Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính giai đoạn 2022-2030 do tỉnh Nam Định ban hành

Số hiệu 92/KH-UBND
Ngày ban hành 07/07/2022
Ngày có hiệu lực 07/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Hà Lan Anh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Nam Định, ngày 07 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI CAO TUỔI, NGƯỜI CAO TUỔI CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành theo Quyết định số 1334/QĐ-BTP ngày 10/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính, truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu

Nội dung các hoạt động cụ thể, phù hợp với đặc thù của người cao tuổi và phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2022 - 2030.

Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Rà soát, đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi

Hoạt động: Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả đầu ra: Các sản phẩm nghiên cứu.

2. Bồi dưỡng, tập huấn cho người làm công tác trợ giúp pháp lý

Hoạt động: Xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức, bảo đảm trên 80% cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi được tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính.

3. Thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính

Hoạt động: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính đặc biệt trong các vụ việc người cao tuổi bị bạo lực, bạo hành, bị ngược đãi.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Hội Người cao tuổi, các cơ sở trợ giúp xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

d) Kết quả đầu ra: Bảo đảm 100% người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.

[...]