạt 68%.
- Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đến năm 2025 đạt 98%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 65%.
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo tiêu chí mới đến năm 2025 đạt 95% và số bác sỹ/vạn dân đến năm 2025 đạt 9 bác sĩ.
- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến năm 2025 đạt 94%.
- Diện tích rừng trồng mới hằng năm đạt trên 8.000 ha; độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 47,75%.
- Tổ chức tuyển quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu.
3. Nhiệm vụ, định hướng và giải pháp phát triển
3.1.1 Ổn định tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh covid 19, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động xây dựng phương án, kịch bản, biện pháp ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh
Triển khai các giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa. Chú trọng tính hiệu quả của kế hoạch đầu tư công. Tập trung vốn và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình quan trọng, cần thiết. Xây dựng hệ thống giao thông kết nối vùng nhằm tạo sự liên kết, thông suốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.1.1. Phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục xác định ngành nông nghiệp là “trụ đỡ” của tỉnh trong đại dịch, đảm bảo việc tổ chức sản xuất nông nghiệp hoạt động bình thường. Tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động, thông minh. Xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện tích tụ tập trung ruộng đất để cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển các vùng thâm canh, chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Xây dựng các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hóa có lợi thế so sánh48 và chăn nuôi gia súc gắn với chế biến sâu sản phẩm xuất khẩu. Xây dựng mạng lưới phân phối tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Kiên quyết không mở rộng thêm diện tích và chuyển đổi dần các diện tích lúa, cao su, hồ tiêu, mía kém hiệu quả ở những nơi chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu (khô hạn, thiếu nước tưới,…) sang cây ăn quả, rau củ quả, trồng cỏ chăn nuôi, trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, gỗ quý…
Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, tạo vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến; đưa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động có hiệu quả, chú trọng áp dụng các giống có tính ưu việt về năng suất, chất lượng, ít bị sâu bệnh, thích nghi với điều kiện của địa phương, nhất là giống rau xanh, củ quả, cây ăn trái và cây dược liệu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch đáp ứng yêu cầu liên kết, xuất khẩu và bảo đảm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến trong tỉnh. Rà soát đánh giá, xác định lại các cây trồng cho sản phẩm chủ lực của tỉnh phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế.
Thúc đẩy sản phẩm chủ lực OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) của tỉnh gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng hợp tác xã, mô hình Nông hội. Tập trung phát triển cây ăn trái, cây dược liệu ở các vùng đất phù hợp; phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo cung cấp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp.
Tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động, thông minh. Xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện tích tụ tập trung ruộng đất để cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển các vùng thâm canh, chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào phát triển chăn nuôi; tiếp tục thúc đẩy việc lai tạo, phát triển chăn nuôi bò, heo, các loại gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung quy mô lớn. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo điều kiện của từng vùng; tập trung phát triển sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Quản lý và có phương án sử dụng hiệu quả diện tích rừng hiện có của tỉnh. Chuyển mạnh phương thức sản xuất từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý rừng bền vững, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng (theo Luật Lâm nghiệp) cho các tổ chức, cá nhân. Triển khai có hiệu quả Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Tập trung xây dựng các công trình cấp và tạo nguồn, khắc phục hạn hán và phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi lớn như Hồ Ea Thul (Ia Pa) tưới 7.700 ha, Suối Lơ (K’Bang) tưới 1.500 ha; Hồ Đăk Pờ Tó (Ia Pa) tưới 2.150 ha.
Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong tỉnh; đảm bảo nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
3.1.2. Công nghiệp- xây dựng
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, ưu tiên tập trung phát triển các nhà máy chế biến sản phẩm từ nông nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời phù hợp với lợi thế của tỉnh. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Triển khai linh hoạt các giải pháp vừa phòng chống dịch và vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm quy mô lớn (các trung tâm chế biến nông sản) gắn với vùng nguyên liệu ổn định để phát triển sản xuất và chế biến sâu các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trong vùng như cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, bột giấy, ván nhân tạo, đồ gỗ xuất khẩu, hàng lâm sản, thủ công mỹ nghệ.
Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào sản xuất - kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ để đưa Khu công nghiệp Nam Pleiku vào hoạt động; hình thành các cụm công nghiệp phía Đông thành phố Pleiku khoảng 200ha (nằm trên trục đường quốc lộ 19, xã Kdang, huyện Đak Đoa) và phát triển các cụm công nghiệp dọc theo tuyến quốc lộ, đường Đông Trường Sơn, các tuyến tỉnh lộ có tính kết nối cao. Tăng cường công tác quản lý hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đảm bảo sẵn sàng thu hút làn sóng FDI vào tỉnh.
3.1.3. Thương mại- dịch vụ
Hình thành, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Triển khai các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu qua chế biến đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh gắn với xây dựng thương hiệu. Tổ chức tốt thị trường lưu thông hàng hóa, đảm bảo cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân, đặc biệt chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển thương mại trong tình hình dịch bệnh covid 19, chú trọng đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại để đảm bảo cung ứng hàng hoá; đẩy mạnh bán hàng qua hình thức thương mại điện tử. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường; xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, đặc biệt là lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển dịch vụ. Chủ động xây dựng chương trình kích cầu du lịch để triển khai ngay khi kiểm soát được dịch bệnh covid 19, trong đó, tập trung các giải pháp để tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cơ sở phát triển thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông theo hướng là hạ tầng chuyển phát và hạ tầng logistic để phục vụ cho phát triển thương mại điện tử, kinh tế số, xã hội số; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số. Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải tích lũy, đầu tư, liên doanh, liên kết, phát triển mạnh về quy mô, đủ sức cạnh tranh. Nâng cao chất lượng vận tải, kêu gọi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
3.1.4. Về công tác quy hoạch, đầu tư và thu hút đầu tư
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đối với các quy hoạch chung xây dựng trên địa bàn phải đảm bảo việc lập và triển khai đồng bộ các loại quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch: Triển khai công tác thống kê, rà soát các đồ án quy hoạch đã phê duyệt; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch và tổ chức thực hiện, đảm bảo đến năm 2021, hoàn thành phê duyệt đồng bộ và phủ kín 100% các quy hoạch chung xây dựng đô thị.
Thu hút vốn FDI, xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh. Triển khai cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến an ninh trên địa bàn. Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; xây dựng, bổ sung cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt cam kết; phân biệt ưu đãi giữa các ngành, nghề đầu tư khác nhau.
Triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu chỉ số PCI của tỉnh đến năm 2025 nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành có chỉ số PCI tốt nhất cả nước.
3.1.5. Huy động ngân sách, tài chính, ngân hàng
Đảm bảo khai thác các nguồn thu địa phương một cách hợp lý tích cực, bền vững phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng địa phương. Nâng dần tỷ lệ tự cân đối, giảm phần bổ sung từ ngân sách cấp trên; đảm bảo cân đối ngân sách tích cực, phấn đấu tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước đạt 15%/năm trở lên.
Phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng, đảm bảo theo kịp tốc độ phát triển và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, nhất là nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết kiệm chi phí, giảm lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh nhằm nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng.
3.1.6. Phát triển các thành phần kinh tế
Tiếp tục triển khai sắp xếp các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển nông thôn. Thực hiện sắp xếp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi theo đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhànước.
Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp hình thành, phát triển, có năng lực cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế; có giải pháp, cơ chế ưu đãi để thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế đến đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Tập trung củng cố, tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã theo mô hình hợp tác xã kiểu mới; phát triển hợp tác xã theo hướng ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng và phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao và sản phẩm chủ lực của tỉnh; thực hiện sự liên kết hợp tác giữa hợp tác xã với doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác.
3.1.7. Tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng
Vùng động lực: bố trí vốn đầu tư phát triển để xây dựng, chỉnh trang, nâng cấp đô thị và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền cho vùng động lực. Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh, là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội với tính chất đô thị là cao nguyên xanh, vì sức khỏe con người, có chiến lược, chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư để trở thành đô thị có tính lan tỏa lớn.
Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng: bố trí ngân sách địa phương cùng với ngân sách Trung ương và huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Ưu tiên nguồn lực đầu tư và khuyến khích, thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện tốt chính sách định canh, định cư, công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh - quốc phòng.
