Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 09/04/2019
Ngày có hiệu lực 09/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025; Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Thông báo số 70/TB-VPCP ngày 21/02/2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; Quyết định số 6743/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025;

UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

- Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển các doanh nghiệp CNHT.

- Tập trung phát triển các lĩnh vực CNHT dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của Hà Nội, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của Hà Nội và cả nước, bao gồm 03 lĩnh vực chủ chốt là: sản xuất linh kiện phụ tùng, CNHT phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và CNHT cho ngành dệt may - da giày. Đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành CNHT Hà Nội thông qua việc nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn;

- Nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CNHT tại Hà Nội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu;

- Thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực CNHT nhằm gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT.

2. Mc tiêu cthể:

- Đến hết năm 2020, có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNHT tại Hà Nội. Trong đó có khoảng 400 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

- Đến hết năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 18% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hàng năm tăng trên 12%, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân ngành công nghiệp 02 năm 2019 - 2020 đạt từ 9,78 - 10,79%/năm để đạt mục tiêu cả giai đoạn 2016 - 2020 tăng 8,6 - 9%.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội:

Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển CNHT thành phố Hà Nội trên cơ sở quy định tại Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển CNHT và Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển CNHT báo cáo UBND Thành phố và cấp thẩm quyền phê duyệt.

2. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ:

- Điều tra, khảo sát khoảng 1.000 doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trọng điểm như: chế biến - chế tạo, điện - điện tử, công nghiệp vật liệu, dệt may, da giày, bao bì,...

- Thu thập thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về CNHT.

- Xây dựng 01 trang thông tin về CNHT của Hà Nội.

3. Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực CNHT:

- Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp CNHT.

- Tư vn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp CNHT.

- Lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế.

- Tổ chức các Diễn đàn giữa doanh nghiệp CNHT Hà Nội với các doanh nghiệp CNHT Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Xây dựng và tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CNHT.

- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động CNHT (báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác).

[...]