Kế hoạch 91/KH-UBND về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2020
Ngày có hiệu lực 17/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 91/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 17 tháng 4 năm 2020

 

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2020

Căn cứ Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của UBND Đồng Tháp về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020, UBND Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2020 như sau:

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2019

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 70/117 xã (đạt 59,83%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới1, tăng 16 xã so năm 2018; 8 xã đạt 19 tiêu chí (đã tổ chức thẩm tra, chuẩn bị thông qua Hội đồng cấp tỉnh); 39 xã đạt từ 13 - 18 tiêu chí2.

- Đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới: huyện Tháp Mười có 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét công nhân huyện đạt nông thôn mới năm 2019. Ngoài ra, Tỉnh đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồ sơ đề nghị xét công nhận thành phố Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn: tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 giảm còn 2,73%, vượt chỉ tiêu kế hoạch (2,78%); 99,5% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt chỉ tiêu kế hoạch, 86,75% người dân tham gia bảo hiểm y tế, đạt chỉ tiêu kế hoạch.

- Có 117/117 xã đạt tiêu chí về quy hoạch, thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục và đào tạo. Các địa phương đã tập trung hỗ trợ thành lập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, giải thể các hợp tác xã yếu kém, toàn tỉnh có 107 xã đạt tiêu chí số 13.

Tổng vốn huy động cho Chương trình trong năm 2019 đạt: 47.629,86 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn đầu tư trực tiếp Chương trình: 298,514 tỷ đồng, gồm:

+ Vốn Trung ương: 228,9 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương: 69,614 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh: 50 tỷ đồng3 và ngân sách huyện, xã:19,614 tỷ đồng.

- Vốn lồng ghép: 857,380 tỷ đồng;

- Vốn tín dụng: 46.326,156 tỷ đồng4;

- Vốn huy động từ doanh nghiệp: 78 tỷ đồng;

- Huy động từ cộng đồng dân cư và vốn khác: 69,810 tỷ đồng.

3.1. Mặt được

- Công tác triển khai, thực hiện Chương trình luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền5. UBND Tỉnh, Ban Chỉ đạo Tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai kịp thời các văn bản của Trung ương về Chương trình xây dựng nông thôn mới; các sở, ngành Tỉnh và địa phương tích cực, chủ động xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả Chương trình.

- Duy trì và nâng mức độ hoàn thiện các tiêu chí về thủy lợi, điện, thông tin và truyền thông, môi trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân; chăm lo tốt công tác giáo dục và đào tạo, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh trật tự xã hội.

- Tiếp tục phát huy tốt hiệu quả của các mô hình phát triển, gắn kết cộng đồng như: mô hình cộng đồng dân cư quản lý xây dựng nông thôn mới theo phương châm “3 tự - 1 nhờ”, mô hình Hội quán, mô hình nhà nước cấp vật tư, người dân đóng góp ngày công lao động trong xây dựng các công trình nông thôn gắn với nhu cầu sản xuất, dân sinh;...

- Cảnh quan môi trường nông thôn ngày càng khởi sắc từ sự lan tỏa của các mô hình xây dựng tuyến đường kiểu mẫu; sáng - xanh - sạch - an toàn; mô hình thu gom rác thải sinh hoạt, tự quản môi trường của các cấp hội, địa phương.

- Cấp huyện, xã chưa bố trí được cán bộ chuyên trách Chương trình nông thôn mới, từ đó việc theo dõi, tham mưu chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ Chương trình (nhất là đã bước sang giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu), công tác báo cáo kết quả thực hiện Chương trình chưa kịp thời, chặt chẽ.

- Một số lãnh đạo được phân công phụ trách các xã chưa dành nhiều thời gian đi thực tế để nắm thông tin và hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình.

- Tiến độ thực hiện duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao vẫn còn chậm; địa phương gặp khó khăn trong huy động nguồn lực tiếp tục đầu tư duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi đã hoàn thành (chủ yếu tiêu chí về giao thông) khi nguồn lực ngân sách hạn chế.

- Các phong trào xây dựng nông thôn mới ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, cầm chừng, công tác huy động nguồn lực, phát huy vai trò chủ thể của người dân chưa đáp ứng được xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tình hình mới; vẫn còn trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên mới thực hiện.

- Công tác theo dõi, cập nhật và tổng kết huy động nguồn lực từ người dân, tổ chức xã hội chưa chặt chẽ; thiếu sơ kết, tổng kết, đánh giá các phong trào đã phát động cấp cơ sở để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình.

1. Mục tiêu

Tiếp tục thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên tinh thần tự lực, chăm chỉ và hợp tác; tiếp tục gắn kết chặt chẽ Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025;

- Về số xã đạt chuẩn nông thôn mới: có thêm 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới6; trong đó có 8 xã điểm, hoàn thành chỉ tiêu 37/37 xã điểm giai đoạn 2016 - 2020 đạt chuẩn NTM (đạt 100%); 12 xã diện theo đề xuất của các địa phương7, (chi tiết xem Phụ lục 4).

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