3.1.8. Các nhiệm vụ tái cơ cấu theo ngành, lĩnh vực
a) Về tái cơ cấu đầu tư công
Xây dựng thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, ưu tiên vốn đầu tư công xây dựng các dự án liên vùng, có tính kết nối và lan toả; các dự án nhằm thu hút các nhà đầu tư. Các dự án đầu tư phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; tăng cường phân cấp vốn đầu tư công cho các địa phương.
Bố trí đủ vốn, giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư công để thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp, tạo tiền đề cho doanh nghiệp tái cơ cấu, phát triển sản xuất kinh doanh. Có chính sách và biện pháp cụ thể “làm mồi” để tăng các nguồn vốn đầu tư khác như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước nhằm bù đắp nguồn vốn đầu tư công giảm dần theo lộ trình.
- Về tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
Tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thương mại tự tái cơ cấu, tăng cường trích lập đủ dự phòng rủi ro và nâng cao hiệu quả. Bám sát yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và từng địa phương trong tỉnh, nghiên cứu quy hoạch từng vùng kinh tế của tỉnh để bảo đảm đầu tư vốn tín dụng có trọng tâm, trọng điểm, hướng hoạt động tín dụng ngân hàng tập trung vào khai thác nội lực, tiềm năng kinh tế của tỉnh. Tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới ngân hàng trên địa bàn theo phương châm đi đôi với hiệu quả.
- Về tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện theo đúng hướng dẫn của trung ương và tiến độ quy định.
3.1.9. Định hướng phát triển 3 đột phá chiến lược
a) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN: Xây dựng các cơ chế, chính sách theo hướng dẫn của Trung ương phục vụ cho phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; duy trì thực hiện cơ chế "một cửa", “một cửa liên thông” và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015 trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Tăng cường kiểm tra công tác CCHC; kiên quyết chống các biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà của CBCC đối với nhân dân trong quá trình thực thi công vụ. Thực hiện xã hội hóa đối với một số dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp công lập để từng bước tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6.
Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Đưa công tác Phòng chống tham nhũng là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác tự kiểm tra, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử ký kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng ngay tại cơ quan, đơn vị.
b) Phát triển nguồn nhân lực gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Tập trung đổi mới chương trình, nội dung theo hướng phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Tăng cường kỹ năng sống, nâng cao kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành; phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu khoa học. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm việc giáo dục và đào tạo gắn với thực tế. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, liên kết trong công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài.
c. Phát triển kết cấu hạ tầng: Tăng cường huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư để tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng động lực. Đầu tư phải có hệ thống, có trọng điểm, kết nối với các đô thị lớn và các trục giao thông đầu mối. Phối hợp với các tỉnh Kon Tum, Bình Định kiến nghị Trung ương đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trong giai đoạn 2021-2025, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
Hình thành và phát triển mạng lưới đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn tỉnh theo định hướng quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch liên quan. Từng bước nâng cao chất lượng các đô thị hiện hữu và hình thành mới các đô thị ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh; có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cơ bản hoàn thiện và có nhiều động lực phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.10. Thực hiện 4 chương trình trọng tâm của theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
Tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện 04 chương trình trọng tâm sau:
- Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực.
- Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch.
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.
3.2. Về văn hóa, xã hội, môi trường
3.2.1. Lao động, việc làm, an sinh xã hội và giảm nghèo
Triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách, chương trình, dự án để đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số; huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, làng đặc biệt khó khăn; thực hiện định canh định cư bền vững. Phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 giảm bình quân 0,8%/năm; đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020) dưới 1%; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm xuống dưới 5%.
Thực hiện tốt chính sách đối với người có công; quan tâm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; thực hiện bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
Tổ chức thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ người neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống.
Giải quyết việc làm cho người lao động bằng các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường xuất khẩu lao động; phát triển các ngành nghề truyền thống, xây dựng các làng nghề. Tổ chức tốt công tác thông tin việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm ở một số địa bàn trọng điểm, tạo sự kết nối giữa người lao động với doanh nghiệp.
3.2.2. Giáo dục và đào tạo
Tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của tỉnh theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện cả về đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học. Triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; từng bước hình thành xã hội học tập.
Phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng trong tỉnh; tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường học, biên chế đội ngũ theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Sáp nhập các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông không đảm báo quy mô học sinh theo quy định thành trường phổ thông liên cấp học. Phấn đấu đến năm 2025 có 68% số trường đạt chuẩn quốc gia.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong giáo dục. Khuyến khích phát triển các trường mầm non, phổ thông tư thục ở thành phố, thị xã, vùng có điều kiện phát triển.
3.2.3. Khoa học và công nghệ (KHCN)
Tập trung chỉ đạo để khoa học công nghệ thực sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành, lĩnh vực và nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Phấn đấu tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP đạt 43%. Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ49. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tiếp cận các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Nâng cao tiềm lực KHCN.
Thực hiện tốt Kết luận số 50-KL/TW, ngày 03 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư50; Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị51, trong đó tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tự động hóa... Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt ở vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung và các sản phẩm có lợi thế của tỉnh... Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, chủ động đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hoạt động chứng nhận trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ; thu hút sự quan tâm của các ngành, địa phương, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ; lấy doanh nghiệp làm trọng tâm để hỗ trợ và phát triển.
3.2.3. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Nâng cao sức khỏe toàn dân, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 25/10/2020 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới.
Chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt là phòng, chống dịch Covid-19, các nhiệm vụ công tác đều tập trung cao độ theo quan điểm vừa chống dịch, vừa chăm sóc sức khỏe nhân dân toàn diện. Quán triệt tinh thần chủ động, tích cực phòng ngừa không để xảy ra dịch bệnh Covid-19 là khâu đầu tiên, khi xảy ra dịch thì phải nhanh chóng phát hiện, thần tốc khoanh vùng, truy vết, cách ly, xét nghiệm điều trị để nhanh chóng dập dịch. Thực hiện đúng phương châm 4 tại chỗ. Tăng cường công tác giám sát dịch tễ, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.
Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám chữa, bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật y tế chuyên khoa sâu. Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở và “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
Cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Khắc phục tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh. Đầu tư phát triển y học cổ truyền, tăng cường phối hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng các hình thức đầu tư, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển toàn diện hệ thống y tế. Phát triển ngành dược liệu, sản xuất sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng và nguyên liệu làm thuốc.
3.2.4. Văn hóa thể dục thể thao, thông tin truyền thông
Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng, dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, tổ chức có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đầu tư các thiết chế văn hóa của tỉnh, các công trình văn hóa gắn với các di sản văn hóa được UNESCO và Nhà nước tôn vinh. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa tiêu biểu gắn với phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng; quan tâm phát triển thể thao thành tích. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số. Xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Chú trọng tăng cường năng lực bảo vệ, bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin. Quản lý thông tin và phát huy hiệu quả hoạt động truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và các dịch vụ công ích về bưu chính, viễn thông. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động in, xuất bản, phát hành trên địa bàn tỉnh.
3.2.5. Bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong khai thác, sử dụng đất, nước, rừng, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn. Tăng cường công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên ở các ngành, doanh nghiệp kinh doanh dựa nhiều vào tài nguyên, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.
Tập trung xử lý triệt để các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị; chú trọng xử lý chất thải, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải; xây dựng, phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm; kiểm soát chất lượng không khí ở khu vực đô thị có mật độ dân cư cao. Phấn đấu đến năm 2025, thành phố Pleiku có hệ thống xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải đô thị với công nghệ hiện đại, phù hợp điều kiện địa phương.
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình của tỉnh.
4.1. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm đường lối, chiến lược quốc phòng, chiến lược an ninh quốc gia của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Tăng cường giáo dục, truyền thông, thông tin nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến về hành động, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong đảm bảo quốc phòng, an ninh. Khảo sát, lập đề án xây dựng khu căn cứ Hậu cần - Kỹ thuật cấp tỉnh, huyện. Tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ, trong đó lấy “thế trận lòng dân” vững chắc làm nền tảng cho thế trận an ninh nhân dân, kết hợp có hiệu quả với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
4.2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, làm tốt công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, bọn phản động, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
4.3. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; công khai, minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trong tiếp công dân, lắng nghe ý kiến của dân, đối thoại với dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân. Quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức, kiểm tra, giám sát, thanh tra lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tham nhũng, tiêu cực. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các cơ quan dân cử, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông và nhân dân trong tham gia phát hiện, tố giác tham nhũng, tiêu cực.
