Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 93/KH-UBND
Ngày ban hành 04/04/2019
Ngày có hiệu lực 04/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Dương Tất Thắng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 04 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 45-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW

Thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 18), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 18-CT/TW, Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động số 811-CTr/TU ngày 04/3/2013 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh về quan điểm, chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về thiệt hại do tai nạn, ùn tắc giao thông gây ra.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải và quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, phấn đấu năm sau giảm 5% so với năm trước trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung quan trọng của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Việc phân công quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính".

2. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Chỉ thị số 18; quyết liệt đạt được mục tiêu, yêu cầu giảm tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông, lập lại trật tự, an toàn giao thông.

3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp ủy Đảng. Cấp ủy, người đứng đầu đảng bộ, chi bộ, cơ quan, đơn vị ban hành các văn bản quy định cụ thể để tổ chức phổ biến, quán triệt thực hiện, trong đó chú trọng phát huy vai trò nêu gương của đảng viên gương mẫu, tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và vận động gia đình, người thân cùng thực hiện.

Xem xét kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá kết quả công tác của người đứng đầu các cấp ủy đảng. Lấy tiêu chí chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên; là một tiêu chuẩn đánh giá phân loại cuối năm và hạnh kiểm đạo đức đối với học sinh, sinh viên.

4. Đối mới công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn theo hướng gắn với từng nhóm đối tượng cụ thể. Nghiên cứu phương thức tuyên truyền qua mạng xã hội để theo kịp xu thế phát triển hiện nay.

5. Tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải, tập trung vào các lĩnh vực: Quy hoạch phát triển, xây dựng hạ tầng giao thông; siết chặt công tác quản lý vận tải, gắn trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải với người điều khiển phương tiện vận tải được chủ doanh nghiệp thuê. Chấn chỉnh công tác kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường. Quản lý có nền nếp hành lang an toàn giao thông; có kế hoạch xử lý các “điểm đen” tai nạn giao thông.

6. Nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. Đổi mới, quản lý tốt công tác đăng ký phương tiện giao thông theo hướng gắn trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện giao thông với trách nhiệm quản lý, sử dụng. Chấn chỉnh công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và có biện pháp quản lý chặt chẽ người điều khiển phương tiện giao thông; điều tra làm rõ và kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây tai nạn giao thông.

7. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải nói chung và quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu khi thi hành công vụ. Bố trí đủ lực lượng đảm đương nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Kiên quyết xử lý những sai phạm, tiêu cực trong hoạt động quản lý giao thông vận tải và quản lý trật tự, an toàn giao thông. Gắn trách nhiệm trực tiếp của cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước với lĩnh vực được giao quản lý nếu để xảy ra các vụ việc đặc biệt quan trọng.

8. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là giữa lực lượng Công an với ngành Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an tỉnh:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết lập trật tự, kỷ cương về trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động; phát huy hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

- Tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu của tội phạm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng kiên quyết xử lý bằng pháp luật hình sự các vụ tai nạn giao thông có đủ yếu tố cấu thành tội phạm; đề nghị truy tố và đưa ra xét xử lưu động các vụ án về gây rối trật tự công cộng và các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.

- Nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bố trí đủ lực lượng đảm đương được nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ thực hiện. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra phòng ngừa và xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực đối với lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thực hiện việc biểu dương, khen thưởng với xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, chiến sỹ vi phạm.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

- Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất. Kim tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa trên các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Xử lý vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông ngay tại bến xe, bến đò.

2. Sở Giao thông vận tải:

- Tham mưu xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông; thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát và xóa bỏ bất hợp lý về tổ chức giao thông, các “điểm đen”, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; tập hợp các kiến nghị về bất hợp lý về tai nạn giao thông, “điểm đen” không được khắc phục khi xảy ra tai nạn giao thông để kiến nghị trách nhiệm đơn vị quản lý đường bộ. Kịp thời duy tu, nâng cấp, sửa chữa công trình giao thông bị hư hỏng, khắc phục nhanh các sự cố về giao thông do thiên tai gây ra.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