4.4. Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, chú trọng phát triển quan hệ hợp tác với các tỉnh lân cận và các tỉnh trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác đối ngoại theo chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh, tích cực hội nhập quốc tế với trọng tâm là ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế với các nước. Duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Campuchia, bảo vệ biên giới lãnh thổ hòa bình, ổn định; phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới.
Chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động về công tác thông tin đối ngoại; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tiếp tục kêu gọi, vận động các nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào tỉnh, tăng cường công tác quản lý phi chính phủ nước ngoài. Làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng gắn bó, đóng góp cho tỉnh. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương.
1. Các cấp, các ngành quán triệt và công khai kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, cụ thể hóa kế hoạch kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng 5 năm 2021-2025 vào trong kế hoạch hàng năm.
2. Giám đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng 5 năm 2021-2025 và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của ngành và địa phương. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch. Đối với các vấn đề cần đổi mới, bổ sung, điều chỉnh phải báo cáo kịp thời với UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
3. Giám đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội trong việc giám sát thực hiện kế hoạch này.
Các nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn 2021-2025 là rất nặng nề, đòi hỏi các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường; tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua khó khăn thách thức; huy động tối đa sức người, sức của, tài năng và trí tuệ để quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
1 Vượt kế hoạch đề ra 0,05% (KH 7,5%)
2 Các số liệu tính đến năm 2020
(3) Thủy lợi Ia Mơ (giai đoạn 2), thủy lợi hồ chứa nước Plei Thơ Ga, hồ chứa nước Tầu Dầu II, Thủy lợi Pleikeo…
(4) Trên địa bàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn đã có lưới điện quốc gia tỷ lệ hộ dân sử dụng điện, đạt xấp xỉ 100%.
(5) Trên địa bàn tỉnh có 93 chợ, 19 siêu thị; có 02 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, 02 nhà phân phối xăng dầu và 367 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; có 449 cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ khí hóa lỏng (LPG) chai.
(6) Đến nay, nguồn nhân lực có trình độ cao trên địa bàn tỉnh có 1.619 người, trong đó: Chức danh Phó Giáo sư, Tiến sỹ: 01 người; Tiến sỹ là 23 người; Thạc sỹ là 1.227 người; Chuyên khoa II là 28 người và Chuyên khoa I là 340 người.
7 Năm 2016 thực hiện 3.696,2 tỷ đồng; năm 2017 thực hiện 4.262,5 tỷ đồng; năm 2018 thực hiện 4.500,9 tỷ đồng; năm 2019 thực hiện 4.556,4 tỷ đồng; năm 2020 thực hiện 4.582,3 tỷ đồng.
8 Năm 2016 thực hiện 11.013 tỷ đồng; năm 2017 thực hiện 12.388,7 tỷ đồng; năm 2018 thực hiện 14.130,9 tỷ đồng; năm 2019 thực hiện 14.683 tỷ đồng; năm 2020 thực hiện 15.382,6 tỷ đồng.
9 Đến nay trên địa bàn tỉnh có 33 đơn vị ngân hàng, gồm 24 chi nhánh ngân hàng thương mại, 01 chi nhánh ngân hàng hợp tác xã, 01 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội, 01 chi nhánh ngân hàng phát triển và 06 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với 144 địa điểm giao dịch.
(10) Trong đó, Công ty trach nhiệm hữu hạn một thanh viên Xổ số kiến thiết và Công ty trach nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy Lợi tiếp tục hoạt động theo mô hình hiện có, do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu.
(11) Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.316 ha cây rau, quả, chè, cà phê... được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobGAP, hữu cơ.
(12) Giai đoạn 2016 - 2020 có 15 dự án nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đăng ký 2.370 tỷ đồng, chấp thuận cho 26 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 4.255 tỷ đồng.
(13) Trên địa bàn tỉnh, có 140.284 ha diện tích cây trồng đã liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Các bên liên kết gồm 31 HTX, 72 THT, 04 trang trại, 11.862 hộ dân và 21 doanh nghiệp tham gia. Thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác (Ngô, rau, đậu, hoa các loại…) 3.116,58 ha; tái canh một số cây trồng vượt kế hoạch (cà phê, cao su, hồ tiêu); hình thành các khu vực trồng cây ăn trái và dược liệu.
(14) Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 03 vùng liên kết sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP; 01 vùng liên kết sản xuất bơ theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2019, Công ty Đồng Giao đã thống nhất lựa chọn 07 hợp tác xã nông nghiệp để liên kết sản xuất.
(15) Công ty đã liên kết với 07 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn 02 huyện Đak Đoa và Ia Grai để sản xuất với diện tích 409 ha (có 450 hộ tham gia); liên kết sản xuất với các hộ dân với diện tích là 1.373 ha (chanh dây 990 ha, cây dứa 162 ha, ngô ngọt 107 ha, đậu tương 72 ha, chuối tiêu hồng 42 ha).
(16) Hiện nay, toàn tỉnh có 205 trại chăn nuôi, trong đó: 126 trại chăn nuôi heo với số lượng hơn 100.440 con; 53 trại gia cầm với số lượng hơn 404.000 con; 26 trại bò với số lượng hơn 14.000 con; so với năm 2015, số trại chăn nuôi tăng 2,5 lần. Trong đó có 83 trại chăn nuôi liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam theo hình thức chuỗi khép kín.
(17) Ngân sách Trung ương 1.579,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương 2.335 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 4.388 tỷ đồng; vốn tín dụng 8.472 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 939 tỷ đồng; vốn cộng đồng dân cư đóng góp 1.135 tỷ đồng.
(18) Nhà máy đường An Khê nâng công suất; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ia Pa (công suất 150 tấn tinh bột/ngày), Nhà máy chế biến tinh bột sắn Vạn Phát (công suất 200 tấn tinh bột/ngày), Nhà máy chế biến rau, quả và trái cây ở Mang Yang do Dovesco Gia Lai… đã xây dựng và đi vào hoạt động; 08 dự án thủy điện với công suất 71,4 MW, 02 dự án điện sinh khối với công suất 132,6 MW, 02 dự án điện mặt trời với công suất 84 MWp…đã hoàn thành, đưa vào vận hành.
(19) Đã thu hút được 55 dự án đầu tư, trong đó có 39 dự án đi vào hoạt động.
(20) Hiện các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh đã có mặt trên thị trường của gần 40 quốc gia, một số ngành hàng đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Hàng hóa nhập khẩu trong tỉnh chủ yếu là nông sản nhập từ thị trường Campuchia, Lào, Úc…
(21) Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018, Lễ hội Hoa Dã Quỳ - Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Ngày hội Du lịch huyện Kbang, ngày hội Hoa Muồng vàng ở huyện Chư Prông... Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt đề án bổ sung khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya vào danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia.
(22) Toàn tỉnh có 760 trường mầm non và phổ thông, gồm: 265 trường mầm non, 210 trường tiểu học, 235 trường trung học cơ sở, 45 trường trung học phổ thông, 05 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông).
(23) Năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh có 394.938 học sinh; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp ở các cấp học giai đoạn 2016-2020 đều tăng, mẫu giáo từ 86% lên 89%, tiểu học từ 99,7% lên 99,9%, trung học cơ sở từ 81,5% lên 91,5% và trung học phổ thông từ 46,6% lên 52%. Tiếp tục duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở. Thực hiện tốt công tác chống mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ, tỷ lệ người biết chữ đạt 94,33%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh tăng bền vững, kết quả đỗ tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt 97,53% tăng so với đầu nhiệm kỳ 10,52%.
(24) Đã bố trí hơn 358 tỷ đồng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất; xây dựng 38 phòng học mầm non, 131 phòng học tiểu học, 62 phòng học trung học cơ sở và 898 phòng ở công vụ cho giáo viên.
(25) Toàn tỉnh hiện có 18.832 cán bộ quản lý, giáo viên bậc mầm non, phổ thông; trình độ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng lên đáng kể (mầm non 96,3%; tiểu học 99,1%; trung học cơ sở 98%; trung học phổ thông 100%).
(26) Dự án phát triển giáo dục mầm non do Chính phủ New Zealand tài trợ nhằm cải thiện và duy trì kết quả phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số với kinh phí 9,5 triệu USD; Chương trình vệ sinh nước sạch nông thôn nguồn vốn Chính phủ vay WB hỗ trợ 19,7 tỷ để xây dựng, cải tạo 63 công trình vệ sinh nước sạch ở các trường thuộc vùng khó khăn.
(27) Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 phân hiệu đại học, 01 trường đại học liên kết đào tạo, 02 trường cao đẳng, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 16 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - cấp huyện, 24 trung tâm ngoại ngữ, tin học, 220 trung tâm học tập cộng đồng.
(28) Các mô hình chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thông tin tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tổ chức triển khai 11 dự án cấp quốc gia được Bộ KH&CN phê duyệt thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025. Quản lý và triển khai 43 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, tổ chức nghiệm thu 19 nhiệm vụ, các nhiệm vụ KHCN đi sâu nghiên cứu giải quyết các vấn đề lớn có tính cấp thiết của địa phương.
(29) Mô hình sản xuất rau sạch trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hương Đất An Phú; mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao tại phường An Bình, thị xã An Khê; mô hình trồng hoa trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao tại phường Ngô Mây, thị xã An Khê; mô hình các trại chăn nuôi (heo, gà) gia công của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam; mô hình chăn nuôi bò thịt và bò sữa của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai...
(30) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
(31) Trong đó Bệnh viện đa khoa tỉnh đã áp dụng các kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị như: Máy chụp MRI, CT Scanner 128 lát cắt, xét nghiệm đa chức năng, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương sọ não, u não, điều chỉnh dị tật, gù vẹo cột sống, vá sọ tự thân...
(32) Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần kinh; Bệnh viện Nhi đã triển khai công tác khám, chữa bệnh. Triển khai bệnh viện vệ tinh khoa Ung bướu, khoa Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
(33) Các bệnh viện tư nhân (như: Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai) được thành lập và trang bị nhiều thiết bị chẩn đoán, điều trị khá tốt, tạo uy tín trong nhân dân. Các hoạt động liên doanh, liên kết tại bệnh viện công đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đáp ứng nhu cầu về đổi mới trang bị kỹ thuật y tế, đặc biệt những trang thiết bị kỹ thuật cao, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong hoàn cảnh kinh phí Nhà nước chưa cung cấp đủ. Đến nay toàn tỉnh có 721 cơ sở hành nghề y tư nhân và 846 cơ sở hành nghề dược tư nhân.
34 Đến năm 2020, 17/17 huyện, thị xã, thành phố có Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao cấp huyện; có 102/220 Nhà văn hóa xã, phường, thị trấn được xây dựng riêng (đạt 46,4%), còn lại 118 xã, phường, thị trấn sử dụng Hội trường UBND để kết hợp làm Nhà văn hóa; có 136/220 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa,Thể thao (đạt 62%); có 1.504/1.577 thôn làng, tổ dân phố có Nhà văn hóa, Khu thể thao, đạt 95,37%; 163 điểm bưu điện văn hoá xã).
(35) Toàn tỉnh hiện có 29 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 14 di tích quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh. Điển hình các di tích quốc gia như: Di tích Plei Ơi, Biển Hồ, Quần thể Tây Sơn Thượng đạo, Làng kháng chiến Stơr; di tích cấp tỉnh Căn cứ địa Khu 10 xã Krong, huyện Kbang; có 03 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia….
(36) Mạng lưới bưu chính đã phủ kín địa bàn tỉnh với bán kính phục vụ bình quân là 4,16 km/điểm, có 218/220 đơn vị hành chính cấp xã có báo đến trong ngày (đạt tỷ lệ 99,1%). Hạ tầng viễn thông, Internet hiện đại đã phủ rộng khắp; 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có sóng điện thoại 2G, 3G, 4G; 100% đơn vị cấp xã được kết nối cáp quang tới trung tâm.
(37) Tỉnh đã đầu tư công nghệ thông tin đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã theo đúng Khung kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh đã được phê duyệt; các hệ thống dùng chung như: Trung tâm Tích hợp dữ liệu, Mạng diện rộng WAN, quản lý văn bản và điều hành, Một cửa điện tử liên thông, Thư điện tử công vụ, Hội nghị truyền hình, quản lý giao việc, Cổng dịch vụ công, Xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, Đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công, Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS).
(38) Tỉnh đang quản lý hơn 65.000 đối tượng người có công và thân nhân người có công với cách mạng; hằng năm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho trên 28 nghìn lượt đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội.
(39) Thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng, đã hỗ trợ xây dựng 2.272 nhà (xây mới 1.405 nhà và sửa chữa 867 nhà ở) từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa. Thực hiện tốt công tác quy tập mộ liệt sỹ về an táng tại các nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh.
(40) Tổ chức định canh định cư xen ghép cho 2.260 hộ, định canh định cư tập trung 10 điểm cho 664 hộ, xây dựng 65 công trình và hơn 50 km đường giao thông; thực hiện trợ cước, trợ giá, cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách đến các hộ dân kịp thời, góp phần phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống cho đồng bào tộc thiểu số; Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 1.213 công trình, duy tu bảo dưỡng 315 công trình, hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 91.878 lượt hộ; chính sách theo Quyết định 755/QĐ-TTg và Quyết định 2085/QĐ-TTg được giải quyết kịp thời, đã cấp đất ở cho 491 hộ, đất sản xuất cho 413 hộ, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 4.204 hộ, nước sinh hoạt phân tán cho 7.604 hộ và duy tu bảo dưỡng 225 công trình nước sinh hoạt tập trung; Chương trình 30a đã tập trung đầu tư cho 4 huyện nghèo.
(41) Từ năm 2016 đến nay tỉnh đã giao đất cho 203 tổ chức với diện tích 3.990,53 ha; cho thuê đất 185 tổ chức với diện tích: 5.899,34 ha.
(42) Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần đầu) đạt 92,7% diện tích cần cấp (cấp cho tổ chức đạt 99,9%; cấp cho hộ gia đình, cá nhân đạt 93,56%).
(43) Quyết định số 436/QĐ-UBND, ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 738/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 2053/QĐ- TTg, ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
(44) Hoàn thành xây dựng 02 công trình (SH02, SH03), tiếp tục xây dựng 02 công trình (SH04, SH05); hoàn thành 01, đang xây dựng 01 chốt chiến đấu dân quân thường trực; sửa chữa 62 nhà, xây mới 62 nhà làm việc ban chỉ huy quân sự cấp xã. Diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh/01 lần, cấp huyện 17/17, chiến đấu phòng thủ cấp xã 222/222; phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa; diễn tập thực nghiệm “TNg-18” cho Bộ Quốc phòng. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 1,57% so với dân số; sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên đạt 99,8%, phương tiện kỹ thuật đạt 98,15%. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho 233.037 lượt người.
(45) Theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
(46) Tăng cường công tác tấn công, truy quét, xử lý tội phạm, không để hình thành tội phạm băng nhóm, hoạt động theo kiểu xã hội đen; trấn áp triệt để tội phạm ma túy và cho vay nặng lãi trên địa bàn. Tính đến hiện nay, tai nạn giao thông được kéo giảm cả 03 chỉ số, xảy ra 1.253 vụ, làm 875 người chết, 1.279 người bị thương (so với giai đoạn trước, giảm 46 vụ, 42 người chết, 178 người bị thương).
(47) Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh xảy ra 81 vụ an ninh nông thôn (giảm 05 vụ so với nhiệm kỳ trước), trong đó giải quyết ổn định 41 vụ; không có vụ nào bị lôi kéo, kích động gây rối an ninh trật tự.
48 Diện tích Cà phê 97.000 ha, Cao su 60.000 ha, Hồ tiêu 12.300 ha, cây ăn quả 55.000 ha (trong đó chú trọng phát triển Bơ, Mít, Sầu riêng, Chuối, Thăng long, Chanh dây...) phát triển vùng trồng hoa 300 ha, dược liệu 10.000 ha (Hà thủ ô đỏ, Sa nhân, Đương quy, Nghệ vàng, Đẳng sân, Mật nhân, Lam kim tuyến...).
49 Chương trình nghiên cứu, ứng dụng quản lý và phát triển đô thị, phục vụ đô thị thông minh, chuyển đổi số; phát triển công nghệ; chăm sóc sức khỏe; nông nghiệp công nghệ cao; vườn ươm khoa học và công nghệ trẻ.
50 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
51 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.